Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 88)

5.2.1 Về công tác huy động vốn

Vốn là điều kiện quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà trong đó quan trọng nhất là vốn huy động. Qua phân tích ta thấy hiện nay tình hình huy động vốn trung và dài hạn của ngân hàng đối với các tổ chức, kinh tế dân cƣ của PVcomBank – chi nhánh Cần Thơ tƣơng đối thấp trong tổng nguồn vốn huy động tại ngân hàng, chỉ chiếm trên 7% (khoảng 74.194 triệu đồng) so với tổng nguồn vốn huy động đầu vào bình quân là 899.382 triệu đồng.

Ngân hàng cần phải nhìn lại vấn đề này nhằm đẩy mạnh việc khai thác nguồn vốn tại địa bàn trong những tháng cuối năm 2014 để đạt đƣợc nguồn vốn huy động trung – dài hạn ở tầm 15% so với tổng nguồn vốn huy động, tức phải đạt khoảng 158.987 triệu đồng trong năm bằng một số cách nhƣ:

- Thực hiện lãi suất huy động trung – dài hạn hợp lí: Lãi suất huy động trung và dài hạn phải thật sự hấp dẫn cá nhân, doanh nghiệp, luôn giữ nó ở mức tƣơng đối ổn định, không nên thay đổi nhiều lần trong năm để ngƣời dân yên tâm gửi tiền vào Ngân hàng; áp dụng lãi suất thăng hoa, khách hàng gửi tiền càng lớn, lãi suất càng cao.

- Đa dạng hóa các hình thúc huy động nhƣ: Tiết kiệm bằng Việt Nam đồng đƣợc đảm bảo bằng vàng, USD; tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm gửi góp,….

Ngân hàng phải giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng truyền thống đồng thời khai thác khách hàng tiềm năng. Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng

để củng cố quan hệ khách hàng nhằm nắm bắt nguyện vọng, tâm tƣ, và tìm hiểu nhu cầu đòi hỏi của khách hàng từ đó đƣa ra chính sách khách hàng thích hợp.

Khách hàng thƣờng có tâm lý suy nghĩ: “ ứng với một khoản lợi tức là một khoản rủi ro, lợi tức càng cao rủi ro càng nhiều”. Để khách hàng thấy đƣợc sự an toàn khi gửi tiền thì ngân hàng cần cho họ thấy đƣợc kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bằng cách công bố kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên báo, trên tạp chí. Bởi chỉ khi nào ngân hàng có nguồn tài chính dồi dào thì khách hàng mới tin rằng trong bất cứ tình huống nào, khi họ cần rút khoản tiền gửi thì ngân hàng cũng có thể đáp ứng cho họ.

5.2.2 Về công tác cho vay

Để đạt đƣợc doanh số cho vay trong năm 2014 nhƣ mục tiêu đề ra là tăng 20% so với năm 2013, tức đạt khoảng 931.638 triệu đồng. Đội ngũ cán bộ thẩm định và cho vay tại PVcomBank – Cần Thơ sẽ phải rất nỗ lực trong công tác tìm kiếm khách hàng và hạn chế rủi ro nhất cho Ngân hàng bằng những biện pháp sau:

- Chú trọng lựa chọn lĩnh vực đầu tƣ mang tính mũi nhọn, đột phá, có ý nghĩa đến dịch chuyển cơ cấu kinh tế địa phƣơng của vùng và của từng ngành nghề nhƣ: công nghiệp, thủy sản, nông nghiệp,…

- Xây dựng phƣơng thức cho vay đáp ứng các yêu cầu: các khoản tín dụng phải đáng tin cậy và có khả năng thu hồi vốn..

- Cán bộ ngân hàng phải thƣờng xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, nhằm tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích xin vay.

- Để hạn chế đƣợc rủi ro đến mức thấp nhất do khách hàng phải quản lý một số tiền lớn trong thời gian đầu vụ sản xuất, dễ dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, ngân hàng nên thực hiện giải ngân theo tiến độ dự án sản xuất. Ví dụ nhƣ: Trong nông nghiệp gồm xuống giống, bón phân, làm đồng… Kiên quyết từ chối các phƣơng án, dự án vay vốn kém hiệu quả, tiềm ẩn rủi ro cao, nhất là các trƣờng hợp khách hàng chỉ kinh doanh chạy theo phong trào trong khi kinh nghiệm không có, mức vốn tự có thấp hơn nhiều so với vốn vay, đầu ra sản phẩm không chắc chắn.

Ngân hàng không nên xem giá trị tài sản, việc thế chấp tài sản là yếu tố quyết định cho vay hay không cho vay, mà cần xem xét mục đích vay có mang lại hiệu qur không. Đặc biệt cần xem tính hợp pháp của tài sản thế chấp, các quyền của ngƣời vay, tinh thần trách nhiệm của thành viên có liên quan đối với tài sản thế chấp. Bởi vì, yếu tố tài sản thế chấp chỉ là biện pháp cuối cùng để xử lý các khoản nợ vay khó đòi, còn nguồn trả nợ chính là khoản lợi nhuận thu về từ hiệu quả kinh doanh cảu phƣơng án đề ra, sự sẵn lòng trả nợ mới là yếu tố quyết định khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.

5.2.3 Về công tác thu nợ

Thu nợ là công tác quan trọng thứ hai trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Để cho hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả thì đây là hoạt động quyết định yếu tố đó. Trong những tháng cuối năm 2014, doanh số thu nợ của ngân hàng thấp, chỉ ở 462.098 triệu đồng, nếu ngân hàng muốn đạt đƣợc doanh số thu nợ cao trở lại nhƣ những năm trƣớc đó đạt tầm 706.840 triệu đồng thì cần áp dụng những biện pháp nhƣ:

- Nâng cao trình độ và phẩm chất cán bộ tín dụng. Ngƣời lãnh đạo nên đƣa ra những quyết định rõ ràng, dứt khoát khi xảy ra tình huống xấu nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nâng cao hiểu biết của cán bộ nghiệp vụ tín dụng về kiến thức các ngành… để có nhận xét, đánh giá đúng những dự án sản xuất, kinh doanh.

- Nắm vững những thông tin về khách hàng để hạn chế xảy ra nợ xấu. Coi trọng quy trình và thể lệ cho vay là cơ sở đảm bảo thu hồi nợ. Đo lƣờng rủi ro ngay từ giai đoạn đầu cho đến khi giải ngân, thu hòi hết nợ, đồng thời nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi nợ đƣợc hợp lý.

- Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn: ngân hàng cần phân tích kỹ khả năng sinh lời của các phƣơng án xin vay, nguồn thu chính để trả nợ ngân hàng. Đồng thời ngân hàng cần tìm các nguồn thu khác cảu khách hàng để đảm bảo trả nợ khi nguồn thu chính có sự cố.

Tiến hành phân tích và xử lý nợ xấu, tùy theo từng nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng mà có những biện pháp thích hợp để tạo điều kiện cho khách hàng cũng nhƣ để ngân hàng thu hồi đƣợc vốn vay. Cụ thể nhƣ sau:

+ Tiến hành tƣ vấn cho khách hàng, đƣa ra biện pháp giải quyết khó khăn, chuyển hƣớng sản xuất,…

+ Có thể cho giảm nợ vay hoặc hạ lãi suất tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ. Cũng có thể cho vay thêm để khách hàng tiếp tục khắc phục dự án để có tiền trả nợ ngân hàng.

+ Phân tích rõ nguyên nhân dẫn đến nợ xấu để đƣa ra quyết định xử lý tài sản thế chấp.

Để thực hiện tốt việc đôn đốc thu hồi nợ và lãi đến hạn, cần làm tốt công tác quản lý hồ sơ, lập sổ sách theo dõi khách hàng một cách chặt chẽ với bộ phận kế toán cho vay thông qua việc cung cấp danh sách các khoản nợ đến hạn để thu hòi và xử lý theo luật của tín dụng ngân hàng.

Ngân hàng thƣờng xuyên phân loại các khoản nợ để tìm ra biện pháp thu hồi, xử lý phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng, của từng khoản vay. Đối với khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, tùy mức độ vi phạm có thể xử lý tạm ngừng cho vay, chấm dứt cho vay hoặc khởi kiện trƣớc pháp luật.

CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN

Hoạt động trong môi trƣờng đầy cạnh tranh về mọi mặt và ngày càng trở nên khốc liệt hơn, ngân hàng đã thể hiện đƣợc bản lĩnh, vai trò và chức năng của mình. Thông qua việc phân tích tình hình hoạt động tín dụng của PVcomBank chi nhánh Cần Thơ, em thấy ngân hàng ngày càng phát triển và tự khẳng định vị trí tiên phong của mình đối với nền kinh tế địa phƣơng. Trong giai đoạn phân tích ta thấy hoạt động tín dụng tại ngân hàng tƣơng đối tốt. Nguồn vốn huy động có chiều hƣớng tăng đáng kể, và tiếp tục tăng trong năm 2014; từ đó Ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc sử dụng vốn vay. Tuy nhiên doanh số cho vay cao, nhƣng doanh số thu nợ chỉ đạt đƣợc mức tƣơng đối. Trong thời gian sắp tới Ngân hàng cần có biện pháp thiết thực hơn với thực trạng này. Mặc đáng khích lệ đối với ngân hàng là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ thấp và đƣợc duy trì ổn định.

Trƣớc tình hình hội nhập kinh tế quốc tế, để đối phó với sự thâm nhập mạnh mẽ của các ngân hàng nƣớc ngoài và sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng nƣớc ngoài và sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng thƣơng mại trrong nƣớc. PVcomBank không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng. Và Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ luôn làm khách hàng hài lòng về chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình đƣợc đánh giá là ngân hàng có tiềm lực lớn về tài chính, khả năng ứng dụng công nghệ và thế mạnh dịch vụ chuyên nghiệp cả trên hai mảng bán buôn và bán lẽ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại (2012). Giáo trình Nghiệp vụ - ngân hàng, trƣờng Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại (2010). Giáo trình Tiền tệ - ngân hàng, trƣờng Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

3. Việt Báo (2014). Tài chính,<http://vietbao.vn/Kinh-te/Lai-suat-huy-dong-

VND-cua-nhieu-ngan-hang-thap-duoi-muc-tran/2131805336/90/>. [Ngày

truy cập: 18 tháng 09 năm 2014].

4. Ngành ngân hàng Việt Nam năm 2012 – Cơ hội và thách thức. <

http://forum.vietstock.vn/threads/219091-Nganh-ngan-hang-Viet-Nam-nam-

2012-Co-hoi-va-thach-thuc> . [Ngày truy cập: 21 tháng 09 năm 2014].

5. Nguyên Hà (2014). Nợ xấu tăng, Thống đốc nói gì?.<http://vneconomy.vn/tai-chinh/no-xau-tang-thong-doc-noi-gi-

20140917063034971.htm> . [Ngày truy cập: 22 tháng 09 năm 2014].

6. VOER (2014). Kinh tế,< http://voer.edu.vn/m/tin-dung-ngan-han/af2613d4> . [Ngày truy cập: 26 tháng 10 năm 2014].

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)