Tình hình hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 30)

3.4.1 Tình hình huy động vốn

Bảng 3.2 Tình hình huy động vốn tại PVcomBank – chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011-6/2014 ĐVT: Triệu đồng Danh mục Năm 2012 - 2011 2013 - 2012 2011 2012 2013 6 - 2014 Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Nội tệ 804.211 916.671 1.091.942 1.262.784 112.460 14,0 175.271 19,1 - TG kho bạc 42.166 39.102 52.122 49.680 (3.064) (7,3) 13.020 33,3 - TG thanh toán 36.365 45.099 38.106 32.511 8.734 24,0 (6.993) (15,5) - TG tiết kiệm 725.410 832.416 1.001.714 1.180.593 107.006 14,8 169.298 20,3 + Ngắn hạn 634.768 863.711 920.962 1.103.981 228.943 36,1 57.251 6,6 + Trung – dài hạn 90.642 68.705 80.752 76.612 (21.937) (24,2) 12.047 17,5 2. Ngoại tệ quy đổi ra VNĐ 12.721 13.106 15.703 12.278 385 3,0 2.597 19,8 - Không kỳ hạn 3.700 3.214 4.913 5.320 (486) (13,1) 1.699 52,9 - Có kỳ hạn 9.021 9.892 10.790 6.958 871 9,7 898 9,1 Tổng NVHĐ 816.932 929.723 1.107.645 1.275.062 112.791 13,8 177.922 19,1

Nguồn: Phòng tín dụng tại PVcomBamk – chi nhánh Cần Thơ

Để đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn cho sự phát triển của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho Ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt đông kinh doanh của NHTM. Vốn không những biểu hiện quy mô của Ngân hàng mà còn là động lực cho ngân hàng đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà Ngân hàng tạo lập từ ban đầu và huy động đƣợc để đầu tƣ cho vay và đáp ứng kịp thời các nhu cầu kinh doanh khác trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Vốn huy động là nguồn vốn quan trọng nhất trong quá trình hoạt động của ngân hàng vì bản thân ngân hàng là “đi vay để cho vay”.

Trong thời gian qua ngân hàng đã từng bƣớc nâng cao hoạt động huy động vốn để tăng nguồn vốn tự huy động trên địa bàn.

Trong giai đoạn 2011– 2013, vốn tự huy động của ngân hàng không ngừng tăng từ 816.932 triệu đồng năm 2011 lên 1.107.645 triệu đồng năm 2013 đây là một điều tích cực cho công tác huy động vốn của ngân hàng.

Năm 2011 thì tình hình huy động vốn găp chút khó khăn do NHNN ban hành thông tƣ 02/2011/TT-NHNN quy định về mức trần lãi suất huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam là 14% vào ngày 03/03/2011, và sau đó là bổ sung cụ thể hơn ở thông tƣ 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011, đồng thời do thu nhập của ngƣời dân không ổn định nên Ngân hàng huy động vốn ở con số 816.932 triệu đồng.

Từ đó cho thấy ngân hàng đã dần phục hồi sau những khó khăn của nền kinh tế, đồng thời công tác huy động vốn của ngân hàng đang có hiệu quả. Nguồn vốn huy động của PVcomBank – Cần Thơ bao gồm hai bộ phận chính là vốn huy động nội tệ và huy động ngoại tệ - hai bộ phận nguồn vốn này đều tăng trong giai đoạn 2011 – 2013 làm cho nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng qua các năm.

Sở dĩ nguồn vốn huy động tăng nhanh là do Ngân hàng có lãi suất huy động hấp dẫn, các chƣơng trình “tiết kiệm dự thƣởng”, cùng với đó là nỗ lực tìm kiếm khách hàng của nhân viên Ngân hàng, các cán bộ tín dụng không những cho vay đầu tƣ mà còn đƣợc giao chỉ tiêu huy động vốn về Ngân hàng và đƣợc thƣởng vào lƣơng kinh doanh để tăng động lực huy động vốn.

Qua 3 năm 2011, 2012, 2013 Ngân hàng có sự tăng trƣởng ổn định trong công tác huy động vốn đầu vào. Từ năm 2013 bắt đầu tăng trƣởng vƣợt bật đạt 1.107.645 triệu đồng trong năm với tốc độ tăng trƣởng là 19,1% ngay khi sáp nhập PVFC và WesternBank vào tháng 10 năm 2013.

Mục tiêu mà PVcomBank – Cần Thơ đặt ra trong năm 2014 là tổng nguồn vốn huy động sẽ tăng 20% so với năm 2013 tức đạt 1.329.174 triệu đồng. Nhƣ vậy tính đến thời điểm 6 tháng đầu năm 2014, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đã đạt đƣợc 1.275.062 triệu đồng đạt trên 95% kế hoạch đề ra trong năm. Trong những tháng cuối năm để kích cầu và tuân thủ theo quy định NHNN về trần lãi suất tiền gửi, ngân hàng chính thức hạ lãi suất cho vay đồng loạt ở mức 13,1%/năm, điều này giúp PVcomBank – Cần Thơ có thể dễ dàng vƣợt chỉ tiêu đề ra trong những tháng cuối năm. Trong đó nguồn vốn huy động truyền thống, thế mạnh của PVcomBank – Cần Thơ vẫn là huy động nội tệ trên hai mảng thế mạnh của ngân hàng là bán buôn và bán lẽ.

Huy động nội tệ:

Nguồn vốn huy động nội tệ có thể xem là bộ phận chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động của PVcomBank – Cần Thơ, luôn chiếm tỷ trọng rất cao trên 98% trong tổng vốn huy động của ngân hàng và tỷ trọng không ngừng tăng lên qua các năm.

Năm 2011 đạt 804.211 triệu đồng, sang năm 2012 đạt 916.671 triệu đồng (tăng 112.460 triệu đồng với tốc độ tăng trƣởng đạt 14,0% so với năm 2011) và tiếp tục tăng lên 1.091.942 triệu đồng năm 2013 (tƣơng ứng tăng 175.271 triệu đồng với tốc độ tăng trƣởng đạt 19,1%so với năm 2012).

Thực hiện việc chỉ đạo của NHTM Việt Nam mà trực tiếp là NHTM CP Đại Chúng Việt Nam về việc đẩy mạnh hoạt động huy động vốn nội tệ trên địa bàn. Trong thời gian qua việc huy động nội tệ của ngân hàng đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận khi lƣợng vốn nội tệ huy động ngày càng gia tăng. Đây là nguồn vốn huy động ổn định, là thế mạnh truyền thống của PVcomBank – Cần Thơ. Trong đó việc huy động vốn bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều so với huy động vốn bằng đồng nội tệ, vì lãi suất ở chỉ tiêu này tƣơng đối thấp chỉ khoảng 2%/năm, trong khi đồng nội tệ ngắn hạn ở mức 9%/năm, thêm vào đó khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong thời kỳ suy thoái thì việc xuất khẩu hàng hóa để thu về ngoại tệ cũng gặp rất nhiều trở ngại. Vì vậy ngân hàng luôn tìm cách để huy động nguồn nội tệ là chủ yếu.

Ngoài ra giá USD trên thị trƣờng tự do vào đầu năm 2012 liên tục rớt giá so với giá chính thức của ngân hàng đã khiến giới đầu cơ ngoại tệ không còn nắm giữ giá gây bất ổn trên thị trƣờng. Hiệu ứng này khiến xu hƣớng nắm giữ, đầu tƣ ngoại tệ dƣới dạng tiết kiệm của ngƣời dân trên địa bàn theo đó giảm mạnh mà thay vào đó là VNĐ. Mặt khác, thông điệp quyết tâm ổn định thị trƣờng ngoại hối của Thống đốc NHNN, thể hiện qua một đoạn thông tƣ quản lý cho vay và chế tài đối với giao dịch ngoại hối trái quy định, đồng thời giữ tỷ giá không điều chỉnh quá 1% trong 4 tháng cuối năm 2011, đã góp phần củng cố niềm tin của ngƣời dân khi nắm giữ VNĐ. Ngƣời có tiền gửi ngoại tệ cũng chuyển qua bán ngoại tệ cho NHTM để gửi tiết kiệm VNĐ với lãi suất cao hơn. Để tránh rủi ro về tỷ giá, khách hàng luôn có xu hƣớng chọn đồng nội tệ để đầu tƣ an toàn.

Với những lý do trên, sang 6 tháng đầu năm 2014 nguồn vốn huy động bằng nội tệ của ngân hàng vẫn ổn định và tăng cao. Chỉ với 6 tháng đầu năm nguồn vốn huy động bằng nội tệ của ngân hàng đạt ở con số 1.262.784triệu đồng.

- Tiền gửi kho bạc:

Khi ngân sách nhà nƣớc tạm thời nhàn rỗi chƣa sử dụng thì kho bạc nhà nƣớc trên địa bàn thành phố thƣờng gửi tiền vào ngân hàng. Tuy nhiên đây là lƣợng tiền không ổn định cho ngân hàng vì kho bạc có thể rút ra bất cứ lúc nào để sử dụng cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Tiền gửi kho bạc từ năm 2011 là 42.166 triệu đồng sang năm 2012 giảm ở mức 39.102 triệu đồng, năm 2013 đạt 52.122 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2014 là 49.608 triệu đồng .

Nguyên nhân sụt giảm là do trong năm 2011 và 2012 nền kinh tế trong thành phố chỉ mới đƣợc phục hồi sau các cuộc khủng hoảng nhƣng phải đối mặt với những khó khăn sau: giá xăng dầu tăng cao, lạm phát,… từ đó ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất của ngƣời dân và doanh nghiệp dẫn đến công tác thu ngân sách gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó ngân sách trong thành phố đƣợc lấy ra để đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn và hỗ trợ cho các cá nhân gặp nhiều khó khăn trong địa bàn thành phố.

- Tiền gửi thanh toán:

Đây là loại tiền gửi không ổn định cho ngân hàng vì khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào. Nhìn chung tiền gửi thanh toán có sự biến động: năm 2011 đạt 36.635 triệu đồng, sau đó tăng lên 45.099 triệu đồng trong năm 2012 và năm 2013 giảm còn 38.106 triệu đồng. Chỉ với 6 tháng đầu năm 2014 chiếm con số khá cao: 32.511 triệu đồng. Nguyên nhân của sự biến động này là do tình hình kinh tế khó khăn của doanh nghiệp trong năm 2011 nhƣ chi phí sản xuất tăng lên do lạm phát, lãi suất vay tăng, ... Tuy nhiên, nhìn chung loại tiền gửi này có xu hƣớng tăng lên là do kinh tế trên đại bàn thành phố ngày càng phát triển kéo theo số lƣợng doanh nghiệp đi vào hoạt động trên địa bàn ngày càng nhiều nên nhu cầu giao dịch, thanh toán và sử dụng dịch vụ của ngân hàng ngày càng tăng.

- Tiền gửi tiết kiệm:

Là bộ phận quan trọng nhất trong nguồn vốn tự huy động của ngân hàng do đặc điểm kinh tế của thành phố chủ yếu là hộ gia đình và cá nhân nên họ thƣờng lựa chọn việc gửi tiền nhàn rỗi của mình vào ngân hàng dƣới hình thức gửi tiết kiệm. Mặc dù nền kinh tế của huyện gặp nhiều khó khăn trong thời gian gần đây nhƣng lƣợng tiền gửi tiết kiệm luôn tăng qua các năm tăng từ 725.410 triệu đồng năm 2011 tăng lên đến 1.001.714 triệu đồng năm 2013 và 1.180.593 triệu đồng trong 6 tháng đầu năm 2014. Tuy nhiên nếu xem xét kỹ trong cơ cấu

tiền gửi tiết kiệm thì lƣợng tiền gửi tiết kiệm tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên của lƣợng tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn, trong khi đó kỳ hạn trung – dài hạn có sự tăng giảm không ổn định.

- Tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn (dưới 12 tháng): là bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng. Loại tiền gửi này luôn tăng qua các năm, năm 2011 đạt 634.768 triệu đồng sang năm 2012 đạt 863.711 triệu đồng và năm 2013 đạt đến 920.926 triệu đồng. Và 6 tháng đầu năm 2014 đạt 1.103.981 triệu đồng. Nguyên nhân loại tiền gửi này tăng liên tục là do:

+ Khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các hộ gia đình, cá nhân nên họ thƣờng lựa chọn kỳ hạn ngắn để gửi thay vì lựa chọn các kỳ hạn dài khó rút vốn ra khi có nhu cầu tiêu xài hoặc đầu tƣ.

+ Trong giai đoạn 2011 – 2013 tình hình lãi suất có sự biến động phức tạp, lãi suất các kỳ hạn ngắn thƣờng cao hơn kỳ hạn dài, thêm vào đó việc gửi tiết kiệm ngắn hạn có nhiều kỳ hạn với những chính sách linh hoạt khi khách hàng rút vốn nên đƣợc khách hàng ƣa chuộng.

+ Ngân hàng thƣờng triển khai nhiều chƣơng trình khuyến mãi, gói ƣu đãi khách hàng…

- Tiền gửi tiết kiệm trung – dài hạn (từ 12 tháng trở lên): có sự thay đổi không ổn định, năm 2011 đạt 90.642 triệu đồng, sang năm 2012 giảm còn 68.705 triệu đồng (giảm 21.937 triệu đồng), tăng nhẹ ở năm 2013 với 80.752 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2014 đạt 76.612 triệu đồng. Lƣợng tiền gửi này chiếm tỷ trọng rất thấp so với tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn là do tâm lý ngƣời dân thƣờng thích kỳ hạn ngắn để có thể linh hoạt hơn trong việc rút tiền.

Trong năm 2012 lƣợng tiền gửi này giảm mạnh là do tình hình khó khăn của nền kinh tế, lạm phát cao nên ngƣời dân không gửi kỳ hạn dài vì sợ tiền bị mất giá, thêm vào đó lãi suất ngắn hạn hấp dẫn hơn dài hạn nên khách hàng đã chuyển từ gửi trung – dài hạn sang gửi ngắn hạn.

Huy động ngoại tệ

Do lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ hiện ở mức 2%/năm, lãi suất tiết kiệm tiền đồng ngắn hạn ở mức 9%/năm; trong khi tỷ giá ổn định. Nhƣ vậy ngƣời dân giữ tiền đồng lợi hơn so với USD. Điều này đã kích thích ngƣời có USD bán ra lấy tiền đồng gửi ngân hàng. Do vậy vốn huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu huy động vốn (dƣới 2%). Nhƣng Ngân

hàng luôn nổ lực trong công tác huy động vốn bằng ngoại tệ và kết quả đẩy đƣợc con số tăng lên qua các năm từ 12.721 triệu đồng năm 2011 lên 15.703 triệu đồng vào năm 2013 và chỉ với 6 tháng đầu năm 2014 chỉ tiêu đạt đƣợc là 12.278 triệu đồng.

Để tăng nguồn huy động ngoại tệ mà chủ yếu là từ USD, trong thời gian qua Ngân hàng đã áp dụng các biện pháp nhƣ tăng lãi suất, cộng lãi suất thƣởng. PVcomBank – Cần Thơ đã tăng lãi suất từ 0,1 – 0,25 %/năm ở các kỳ hạn 1 tháng đến 12 tháng. Ngoài tăng lãi suất Ngân hàng còn sử dụng hình thức phát hành kỳ phiếu huy động USD có kỳ hạn với mức lãi suất khá hấp dẫn, nhỉnh hơn so với lãi suất huy động USD bình thƣờng: phát hành kỳ phiếu USD thời hạn 4 tháng với mức lãi suất 4,6 – 4,8%/năm, 8 tháng từ 4,75 – 4,95%/năm.

Loại huy động này chủ yếu vào những đối tƣợng nhận kiều hối có ngƣời thân là Việt kiều hay xuất khẩu lao động sang nƣớc ngoài gửi về. Lƣợng tiền này ngày càng tăng là do Việt kiều hay ngƣời xuất khẩu lao động gửi kiều hối về để giúp đỡ cho gia đình, đầu tƣ kinh doanh,… Bên cạnh đó cùng với những chƣơng trình khuyến mãi huy động ngoại tệ đƣợc ngân hàng triển khai trên điạ bàn.

Hiện tại, PVcomBank – Cần Thơ huy động ngoại tệ chủ yếu đối với USD, EUR, JPY, GBP… Với USD đƣợc mua vào với giá 21.250 VNĐ bán ra 21.355 VNĐ; EUR đƣợc mua với giá 26.319 VNĐ bán ra 26.681 VNĐ; JPY đƣợc mua khoảng 181,85 VNĐ bán ra 184,32 VNĐ; và đối với GBP đƣợc mua là 33.109 VNĐ, bán ra 33.576 VNĐ. Tuy nhiên đây là hình thức huy động với tiền mặt, nếu khách hàng chọn hình thức giao dịch qua chuyển khoản, sẽ có những giá mua, giá bán chênh lệch không đáng kể.

Vì tỷ giá thay đổi hằng ngày hằng giờ, nên khi huy động đƣợc nguồn ngoại tệ trong ngày, PVcomBank – Cần Thơ chốt lại ngay thời điểm đó và bán về ngân hàng Hội sở để tính toán đƣợc lợi nhuận trong ngày đối với nguồn ngoại tệ tránh đƣợc rủi ro.

Và trong những tháng cuối năm 2014, nguồn ngoại tệ tại Ngân hàng huy động đƣợc dự đoán tăng cao, do sức mua và tiêu dùng cuối năm tăng rất mạnh, thêm vào đó ngƣời dân định cƣ ở nƣớc ngoài có xu hƣớng trở về nƣớc đoàn tụ gia đình vào dịp lễ, Tết sẽ giúp ngân hàng đẩy mạnh đƣợc khoản mục huy động ngoại tệ của mình.

3.4.2 Tình hình tín dụng

Bảng 3.3 Tình hình tín dụng tại PVcomBank – chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 – 6/2014 ĐVT : Triệu đồng Danh mục Năm 2012 - 2011 2013 - 2012 2011 2012 2013 6 - 2014 Số tiền (%) Số tiền (%) DS cho vay 715.549 761.599 776.365 588.057 46.050 6,4 14.766 1,9 DS thu nợ 706.840 611.271 525.324 462.098 (95.569) (13,5) (85.947) (14,1) Dƣ nợ 834.220 984.927 1.235.589 1.361.548 150.707 18,1 250.662 25,4 Nợ xấu 11.214 16.456 15.344 14.964 5.242 46,7 (1.112) (6.8)

Nguồn: Phòng tín dụng tại PVcomBank – chi nhánh Cần Thơ

Đây là hoạt động mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng và thông qua hoạt động tín dụng sẽ giúp ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tài chính của mình qua đó góp phần phát triển kinh tế ở địa phƣơng.

- Doanh số cho vay: đều tăng qua các năm từ 715.549 triệu đồng năm 2011 tăng lên 776.365 triệu đồng năm 2013.

Đạt đƣợc kết quả trên là do ngân hàng không ngừng cải thiện quy trình cho

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)