Kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần thương mại đầu tư Long Biên (Trang 83 - 86)

- TK 51112: doanh thu bán lẻ: + TK 511121: doanh thu từ siêu thị

3.4.4. Kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Trong thực tế, để chủ động hơn về tài chính, hạn chế bớt những thiệt hại trong các trường hợp xảy ra rủi ro do các tác nhân khách quan như giảm giá hàng bán, Nhà nước cho phép lập dự phòng để phần nào giảm bớt khó khăn trong rủi ro.

Thực chất của việc lập dự phòng là quyền lợi về mặt tài chính của công ty chính là nhà nước đã hỗ trợ một phần cho việc mất mát đó. Về phía doanh nghiệp, nếu dự phòng thực sự xảy ra thì đó là nguồn bù đắp, hơn nữa tăng chi phí làm giảm lãi dẫn đến thuế phải nộp ít đi điều này có lợi cho công ty. Còn nếu lập dự phòng rồi mà điều đó không xảy ra thì công ty hoàn nhập dự phòng vào thu khác, vẫn đảm bảo cân bằng giữa doanh thu và chi phí.

Kết cấu của tài khoản 159

Bên nợ: - Xử lý thực tế giảm vào nguồn dự phòng - Hoàn nhập số dự phòng đã lập

Bên có: - Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện còn. Cách hạch toán theo sơ đồ:

Sơ đồ 3.1: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

3.4.5. Kế toán dự phòng phải thu khó đòi

Do phương thức bán hàng thực tế tại công ty cổ phần thương mại và đầu tư Long Biên có nhiều trường hợp khách hàng chịu tiền hàng. Bên cạnh đó việc thu

TK 711 TK 159 TK 632

tiền hàng gặp khó khăn và tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảm doanh thu của doanh nghiệp.

Vì vậy, công ty nên tính toán khoản nợ có khả năng khó đòi, tính toán lập dự phòng để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ.

Cuối niên độ kế toán, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để có xác nhận khoản nợ của khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà công ty có thể lựa chọn để lập dự phòng cho các khoản nợ tương ứng. Thông thường là những khách hàng có quy mô nợ lớn, có tình trạng nợ lâu dài, không có khả năng thanh toán, tình hình tài chính không lành mạnh, kế toán xác định mức trích lập dự phòng.

Theo thông tư 13/2006/TT-BTC: Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm. + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên.

Các khoản dự phòng này được hạch toán vào tài khoản 642, kế toán ghi : Nợ TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Có TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi (có thể chi tiết cho từng khoản nợ).

Sang năm tiếp theo nếu như mức trích dự phòng cần trích lập nhỏ hơn mức dự phòng đã lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập kế toán ghi :

Còn nếu mức trích lập nhỏ hơn mức còn lại chưa sử dụng hết ở năm trước đó thì kế toán tiến hành trích lập dự phòng bổ sung :

Nợ TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi (có thể chi tiết cho từng khoản nợ).

Còn nếu mức trích không thay đổi thì kế toán không phải trích lập bút toán bổ sung.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần thương mại đầu tư Long Biên (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w