Tình hình xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc

Một phần của tài liệu phân tích khả năng xuất khẩu hàng hóa của việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 53 - 57)

đoạn 2009 - 2011

Tình hình xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 2009 – 2011 tăng liên tục qua các năm. Năm 2009, giá trị gia tăng trong xuất khẩu là 552,9 triệu USD (tăng 11,4%) so với năm 2008, năm 2010 giá trị gia tăng 2.340 triệu USD (tăng 43,4%) so với năm 2009 và năm 2011 giá trị gia tăng là 3.870,4 triệu USD (tăng 50%) so với năm 2010. Bên cạnh đó, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Trung Quốc ngày càng tăng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ 9,5% năm 2009 , năm 2010 là 10,7% và lên tới 12% trong năm 2011. Trong khi đó, tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc dù có tăng qua các năm nhưng vẫn chỉ dưới 1% . Cụ thể, tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 0,5% năm 2009, năm 2010 là 0,6% và năm 2011 cũng chỉ có 0,7%. Điều này nói lên rằng hàng hóa nước ta vẫn chưa thâm nhập rộng rãi vào thị trường Trung Quốc, nhưng hàng hóa Trung Quốc hiện đã tràn lan ở thị trường nước ta.

Bên cạnh đó, dù tổng kim ngạch cũng tăng nhanh qua các năm nhưng tỷ trọng của kim ngạch nhập khẩu vẫn cao hơn nhiều so với tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu trong tổng kim ngạch. Cụ thể, tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu trong tổng kim ngạch qua các năm trong giai đoạn 2009 – 2011 lần lượt là 24,5%, 27,7% và 31,8% luôn thấp hơn tỷ trọng của kim ngạch nhập khẩu trong tổng kim ngạch trong giai đoạn này lần lượt là 75,5%, 72,3% và 68,2%. Tuy nhiên, ta thấy trong giai đoạn 2009 – 2011 có xu hướng gia tăng tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu và sự sụt giảm rõ rệt trong tỷ trọng của kim ngạch nhập khẩu trong tổng kim ngạch. Đây là một tín hiệu tốt trong việc cải thiện tình hình xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của việc nam với đối tác song phương Trung Quốc, Việt Nam đang cố gắng tăng cường xâm nhập vào thị trường Trung Quốc nhầm mở rộng thị phần, đồng thời hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam vì tình hình hiện này cho hàng hóa Trung Quốc đã tràn lan vào thị trường trong nước với đầy đủ và đa dạng các mặt

hàng và như thế sẽ gây bất lợi đối với tiêu thụ hàng hóa trong nước vì hàng hóa Trung Quốc được bán với giá rất rẻ trong thị trường nước ta.

11.613,3 7.742,9 5.403,0 24.866,4 20.203,6 16.673,3 -12.460,7 -13.253,1 -11.270,3 -30.000 -25.000 -20.000 -15.000 -10.000 -5.000 0 5.000 10.000 15.000 2009 2010 2011 Triệu USD

Xuất Khẩu Nhập Khẩu Cán Cân TM

Nguồn: Cơ sở dữ liệu thống kê thương mại của Liên Hợp Quốc

Hình 4.1: Tình hình xuất nhập khẩu, cán cân thương mại Việt – Trung giai đoạn 2009 - 2011

Măc khác, Cán căn thương mại lại giảm liên tục từ năm 2009 đến năm 2011. Năm 2009, cán cân thương mại là -11.270,3 triệu USD giảm 146.9 triệu USD so với năm 2008, năm 2010 là -12.460,7 triệu USD giảm 1.190,4 triệu USD so với năm 2009, năm 2011 là -13.253,1 triệu USD giảm 792,4 triệu USD so với năm 2010. Cán căn thương mại ngày càng giảm là do giá trị gia tăng trong nhập khẩu lớn hơn giá trị gia tăng trong xuất khẩu. Cụ thể, giá trị gia tăng trong xuất khẩu lần lượt là 552,9 triệu USD, 2.340 triệu USD, 3.870,4 triệu USD từ năm 2009 đến năm 2011, trong khi đó giá trị gia tăng trong nhập khẩu lần lượt là 699,7 triệu USD, 3.530,3 triệu USD, 4.662,8 triệu USD từ năm 2009 đến năm 2011, luôn lớn hơn giá trị gia tăng trong xuất khẩu. Cán cân thương mại với Trung Quốc ngày càng thâm hụt cho thấy tình trạng nhập siêu của nước ta từ Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng. Bảng 4.1, cho ta thấy tỷ lệ nhập siêu từ Trung Quốc luôn rất cao thậm chí cao hơn rất nhiều so với nhập siêu của cả nước và tỷ trọng nhập siêu từ Trung Quốc trên nhập siêu cả nước ngày càng tăng trong giai đoạn 2009 – 2011. Nhưng tốc độ gia tăng lại chậm lại, năm 2010 tốc độ gia tăng của nhập siêu là 10,6% và năm 2011 chỉ còn tăng có 6%. Điều này, cho thấy Việt Nam đang cố gắng kiểm soát tình trạng nhập siêu hàng hóa từ Trung Quốc nhằm cải thiện lại tình hình cán cân thương mại ngày càng có chiều hướng bất lợi nghiêng về phía Việt Nam.

Nguyên nhân của nhập siêu là do cơ cấu trao đổi hàng hóa giữa hai nước thể hiện rõ trình độ kỹ thuật, tình trạng phát triển kinh tế của từng nước, do Trung Quốc đã có bước tiến dài trong nhiều lĩnh vực khi thực hiện công cuộc cải cách mở cửa. Trong khi đó quá trình đổi mới của Việt Nam còn chậm, nền công nghiệp công nghệ lạc hậu hơn so với Trung Quốc. Nước ta vẫn phải nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, nhiều hàng hóa Việt Nam cùng loại không cạnh tranh lại với hàng Trung Quốc phong phú, đa dạng, giá rẻ đang tràn ngập tại thị trường trong nước.

Bảng 4.1: Tình hình nhập siêu từ Trung Quốc giai đoạn 2009 – 2012

Đơn vị: Triệu USD, % Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 VN XK TQ 5.403,0 7.742,9 11.613,3 VN NK TQ 16.673,3 20.203,6 24.866,4 Nhập siêu từ TQ 11.270,3 12.460,7 13.253,1 Tỷ lệ Nhập siêu từ TQ 208,6 160,9 114,1 XK của cả nước 57.096,3 72.236,6 96.905,7 NK của cả nước 69.948,8 84.838,5 106.749,8 Nhập siêu cả nước 12.852,5 12.601,9 9.844,1 Tỷ lệ nhập siêu cả nước 22,5 17,4 10,2 Tỷ trọng NS từ TQ/ NS cả nước 87,7 98,9 134,6

Nguồn: Cơ sở dữ liệu thống kê thương mại của Liên Hợp Quốc

Mặc dù giá trị gia tăng trong xuất khẩu nhỏ hơn giá trị gia tăng trong nhập khẩu nhưng tốc độ tăng trưởng trong xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc lại lớn hơn so tốc độ nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam trong những năm gần đây. Cụ thể tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng từ 11,4% năm 2009 lên 50% năm 2011. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu chỉ tăng từ 4,4% năm 2009 lên 23,1% năm 2011. Mặt khác ta phải cũng phải xét đến tốc độ tăng trưởng thương mại giữa hai nước, ta thấy tốc độ tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng tăng liên tục trong giai đoạn 2009 – 2011. Cụ thể tăng từ 6% năm 2009 lên 30,5% năm 2011, tuy tốc độ tăng trưởng thương mại không cao bằng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhưng lớn hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu. Điều này, cho thấy quan hệ hợp tác song phương về thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn trên đà phát triển. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam tiếp tục khai thác thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc do hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn chiếm thị phần thấp trong thị trường Trung Quốc, trong khi Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.

6,0 26,6 30,5 11,4 43,3 50 4,4 21,2 23,1 0 10 20 30 40 50 2009 2010 2011 %

Tốc độ tăng trưởng TM Tốc độ tăng trưởng XK Tốc độ tăng trưởng NK

Nguồn: Cơ sở dữ liệu thống kê thương mại của Liên Hợp Quốc

Hình 4.2: Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu và thương mại Việt – Trung giai đoạn 2009 - 2011

Tỷ trọng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam không đổi năm 2009 và năm 2010 (23,8%) , nhưng năm 2011 đã giảm xuống còn 23,3%, giảm 2,1% so với năm 2010. Còn về tỷ trọng giá trị hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục trong giai đoạn 2009 – 2011, năm 2010 tăng 12,6% so với năm 2009 và năm 2011 tăng 12,1% so với năm 2010. Từ hình 4.3, cho thấy tỷ trọng hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam tuy giảm nhưng vẫn chiếm phần lớn hơn nhiều so với tỷ trọng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, mặc dù tăng.

23,8 9,5 23,8 10,7 23,3 12,0 0 10 20 30 40 % 2009 2010 2011

Tỷ trọng NK từ Trung Quốc Tỷ trọng XK sang Trung Quốc

Nguồn: Cơ sở dữ liệu thống kê thương mại của Liên Hợp Quốc

Hình 4.3: Tỷ trọng trong nhập khẩu, xuất khẩu của Việt Nam đối với Trung Quốc giai đoạn 2009 – 2011

Từ bảng 4.2, ta thấy Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam do chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất và nhập khẩu.

Năm 2011, giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng 12% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đứng thứ hai sau Hoa Kỳ là 17,5%. Nhưng tỷ trọng của giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc với 23,3% lại cao nhất trong các nước xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam. Điều này, cho thấy Việt Nam nên cố gắng tiếp tục giảm tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc, vì nhập siêu từ Trung Quốc ngày càng tăng qua các năm. Đây là điều đáng lo ngại đối với Việt Nam, nếu hàng hóa Trung Quốc tràn lan vào thị trường sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa nội địa.

Bảng 4.2: Các nước chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam, năm 2011

Đơn vị: Triệu USD Tên nước NK Giá trị

NK

Tỷ Trọng

(%)

Tên nước XK Giá trị XK

Tỷ Trọng

(%) Trung Quốc 24.866,4 23,3 Hoa Kỳ 16.970,4 17,5 Hàn Quốc 13.175,9 12,3 Trung Quốc 11.613,3 12,0 Nhật Bản 10.400,7 9,7 Nhật Bản 11.091,7 11,4 Các nước Châu Á khác 8.556,8 8,0 Hàn Quốc 4.866,7 5,0

Singapore 6.390,6 6,0 Đức 3.366,9 3,5

Thái Lan 6.383,6 6,0 Maylaysia 2.770,8 2,9

Hoa Kỳ 4.555,3 4,3 Úc 2.602,0 2,7

Malaysia 3.919,7 3,7 Campuchia 2.519,0 2,6

Nguồn: Cơ sở dữ liệu thống kê thương mại của Liên Hợp Quốc

Một phần của tài liệu phân tích khả năng xuất khẩu hàng hóa của việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 53 - 57)