HÀNG HÓA VIỆT NAM
Cơ hội
Trung Quốc phát triển mạnh là cơ hội tốt cho Việt Nam nếu chúng ta biết tận dụng cơ hội này. Việt Nam có thể khai thác thị trường rộng lớn của Trung Quốc để tham gia vào hệ thống thương mại toàn cầu và là địa chỉ cho các công ty Trung Quốc đến đầu tư.
Mặt khác,Trung Quốc là một thị trường khổng lồ với dân số hơn 1,3 tỷ người, có nhu cầu rất lớn phục vụ ổn định đời sống người dân và xã hội trước mắt cũng như các nhu cầu dự trữ chiến lược trong trường hợp thiên tai, biến đổi khí hậu. Ngoài ra, Trung Quốc còn là công xưởng lớn nhất thế giới có nhu cầu nhập khẩu lớn đối với tất cả các loại nguyên liệu, nhiên vật liệu, khoáng sản, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và tiêu dùng trong nước cũng như cho gia công xuất khẩu. Đây là cơ hội tốt đối với Việt Nam trong việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có tiềm năng phát triển như: khoáng sản, nguyên nhiên liệu, hay hàng tiêu dùng,vv...giúp cho việc mở rộng thêm cơ cấu các mặt hàng xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Trung Quốc thị trường láng giềng lớn nhất của Việt Nam. Hai nước có chung đường biên giới dài trên 1.450 km với 8 cặp cửa khẩu quốc tế và 13 cặp cửa khẩu chính, cùng nhiều cửa khẩu phụ và chợ đường biên. Phong tục tạp quán, nền văn hóa giữa hai nước có nhiều nét tương đồng. Hệ thống chính trị và mô hình phát triển kinh tế cơ bản giống nhau. Mô hình kinh tế đều hướng ra xuất khẩu. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu có nhiều nét giống nhau. Thương mại hai bên được tiến hành theo nhiều phương thức mậu dịch phong phú (chính ngạch, buôn bán qua biên giới, tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, trao đổi hàng hóa giữa cư dân biên giới giữa hai nước. Đây cũng là một lợi thế của Việt Nam để cạnh tranh với các nước trong khu vực có tham gia giao thương với Trung Quốc.
Hơn nữa, Trung Quốc là thị trường có nhu cầu đa dạng, nhu cầu giữa các vùng miền ở Trung Quốc khác nhau. Các tỉnh Đông Bắc và khu vực miền Trung có nhu cầu thương xuyên về rau quả nhiệt đới, thực phẩm đồ uống chế biến từ nguyên liệu hoa quả nhiệt đới. Miền Tây Nam Trung Quốc có nhu cầu thường xuyên về thủy sản do không có biển, địa hình miền núi hiểm trở. Miền Đông và các đặc khu kinh tế cần nhiều loại sản phẩm cao cấp từ các nước láng giềng phía nam; đồ gỗ cao cấp, thủy hải sản tươi sống. Các tỉnh phía Nam và giáp biên thường có nhu cầu về than và khoáng sản do vận chuyển từ phía Bắc xuống không hiệu quả. Do có lợi thế tuyệt đối về vị trí địa lý, khí hậu nhiệt đới
và có đường bờ biển dài. Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu một số hàng hóa, đặc biệt là nông sản sang thị trường Trung Quốc. Phát huy lợi thế có chung đường biên giới, trong những năm qua, 7 tỉnh biên giới Việt Nam là Lào Cai, Lai Châu, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và hai tỉnh biên giới Trung Quốc là Quảng Tây và Vân Nam đã chủ động hợp tác kinh tế. Hình thành các khu thương mại, chợ cửa khẩu, khu kinh tế mở, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng biên giới như kết nối hệ thống đường sắt, đường bộ, đường không, hệ thống điện, nước và ký kết các thỏa thuận hợp tác kinh tế thương mại, góp phần không nhỏ ổn định và cải thiện đời sống nhân dân vùng biên giới, thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước.
Thách thức
Tuy nhiên cũng có thể nhận thấy những thách thức từ sự phát triển của Trung Quốc. Chênh lệch về trình độ phát triển, hàng hóa mang tính tương đồng cao, hai nước đang trong thời kỳ công nghiệp hóa nên sức ép cạnh tranh của Trung Quốc đối với Việt Nam rất lớn. Xét về khả năng cạnh tranh, Việt Nam luôn thấp hơn Trung Quốc. Các chỉ số như xuất khẩu hàng công nghiệp trên đầu người, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên đầu người, Việt Nam cũng thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Chênh lệch về trình độ phát triển sẽ hạn chế khả năng thâm nhập của hàng hóa Việt Nam vào thị trường Trung Quốc. Cạnh tranh trong thu hút đầu tư cũng rất khó khăn, dòng vốn FDI vào các ngành công nghiệp có công nghệ thấp và gây ô nhiễm đang có xu hướng dịch chuyển từ Trung Quốc đến Việt Nam và ngày càng gia tăng. Sự phát triển kinh tế quá nóng của Trung Quốc hiện nay cũng có thể gây nên những tác động tiêu cực đối với Việt Nam như cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường qua biên giới, tình trạng buôn lậu, tranh chấp thương mại… Có thể thấy rõ nền kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển với tốc độ cao, tiềm lực mạnh. Nền kinh tế được trang bị với cơ sở hạ tầng và các điều kiện vật chất hiện đại, công nghệ tiên tiến dẫn tới giá thành hàng hoá giảm. Trong khi nền kinh tế Việt Nam mới chỉ trên đà phát triển, có sự chênh lệch rất lớn với kinh tế hùng mạnh của Trung Quốc. Mặc dù hình thành ACFTA sẽ tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam xâm nhập vào thị trường Trung Quốc nhưng với trình độ khoa học kỹ thuật còn yếu kém, lại khó cạnh tranh với các đối thủ có tiềm lực kinh tế tương đương với Trung Quốc ngay trong bản thân nội khối ASEAN như: Singapore, Bruney, Thái Lan… Việt Nam sẽ dễ bị thua thiệt trong khi hợp tác với thị trường này.
Sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc trên thị trường thế giới và nội địa.Trên thị trường thế giới, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong khi Việt Nam
chưa phải là thị trường trọng điểm của Trung Quốc. Điều này dẫn tới sự cạnh tranh khốc liệt cho Việt Nam khi tham gia thương mại với các nước khác. Hơn nữa, Việt Nam có khá nhiều lợi thế tương đồng với Trung Quốc và các nước ASEAN khác (như tài nguyên, cơ cấu sản phẩm), do vậy sẽ gặp khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hoá vào thị trường thế giới, đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật,… Trung Quốc lại có điều kiện cọ xát với thị trường thương mại hàng hoá và dịch vụ thế giới sớm hơn, lại là nước lớn có tiềm lực kinh tế mạnh nên có điều kiện tăng cường năng lực và sức cạnh tranh. Chính điều này đã và sẽ làm tăng sức ép đối với Việt Nam trong việc giữ và mở rộng thị phần. Bên cạnh đó, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dựa trên các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp, giá cả không ổn định và khó có thể mang đến một lợi ích bền vững làm đà cho sự tăng trưởng.
Trên thị trường nội địa, ACFTA hình thành sức ép cạnh tranh trên thị trường nội địa Việt Nam sẽ càng thêm nặng, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp non trẻ. Điều dễ nhận thấy là các doanh nghiệp Trung Quốc mạnh hơn doanh nghiệp Việt Nam ngay trong các ngành Việt Nam đang tương đối có lợi thế cạnh tranh như dệt may, da giày, sản xuất hàng tiêu dùng. Đối với các ngành Việt Nam đang mong muốn đi vào phát triển như các sản phẩm công nghệ cao (thiết bị điện tử, điện tử, công nghệ thông tin…) thì Trung Quốc đều đã và đang phát triển mạnh, với năng lực cạnh tranh cao. Khi hàng rào thuế và phi thuế được hạ thấp, hàng hoá và doanh nghiệp Trung quốc sẽ dễ dàng thâm nhập thị trường Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất vất vả để có thể đứng vững trên thị trường nội địa.
Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng kiểm dịch thực vật theo tiêu chuẩn của WTO, theo cam kết của nước này với Tổ chức Thương mại thế giới. Đây là một thách thức lớn đối với hàng hóa nông sản của Việt Nam trong việc nâng coa chất lượng sản đảm bảo đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu. Xuất khẩu nông sản phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, lại chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này. Nên các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ các quy định về an toàn thực phẩm trước khi xuất khẩu.
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam về các mặt hàng công nghiệp như: Dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ,...kém hơn Trung Quốc, thủ tục xuất khẩu lại khó khăn, phức tạp và mất nhiều thời gian nên khó xâm nhập vào thị trường này.
Hơn hết, công tác tổ chức thị trường xuất khẩu, biện pháp xúc tiến thương mại, năm bắt thông tin và hoạt động marketing của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tốt. Việc thanh toán thương mại giữa hai nước chưa được
cải thiện, rủi ro trong thanh toán quá cao nên các doanh nghiệp cũng khá e ngại khi đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đặc biệt hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc đang có tranh chấp mâu thuẫn về tình hình sở hữu biển Đông, Quần đỏa Hoàng Sa và Trường Sa. Mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước sẽ ảnh hưởng đến quan hệ thương mại Việt – Trung.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM