Một số hiệp định thương mại về quan hệ song phương giữa

Một phần của tài liệu phân tích khả năng xuất khẩu hàng hóa của việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 35 - 38)

Nam và Trung Quốc

Kể từ khi bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc từ năm 1991 đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt - Trung phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Đến nay, hai nước đã ký nhiều hiệp định cấp Chính phủ và các văn kiện hợp tác khác, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước. Hai bên đã khai thông đường hàng không, đường biển, đường bộ, đường sắt, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu hàng hoá và hành khách giữa hai nước. Trao đổi đoàn ở trung ương và địa phương ngày càng tăng, hàng năm hai bên trao đổi trên 100 đoàn ở cấp lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương, đoàn thể quần

chúng, góp phần tăng cường hiểu biết và mở rộng hợp tác giữa hai nước. Trong đó, Đáng chú ý nhất là các hiệp định về hợp tác kinh tế và thương mại nhầm củng cố và thúc đẩy quan hệ song phương của hai nước ngày càng sâu sắc hơn. Sau đây là một số hiệp định song phương đã được ký kết giữa hai nước Việt – Trung:

Hiệp Ðịnh Thương Mại Giữa Chính Phủ Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Và Chính Phủ Nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa được ký kết ngày 7 tháng 11 năm 1991 tại Bắc Kinh,Trung Quốc. Nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác thân thiện giữa hai nước và phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của mỗi nước tích cực thúc đẩy sự phát triển lâu dài, liên tục và ổn định của quan hệ thương mại hai nước Việt – Trung, dành cho nhau đãi ngộ tối huệ quốc trong việc đánh thuế hải quan hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu, cũng như trong việc giải quyết các thủ tục quy chế về quản lý hải quan; đãi ngộ này không liên quan tới các ưu đãi và lợi ích mà mỗi nước đã và sẽ dành cho các đối tượng thương mại đặc thù của mình. Thương mại giữa hai nước tiến hành trên cơ sở các hợp đồng ký kết giữa các công ty ngoại thương và các thực thể kinh tế khác có quyền kinh doanh ngoại thương của hai nước theo các quy định của hiệp định này và luật pháp của hai nước đồng thời phù hợp với tập quán thương mại quốc tế. Giá cả hàng hoá trong hợp đồng ngoại thương sẽ dựa vào mức giá thị trường quốc tế của hàng hoá ấy, do các công ty ngoại thương hoặc các thực thể kinh tế khác có quyền kinh doanh ngoại thương của hai nước thoả thuận; chi trả thanh toán bằng đồng tiền chuyển đổi tự do mà hai Bên đồng ý. Các vấn đề cụ thể về chi trả thanh toán do ngân hàng hai nước thoả thuận. Hai Bên ký kết đồng ý, ngoài việc buôn bán dùng tiền, các công ty ngoại thương hoặc các thực thể kinh tế khác có quyền kinh doanh ngoại thương của hai nước còn có thể triển khai buôn bán theo các phương thức khác mà hai Bên chấp nhận, để bổ sung cho buôn bán dùng tiền. Hai Bên ký kết đồng ý thúc đẩy buôn bán dân gian ở biên giới hai nước, các vấn đề cụ thể của việc buôn bán này sẽ được giải quyết theo các quy định có liên quan của hai Bên. Hai Bên ký kết đồng ý tạo điều kiện dễ dàng thuận lợi cho nhau trong các hoạt động xúc tiến mậu dịch như hội chợ thương mại, triển lãm thương mại, v.v... mà các cơ quan hữu quan của nước kia tổ chức tại nước mình.

H iệ p đ ị n h h ợ p t á c ki n h t ế gi ữa C h í n h p h ủ V i ệ t N a m và T r u n g Q uố c n gà y 1 4 t há n g 2 n ă m 1 9 9 2 t ạ i Hà Nộ i , V i ệ t N a m. Hai Bên đồng ý căn cứ vào nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và nhu cầu, khả năng của mỗi nước, tích cực xúc tiến và phát triển lâu dài, liên tục và ổn định hợp tác kinh tế nhiều hình thức giữa hai nước nhằm thúc đẩy kinh tế quốc dân

hai nước cùng phát triển, khuyến khích và giúp đỡ các công ty, xí nghiệp của hai nước phát triển hợp tác kinh tế với các hình thức như sau: Đấu thầu các loại công trình và hạng mục; Cung cấp máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, cử chuyên gia và cung cấp dịch vụ tư vấn và kỹ thuật; Tiến hành đầu tư theo luật đầu tư nước ngoài của nước kia; Hợp tác gia công; Hợp tác với nước thứ ba. Hai Bên đồng ý yêu cầu các công ty và xí nghiệp của mình cung cấp máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư và dịch vụ kỹ thuật có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh cho các hạng mục hợp tác kinh tế hai nước Việt – Trung. Đồng ý cung cấp kịp thời cho nhau thông tin về các hạng mục hợp tác kinh tế, kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty và xí nghiệp của hai nước hợp tác với nhau, cũng như đồng ý với các vấn đề tài chính (nguồn vốn phương thức chi trả, v.v.) liên quan tới các hạng mục hợp tác kinh tế sẽ do các công ty và xí nghiệp hữu quan đã ký hợp đồng về hạng mục hợp tác thoả thuận cụ thể và tự chịu trách nhiệm, thanh toán qua ngân hàng của hai nước bằng đồng tiền chuyển đổi tự do và tham khảo giá cả thị trường quốc tế.

Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa chính phủ hai nước Việt - Trung vào ngày 2 tháng 12 năm 1992 tại Hà Nội, Việt Nam. Với mục đích phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác kinh tế - kỹ thuật giữa hai nước, cũng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế quốc dân của Việt Nam. Chính phủ Trung Quốc đồng ý trong vòng 5 năm tới kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1993 đến ngày 31 tháng 12 năm 1997, dành cho Chính phủ Việt Nam khoản tín dụng trị giá 80 triệu đồng Nhân dân tệ không lấy lãi, sử dụng cho các hạng mục hợp tác do hai Chính phủ thỏa thuận. Chính phủ Việt Nam sẽ thanh toán dần bằng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hoặc bằng tiền ngoại tệ có thể chuyển đổi do Chính phủ hai nước thỏa thuận trong vòng 10 năm kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2003 đến ngày 31 tháng 12 năm 2012, mỗi một năm trả một phần mười tổng số tiền vay.

Hiệp Định Về Thành Lập Ủy Ban Hợp Tác Kinh Tế Thương Mại Giữa Chính Phủ hai nước được ký kết ngày 22 tháng 12 năm 1994 tại Hà Nội, nhầm mục đích tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước, thúc đẩy sự phát triển và quan hệ hợp tác kinh tế hữu nghị giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi và tôn trọng chủ quyền của nhau. Hai bên ký kết thoả thuận thành lập Uỷ ban hợp tác kinh tế thương mại Việt Trung với nhiệm vụ thúc đẩy sự phát triển hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước, đồng thời tích cực đưa ra kiến nghị để phát triển sự hợp tác đó; Đôn đốc và giúp đỡ việc thực hiện các thoả thuận có liên quan trong lĩnh vực hợp tác kinh tế thương mại mà hai nước đã ký kết, nghiên cứu và thúc đẩy giải quyết các vấn đề này nảy sinh

trong quá trình thực hiện các thoả thuận đó; Cùng nhau tìm kiếm những khả năng hợp tác đa dạng trong lĩnh vực kinh tế thương mại giữa hai nước.

Hiệp định Việt - Trung về mua bán hàng hóa ở vùng biên giới được ký vào ngày 19 tháng 10 năm 1998 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Việc mua bán hàng hóa ở vùng biên giới nêu trong Hiệp định này là hoạt động mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ở vùng biên giới theo quy định của mỗi bên và của cư dân biên giới, thông qua các cửa khẩu biên giới trên bộ, chợ biên giới được hai bên thỏa thuận nhất trí mở tại sáu tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu của Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc theo quy định của Hiệp định tạm thời. Hai bên ký kết với mục đích khuyến khích, thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa ở vùng biên giới phát triển lành mạnh, liên tục, ổn định và có biện pháp tăng cường phối hợp chống buôn lậu, gian lận thương mại. Hàng hóa mua bán ở vùng biên giới gồm các loại hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của mỗi bên. Các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch và giấy phép được thực hiện theo quy định hiện hành của mỗi nước. Việc thanh toán, kết toán giữa hai nước được thực hiện bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc Đồng Việt Nam hoặc Nhân dân tệ Trung Quốc theo các phương thức thanh toán do hai bên mua bán thỏa thuận. Đồng thời, tích cực áp dụng các biện pháp tăng cường quản lý chất lượng hàng hóa mua bán ở vùng biên giới để đảm bảo lợi ích người tiêu dùng, bảo hộ sản xuất, chống hàng giả, hàng kém phẩm chất, giao quyền cho các tổ chức giám định hàng hóa của mỗi nước tiến hành giám định chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu trong mua bán ở vùng biên giới và cấp giấy chứng nhận giám định hàng hóa theo tiêu chuẩn quy định trong hợp đồng mua bán của hai nước. Hơn nữa, phải tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức hữu quan của nhau tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy mua bán hàng hóa ở vùng biên giới như: Hội chợ, triển lãm thương mại, hội chợ kêu gọi đầu tư, giao dịch đàm phán thương mại.

Một phần của tài liệu phân tích khả năng xuất khẩu hàng hóa của việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 35 - 38)