Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Một phần của tài liệu phân tích khả năng xuất khẩu hàng hóa của việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 57 - 63)

Các nhóm hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc là lương thực và động vật sống, nguyên liệu thô (trừ nguyên liệu), nhiên liệu, hàng chế tác, máy móc và phương tiện vận tải. Còn các nhóm còn lại trong 9 nhóm hàng hóa phân loại theo danh mục phân loại hàng hóa tiêu chuẩn quốc tế (SITC-mã 1 chữ số) đều chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 10%. Nhóm nhiên liệu vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất sau đó là nguyên liệu thô, lương thực và động vật sống. Điều này cho thấy Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng hóa chưa qua sản xuất hoặc sơ chế sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, có sự gia tăng trong tỷ trọng của nhóm hàng đã qua sản xuất là hóa chất tăng từ 5,3% năm 2009 lên 5,6% năm 2011, hàng chế tác tăng từ 9,7% năm 2009 lên 10,5% năm 2011, máy móc và phương tiện vận tải tăng 9,1% năm 2009 lên 13,3% năm 2011, hàng chế tác khác tăng từ 3,5% năm 2009 lên 4,9% năm 2011. Mặt khác, có sự sụt giảm tỷ trọng của nhóm nhiên liệu so với năm 2009, mặc dù năm 2011 tăng 10,1% so với năm

2010 nhưng vẫn nhỏ hơn sự sụt giảm 23% vào năm 2010 so với năm 2009. Tuy nhóm nguyên liệu, lương thực và động vật sống có tỷ trọng giảm vào năm 2011 nhưng vẫn cao hơn năm 2009, cụ thể hơn nguyên liệu có tỷ trọng tăng 11,3% năm 2010 nhưng năm 2011 chỉ giảm có 1,9% so với năm 2010, nhóm lương thực và động vật sống tuy giảm 24% năm 2010 nhưng năm 2011 lại tăng lên đến 26%. Cho thấy Việt Nam vẫn đang cố gắng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa đã qua sản xuất hoặc chế biến sang thị trường Trung Quốc nhưng vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nhóm hàng hóa chưa qua sản xuất hoặc sơ chế để xuất khẩu sang thị trường này.

Nguồn: Cơ sở dữ liệu thống kê thương mại của Liên Hợp Quốc

Hình 4.4: Tỷ trọng các nhóm hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2009 – 2011

Giá trị xuất khẩu của nhóm hàng hóa thô hoặc mới sơ chế tăng cao qua các năm trong giai đoạn 2009 – 2011, tốc độ tăng trưởng cũng rất nhanh, năm 2009 chỉ tăng có 5,9% so với năm 2008 nhưng năm 2010 tăng đến 26,1% so với năm 2009 và năm 2011 lại tăng đến 61% so với năm liền trước. Giá trị của nhóm hàng hóa chế biến hoặc mới tinh chế cũng tăng qua các năm trong giai đoạn này, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại, năm 2009 tăng 19,5% so với năm 2008, năm 2010 tăng lên đến 94,7% nhưng đến năm 2011 chỉ tăng 37,8% so với năm 2010. Bên cạnh đó, tỷ trọng hàng hóa thô hoặc mới sơ chế luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc và luôn cao hơn tỷ trọng hàng hóa chế biến hoặc mới tinh chế. Cụ thể, Tỷ trọng hàng hóa thô hoặc mới sơ chế năm 2009 là 65,9%, năm 2010 là 58,0% và năm 2011 là 62,2% luôn cao hơn tỷ trọng hàng hóa chế biến hoặc mới tinh chế vào năm 2009 là 27,3%, năm 2010

Năm 2010 14,1 22,3 22,3 11,6 16,0 13,6 Năm 2009 15,4 20,0 29,0 9,7 9,1 16,8 Năm 2011 10,5 13,3 15,1 14,6 21,9 24,6 Lương thực và động vật sống

Nguyên liệu thô Nhiên liệu

là 37,2%, năm 2011 là 34,1%. Tuy nhiên, ta thấy có sự chuyển dịch nhưng chưa ổn định trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo hướng tăng tỷ trọng hàng hóa chế biến hoặc mới tinh chế và giảm tỷ trọng hàng hóa thô, mới sơ chế trong giai đoạn này. Do tỷ trọng hàng hóa thô, mới sơ chế giảm 12% năm 2010 so với năm 2009 nhưng năm 2011 lại tăng 7,2% so với năm 2010, còn tỷ trọng hàng hóa chế biến, mới tinh chế năm 2010 tăng 36,3% so với năm 2009 nhưng năm 2011 lại giảm 8,3% so với năm 2010. Bảng 4.3: Trị giá xuất khẩu hàng hóa theo tiêu chuẩn ngoại thương và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2009 – 2011.

Đơn vị: Triệu USD, % Giá trị xuất khẩu Tốc độ tăng trưởng Nhóm hàng hóa

2011 2010 2009 2011 2010 2009

A. Hàng hóa thô hoặc mới

sơ chế 7.224,6 4.488,7 3.559,6 61,0 26,1 5,9 Nông sản 4.199,0 2.554,5 1.865,9 64,4 36,9 1,3 Lương thực và động vật sống 1.697,8 898,4 833,8 89,0 7,7 44,3 Đồ uống và thuốc lá 71,7 48,1 44,5 49,1 8,0 34,9 Dầu, mỡ, chất béo, sáp động thực vật 33,9 17,8 19,7 90,3 -9,8 -41,6 Hạt và quả có dầu 4,2 4,8 3,9 -12,6 23,4 26,5 Thủy sản 247,2 162,7 124,8 52,0 30,3 35,8

Nguyên liệu thô 2.391,5 1.585,3 964,0 50,8 64,5 -19,3 Nhiên liệu và sản phẩm khai

khoáng 3.025,6 1.934,2 1.693,7 56,4 14,2 11,5

B. Hàng hóa chế biến hoặc

mới tinh chế 3.963,8 2.877,2 1.477,7 37,8 94,7 19,5

Sắt thép 80,1 93,4 11,2 -14,2 732,0 -66,0

Hóa chất 655,0 484,5 287,8 35,2 68,3 38,1

Máy móc, phương tiện vận

tải 1.542,2 1.056,7 489,7 45,9 115,8 12,7

Hàng dệt may 615,2 406,3 240,4 51,4 69,0 81,4

Quần áo 155,5 57,7 24,1 169,3 140,0 -5,7

Hàng hóa bán thành phẩm 413,5 417,7 210,1 -1,0 98,8 -10,9 Hàng chế tác khác 417,4 254,3 165,3 64,1 53,9 -0,4 Hàng hóa cá nhân và gia

dụng 322,4 205,6 130,8 56,8 57,2 -5,5

Nguồn: Cơ sở dữ liệu thống kê thương mại của Liên Hợp Quốc

Các nhóm hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc như nông sản, nguyên liêu thô, nhiên liệu và sản phẩm khai khoáng, hàng dệt may, quần áo, máy móc và phương tiện vận tải nhìn chung đều có giá trị xuất khẩu tăng cao và tốc độ tăng trưởng cũng nhanh trong giai đoạn 2009 – 2011. Thế nhưng hàng hóaViệt nam xuất khẩu sang Trung Quốc

không chỉ thua thiệt về trị giá mà ngay cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta vào Trung Quốc cũng không có sự cải thiện đáng kể. Trong khi hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc là sản phẩm hoàn thiện phục vụ tiêu dùng thì hàng hóa nước ta xuất khẩu chủ yếu dưới dạng nguyên liệu thô nên giá trị kinh tế, sức cạnh tranh không cao. Hơn nữa, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc của nước ta còn bất hợp lý do hoạt động xuất khẩu của nước ta phụ thuộc rất nặng nề vào ba mặt hàng nguyên liệu thô “cổ truyền” là dầu thô, than đá và cao su. Các số liệu thống kê cho thấy, trong 3 năm qua, 3 mặt hàng này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch, cho nên chúng ta đã không ít lần rơi vào tình trạng: hễ tăng tốc xuất khẩu các mặt hàng này vào Trung Quốc thì tốc độ tăng xuất khẩu nói chung vọt lên. Tuy cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, cụ thể là sự gia tăng của tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp từ 27,3% lên 34,1% trong giai đoạn 2009 – 2011 nhưng tốc độ chuyển dịch lại không ổn định.

Từ bảng 4.4 và 4.5, ta biết được các mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam có giá trị xuất khẩu lớn hơn 100 triệu USD trong suốt giai đoạn 2009 – 2011, đặc biệt năm 2011 có 3 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD là cao su thiên nhiên, dầu thô, than đá. Nếu xét theo từng năm thì năm 2011 có 20 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD, năm 2010 có 16 mặt hàng và 14 mặt hàng vào năm 2009. Tốc độ gia tăng của các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhìn chung đều tăng vào năm 2011. Tuy có giảm ở năm 2009, 2010 hoặc cả hai năm nhưng đến năm 2011 sẽ tăng trở lại. Cụ thể, cao su thiên nhiên giảm 27,1% năm 2009 nhưng năm 2010 và 2011 đều tăng nhưng tốc độ tăng chậm lại, dầu thô tuy giảm 15,4% năm 2009 và 27,4% năm 2010 nhưng năm 2011 lại tăng đến 189,3% so với năm 2010, trái cây và các loại hạt giảm 2,1% năm 2010 nhưng năm 2011 tăng lên 58% cao hơn 4,5 lần so với tốc độ tăng năm 2009, các loại rau giảm 32,1% năm 2010 nhưng năm 2011 tăng lên 103,2% so với năm 2010 tuy nhiên vẫn thấp hơn năm 2009 là 135,1%, máy móc văn phòng giảm 30,2% năm 2009 nhưng chỉ tăng 23,6% năm 2011 mặc dù năm 2010 tăng đến 147,5%. Duy nhất có vật liệu cao xu tăng 218,9% năm 2009 và 121,6% năm 2010 thế nhưng đến năm 2011 lại giảm 26,7% so với năm 2010.

Bảng 4.4: Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2009 – 2011

Đơn vị: Triệu USD

Tên hàng hóa 2011 2010 2009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cao su thiên nhiên 1.739,3 1.153,2 743,0

Dầu thô, dầu mỏ, dầu từ bitumin 1.063,6 367,7 506,3

Than đá 1.023,3 963,1 935,8

Nhựa đường 769,0 398,0 124,8

Sợi dệt 547,6 356,6 208,8

Trái cây và các loại hạt (trừ hạt dầu) 478,6 302,9 309,3

Keo 464,5 326,4 217,4

Gỗ, dăm gỗ và phế phẩm 430,3 291,3 141,4

Các loại rau tươi, bảo quản 407,9 200,8 295,6

Máy móc văn phòng 352,3 285,2 115,2

Linh kiện, phụ tùng thiết bị viễn thông 263,2 216,1 137,3

Giày dép 257,6 159,1 101,6

Vật liệu cao su 188,1 256,8 115,9

Nguồn: Cơ sở dữ liệu thống kê thương mại của Liên Hợp Quốc

Bảng 4.5: Tốc độ gia tăng trong giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao giai đoạn 2009 – 2011

Đơn vị: %

Tên hàng hóa 2011 2010 2009

Cao su thiên nhiên 50,8 55,2 -27,1

Dầu thô, dầu mỏ, dầu từ bitumin 189,3 -27,4 -15,4

Than đá 6,2 2,9 26,0

Nhựa đường 93,2 219,0 333,1

Sợi dệt 53,6 70,8 117,5

Trái cây và các loại hạt (trừ hạt dầu) 58,0 -2,1 13,1

Keo 42,3 50,1 39,9

Gỗ, dăm gỗ và phế phẩm 47,7 106,1 59,0

Các loại rau tươi, bảo quản 103,2 -32,1 135,1

Máy móc văn phòng 23,6 147,5 -30,2

Linh kiện, phụ tùng thiết bị viễn thông 21,8 57,4 36,3

Giày dép 61,9 56,7 -9,3

Vật liệu cao su -26,7 121,6 218,9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các mặt hàng xuất khẩu của bảng 4.6, tuy có giá trị xuất khẩu không vượt quá 100 triệu USD (ngoại trừ gạo và gỗ sơ chế) nhưng tốc độ tăng trưởng trong trị giá xuất khẩu tăng cao qua các năm trong giai đoạn 2009 – 2011, mặc dù có giảm ở một số mặt hàng nhưng tốc độ tăng vẫn cao hơn tốc độ giảm hoặc giảm không đáng kể so với tăng. Một số mặt hàng đáng chú ý có tốc độ tăng trưởng rất cao trong giai đoạn này là gạo, thiết bị điện, quần áo nam nữ và trẻ em, gang, chế phẩm của sắt thép , hàng may mặc.

Bảng 4.6: Giá trị xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu khác giai đoạn 2009 - 2011

Giá trị (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng (%) Tên hàng hóa

2011 2010 2009 2011 2010 2009

Gạo 160,7 55,6 8,3 189,2 569,8 481,7

Gỗ sơ chế 116,9 66,1 24,8 76,8 166,6 1,4

Thiết bị phân phối điện 58,8 26,6 6,7 121,5 296,2 -11,3 Quần áo nam và trẻ em trai của

các loại vải dệt, không dệt kim 53,6 15,3 6,6 251,1 131,8 3,5 Hàng may mặc của các loại vải

dệt khác 44,5 14,0 7,0 217,9 99,2 10,3

Gỗ cây thô hoặc đẽo vuông 34,5 9,3 6,4 272,2 45,1 -48,5 Phụ kiện máy móc văn phòng,

máy xử lý dữ liệu 33,9 13,6 9,8 148,9 39,5 -3,2 Quần áo nữ và trẻ em gái của các

loại vải dệt, không dệt kim 33,4 9,0 4,2 273,3 115,3 37,9 Hàng du lịch, túi xách, vali và

các loại tương tự 24,6 12,3 7,0 98,8 76,5 -32,7 Các loại nhựa khác dạng nguyên

sinh 22,0 27,8 7,4 -20,8 276,7 240,8

Máy móc điện tử và thiết bị khác 20,2 38,8 10,1 - 47,9 285,8 182,1

Đồng 15,3 63,1 5,9 -75,7 964,5 8,6 Trà và sản phẩm của trà 14,9 17,0 7,2 -12,4 135,6 7,1 Gang, gang kính, sắt xốp, bột và hột 14,2 2,5 0,2 458,6 1.030,1 -43,2 Sữa và kem, các sản phẩm khác bơ và pho mát 8,1 2,8 0,8 190,7 269,6 53,2 Sắt, thép thanh, que, khuôn và

phân khúc 5,9 1,0 0,2 515,4 385,3 -95,4

Vải bông, dệt 2,2 1,0 1,1 112,1 -1,8 -46,4

Gốm 0,6 0,3 0,2 132,5 33,4 -67,2

Cá tươi, ướp lạnh hoặc đông

lạnh 43,7 28,9 31,9 51,5 -9,5 55,5

Một phần của tài liệu phân tích khả năng xuất khẩu hàng hóa của việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 57 - 63)