Đặc điểm thị trường Trung Quốc

Một phần của tài liệu phân tích khả năng xuất khẩu hàng hóa của việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 44 - 46)

Trung Quốc là một thị trường khổng lồ với hơn 1,3 tỉ dân, có diện tích lớn nhất Châu Á với 9,6 triệu km², là một quốc gia đang trên đà trỗi dậy được cả thế giới ngưỡng mộ bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kì mà ít quốc gia nào sánh nổi. Trung Quốc cũng là một thị trường lớn có sức thu hút toàn cầu và được ví như công xưởng của thế giới, nơi tập trung hầu hết các công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới. Cho nên, Trung Quốc đang trở thành một cường quốc kinh tế. Năm 1975, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc chỉ chiếm 1% GDP của thế giới thì năm 2009 đã chiếm đến 8,3%. Nếu tiếp tục phát triển như hiện nay, đến năm 2020 Trung Quốc sẽ chiếm từ 12 - 15% GDP toàn cầu và thách thức vị trí số một thế giới về kinh tế của Mỹ trong vài thập kỷ tới.

Trung Quốc cũng là một Quốc gia nhập khẩu lớn. Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu...Thị trường nhập khẩu chủ yếu la Mỹ, EU, Nhật Bản, các nước châu Phi và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Trung Quốc nhập khẩu hàng hoá của Việt nam chủ yếu là nguyên vật liệu, khoáng sản, nông sản...và xuất khẩu các mặt hàng như máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng...

Nhu cầu của thị trường Trung Quốc khá đa dạng và có thể được xem là một thị trường dễ tính do các tầng lớp dân cư khác nhau có thu nhập khác nhau. Đây là một thị trường đặc trưng bởi sự tồn tại của các loại hàng hóa có quy cách và chất lượng khác nhau xa đến mức giá cả hàng hóa chênh lệch nhau hàng chục, thậm chí hàng trăm lần.

Hàng hóa Trung Quốc đang tràn ngập thị trường thế giới với giá rẻ không ngờ là một thực tế không thể phủ nhận được. Một số yếu tố quan trọng sau đã ảnh hưởng quan trọng đến giá cả hàng hóa Trung Quốc.

Đầu tiên, hầu hết thiết bị, nhà máy của Trung Quốc, ngoài một số chi tiết nhập ngoại, đều được sản xuất trong nước. Vì vậy, giá máy móc rất rẻ so với máy cùng loại của nước ngoài. Mức khấu hao tài sản tính vào trong mỗi sản phẩm rất thấp, dẫn đến việc giá thành sản phẩm rất rẻ.

Kế đến, để sản xuất một sản phẩm nào đó, các xí nghiệp Trung Quốc thường sản xuất một khối lượng rất lớn với lý luận dễ hiểu rằng giá thành sẽ tỉ lệ nghịch với số lượng. Với suy nghĩ đó, các doanh nhân Trung Quốc không ngại sản xuất một số lượng lớn hàng hóa mỗi khi họ nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, thậm chí số sản phẩm làm ra còn cao hơn khối lượng trong đơn đặt hàng nữa. Họ không phải lo vì thị trường nội địa với dân số trên một tỉ người sẽ tiêu thụ số lượng hàng khổng lồ đó, số còn dư sẽ được xuất khẩu sang nước ngoài.

Trung Quốc là một thị trường đầu tư to lớn, thu hút một số lượng lớn các công ty, tập đoàn đầu tư nước ngoài với các hình thức kinh doanh muôn màu muôn vẻ nhưng cũng là nơi cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp nội địa với các hãng nước ngoài. Ngoài ra, giá nhân công Trung Quốc thuộc loại thấp nhất thế giới. Chính phủ Trung Quốc còn khuyến khích các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu bằng cách thoái thuế đến 19% trên trị giá lô hàng bán được. Đây cũng là nguyên nhân khiến các nước công nghiệp phát triển áp dụng điều luật “chống bán phá giá” đối với hàng Trung Quốc.

Thị trường Trung Quốc có đặc trưng là chấp nhận sự tồn tại của hàng hóa nhiều quy cách và chất lượng không như nhau, và mức giá có thể cách nhau hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Người Trung Quốc rất nhạy cảm với giá cả và thường chọn sản phẩm rẻ, tuy nhiên khi bị tác động bởi các dịch vụ hậu mãi tốt hơn hay chất lượng cao hơn, họ sẵn sàng mua giá đắt hơn. Do trình độ phát triển và nhu cầu, người Trung Quốc cũng rất ưa chuộng sản phẩm công nghệ cao nhập ngoại. Hiện những sản phẩm công nghệ cao nước ngoài được tiêu thụ nhiều ở Trung Quốc là xe hơi, máy vi tính, ti-vi, điện thoại... nhưng những sản phẩm như máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa, lò vi ba... họ

thường chọn sản phẩm nội địa. Mặc dù, người tiêu dùng Trung Quốc rất coi trọng hàng sản xuất trong nước, hàng nhập khẩu vẫn được ưa thích hơn và họ vẫn chọn mua hàng nhập khẩu nếu có khả năng, nhất là những mặt hàng công nghệ cao.

Một phần của tài liệu phân tích khả năng xuất khẩu hàng hóa của việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)