Biến động đất nông nghiệp và đất công nghiệp giai đọan 2000 – 2013

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hợp lý khi chuyển đất nông nghiệp sang đất công nghiệp trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 73 - 74)

Bảng 3.3. Biến động diện tích đất giai đoạn 2000 – 2013 huyện Văn Lâm STT Mục đích sử dụng đất DT (ha) năm 2013 Năm 2010 Năm 2005 Năm 2000 DT (ha) Tăng(+) giảm (-) DT (ha) Tăng(+) giảm(-) DT (ha) Tăng(+) giảm(-) Tổng diện tích tự nhiên 7443,3 7443,3 0 7442,2 1,06 7442,2 1,06 1 Đất nông nghiệp 3856,8 3922,11 -65,31 4081,5 -224,7 5059,3 -1202

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 3555,4 3609,31 -53,91 3864,4 -308,9 4839,5 -1284

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 3455,9 3505,41 -49,51 3800,1 -344,1 4626,6 -1171

1.1.1.1 Đất trồng lúa 3301,4 3346,75 -45,35 3759,8 -458,5 4625,8 -1324

1.1.1.2 Đất trồng cây HNK 154,56 158,66 -4,10 40,22 114,3 0,82 153,74

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 99,47 103,90 -4,43 64,3 35,17 212,92 -113,5

1.2 Đất lâm nghiệp 0 0 0 0 0 0 0

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 172,29 171,99 0,30 186,15 -13,86 219,75 -47,46

1.4 Đất nông nghiệp khác 129,1 140,81 -11,71 30,96 98,14 129,1

2 Đất phi nông nghiệp 3575,86 3507,67 68,19 3345,97 229,89 2351,72 1224,14

Đất khu công nghiệp 418,80 418,80 0 334,75 84,05 35 383,8

a. Biến động đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp có chiều hướng giảm. Diện tích đất nông nghiệp năm 2013 là 3.856,8 ha, giảm 65,31 ha so với năm 2010, giảm 224,7 ha so với năm 2005, giảm 1.202 ha so với năm 2000, trong đó giảm đáng kể là diện tích đất trồng lúa (năm 2013 là 3.301,4 ha, giảm 45,35 ha so với năm 2010, giảm 458,5 ha so với năm 2005 và giảm 1.324 ha so với năm 2000). Nguyên nhân chủ yếu là chuyển sang mục

đích đất công nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở... và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nội bộ đất nông nghiệp (đặc biệt là chuyển đất trồng lúa sang trồng các loại cây hàng năm khác, diện tích trồng cây hàng năm khác năm 2013 tăng 114,3 ha so với năm 2005 và tăng 153,74 ha so với năm 2000).

Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng diễn ra mạnh mẽ nhất ở các xã: Lạc

Đạo 82,14ha; ChỉĐạo 18,45ha; Tân Quang 148,45ha; Đình Dù 46,50 ha; Minh Hải 35,18 ha; Trưng Trắc 186,05 ha; Lạc Hồng 150,11 ha.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 Ngoài ra có 5 xã, thị trấn có diện tích chuyển dịch cơ cấu cây trồng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chuyển sang trang vườn trại gồm có: thị trấn Như Quỳnh 50,49 ha, xã Tân Quang 82,79 ha, xã Lương Tài 2,36 ha, xã Lạc hồng 0,37 ha, xã Trưng Trắc 23,59 ha.

Diện tích lớn đất nông nghiệp được chuyển mục đích sang đất công nghiệp

đã làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Chi tiết sự biến động đất nông nghiệp được thể hiện qua Bảng 3.3 ở trên.

b. Biến động đất công nghiệp

Trong những năm gần đây, tốc độ CNH - HĐH của huyện Văn Lâm diễn ra nhanh chóng. Các KCN được mở rộng, thành lập mới trên địa bàn huyện cùng với sự mở rộng các làng nghề dẫn đến tỷ trọng của ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng. Điều này đồng nghĩa với việc diện tích đất phục vụ cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng.

Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng khá nhanh qua các năm. Năm 2000 diện tích loại đất này mới chỉ có 19,1 ha, tăng lên 677,35 ha vào năm 2005, tăng lên 793,28 ha vào năm 2010 và 858,99 ha vào năm 2013, trong đó đất khu công nghiệp năm 2000 là 35 ha, tăng lên 334,75 ha vào năm 2005 và 418,80 ha vào năm 2013. Như vậy, trong hơn 10 năm (từ 2000 - 2013) diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đã tăng 839,89 ha, trong đó đất khu công nghiệp tăng 383,8 ha. Điều này chứng tỏ quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ cho mục tiêu CNH trên địa bàn huyện diễn ra khá mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hợp lý khi chuyển đất nông nghiệp sang đất công nghiệp trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 73 - 74)