a. Thực trạng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện ngày càng tăng qua các năm và giai
đoạn sau chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cao hơn hẳn so với giai đoạn trước khi chuyển đổi. Cụ thể: Giai đoạn 2006 - 2013 đạt 17,02%, cao hơn giai đoạn 1995 - 2000 là 13%/năm và giai đoạn 2000 - 2005 là 15,45%/năm. Tổng thu ngân sách năm 2013 ước đạt 178,566 tỷđồng.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó nông nghiệp năm 2000 vẫn chiếm 48,5% và giảm dần, tới năm 2013 chỉ còn chiếm 12,65%. Công nghiệp xây dựng từ chỗ năm 2000 chỉ chiếm 31% thì tới năm 2013 tăng lên 74,99%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51
c. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp trên địa bàn huyện phát triển mạnh, đẩy nhanh việc phát triển KCN tập trung, mở rộng KCN vừa và nhỏ. Đến năm 2013 đã có 233 dự án với diện tích 978,83 ha, thuộc các xã, thị trấn trong huyện, đã có nhiều dự án đi vào hoạt
động, thu hút trên 25.000 lao động vào làm việc. Làng nghề truyền thống và làng nghề mới được khôi phục và mở rộng sản xuất, hoạt động hiệu quả, nhiều sản phẩm
được tiêu thụ trên địa bàn cả nước.
Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh, năm 2013 là 11.787,754 tỷđồng tăng so với 2012 là 2.857,637 tỷđồng (32%). Huyện có 15 làng nghề truyền thống, sản phẩm của các làng nghề phong phú, đa dạng và có tín nhiệm cao trên thị trường như: chế biến gỗ, đồ đồng, da, chế biến lương thực thực phẩm, dược liệu.
* Nông nghiệp
Nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực cả về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo ra giá trị sản lượng hàng hoá cao trên một đơn vị diện tích canh tác. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013 đạt 738,074 tỷ đồng (tăng 11,23% so với năm 2012), chiếm tỷ trọng 12,65% trong tổng ngành kinh tế.
Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành có sự chuyển đổi đáng kể theo chiều hướng có lợi. Cụ thể: Trước chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trồng trọt vẫn chiếm tỷ
trọng lớn trong nội bộ ngành nông nghiệp (78,5% năm 1995). Từ khi chuyển đổi cơ
cấu sử dụng đất (năm 2000) cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện đã có sự thay đổi đáng kể và đã đem lại một số hiệu quả nhất định. Năm 2000, trồng trọt chiếm 56,4%, chăn nuôi chiếm 42,2%, dịch vụ nông nghiệp chiếm 1,4%; đến năm 2013, trồng trọt chiếm 42,1%, chăn nuôi chiếm 55,8%, dịch vụ nông nghiệp chiếm 2,1%. Như vậy, tỷ trọng sản phẩm trồng trọt trong tổng sản phẩm nông nghiệp có xu hướng giảm (14,3%), tuy nhiên đây vẫn là ngành đóng góp không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi, sau nhiều nỗ lực gầjn đây đã đạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 mức tăng trưởng tương đối cao và đã chiếm tới 55,8% tổng sản phẩm nông nghiệp, tăng 13,5% (năm 2013). Đối với khu vực kinh tế dịch vụ nông nghiệp, nhìn chung có tăng trưởng nhưng không đáng kể. Chính nhờ sự thay đổi này đã làm cho giá trị
sản xuất nông nghiệp vẫn tăng đều trong những năm qua mặc dù diện tích đất nông nghiệp bị giảm xuống.
* Thương mại - dịch vụ
Toàn huyện có 5 siêu thị, 12 chợ khu vực, 29 chợ nông thôn hoạt động kinh doanh mua bán. Tổng giá trị sản xuất kinh doanh các dịch vụ ước đạt 355,277 tỷ đồng. Trong năm 2013 ước tổng mức thương mại, dịch vụ khác đạt 459,683 tỷ đồng, tăng 17,65% so cùng kỳ 2012. Thương mại, dịch vụ phát triển, các hoạt động dịch vụ như nhà trọ, nhà nghỉ, vui chơi, giải trí đã bước đầu phát huy hiệu quả; mạng lưới viễn thông, hệ thống chợ nông thôn được cải tạo nâng cấp phát triển nhanh, đáp ứng sức mua ngày một tăng trên địa bàn.
d. Dân số, lao động và việc làm
Tổng dân số năm 2013 huyện Văn Lâm là 116.372 người, trong đó dân số nông thôn 96.863 người, dân số thành thị là 19.509 người. Trong vòng hơn 10 năm (2000 - 2013) dân số huyện Văn Lâm đã tăng 22.397 người, trong đó dân số nông thôn tăng 14.791 người, dân số thành thị tăng 7.606 người. So với các huyện khác, mật độ dân số của huyện Văn Lâm có phần tương đối cao hơn, dân cư trong khu vực phân bố
không đều, tỷ lệ dân số cơ học cao do tập trung nhiều khu, cụm công nghiệp.
Bảng 3.1. Dân số trung bình huyện Văn Lâm giai đoạn 2000 - 2013
Chỉ tiêu dân số Năm 2000 2005 2010 2013 TB 93,975 101,621 114,211 116,372 Nam 44,883 50,242 56,543 62,663 Nữ 49,092 51,379 57,668 53,709 Thành thị 12,085 14,676 18,030 19,691 Nông thôn 81,890 86,945 96,181 96,681
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 Tổng số lao động của huyện là 65.175 lao động, trong đó: 17.655 lao động nông nghiệp (chiếm 27,09%), 47.520 lao động phi nông nghiệp (chiếm 72,91%). Như
vậy, tỷ lệ số lao động phi nông nghiệp tương đối cao, chiếm trên 70% tổng số lao
động của huyện. Điều này phản ánh đúng xu hướng phát triển kinh tế của huyện để
trở thành huyện công nghiệp.
Thực tế sốlao động phi nông nghiệp ngày càng tăng qua các năm đặc biệt là giai đoạn 2005 - 2013. Năm 2005 là 32.223 người chiếm 59,13% thì đến năm 2013 là 47.520 người chiếm 72.91%. Tốc độ tăng tương đối cao, nguyên nhân là do trên
địa bàn huyện đã có nhiều nhà máy, công ty đi vào hoạt động, do đó một số lao
động nông nghiệp trên địa bàn huyện đã chuyển sang làm công nghiệp và lao động từ các địa phương khác chuyển đến làm việc tại các KCN này. Mặt khác, có nhiều làng nghề phát triển trở lại cũng thu hút một lượng lao động đáng kể, một phần lao
động sẽ chuyển từ nông nghiệp sang thủ công nghiệp cũng góp phần làm tăng tỷ lệ
lao động phi nông nghiệp.
e. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Huyện Văn Lâm có 8km đường Quốc Lộ 5A chạy qua ( thị trấn Như Quỳnh, xã Trưng Trắc, xã Đình Dù, Lạc Hồng) và 17 km đường sắt Hà Hải chạy qua (thị
trấn Như Quỳnh, xã Đình Dù, Lạc Đạo, Chỉ Đạo, Đại Đồng, Việt Hưng, Lương Tài), ngoài ra còn có các tuyến đường liên huyện, liên xã như đường 206, đường 208, đường 196, đường 19, đường 198 trên địa bàn, hệ thống giao thông tương đối thuận tiện cho phát triển kinh tế xã hội.
Hệ thống cáp ngầm, mạng lưới điện cũng như giao thông liên lạc phát triển tương đối đồng bộ. Riêng nguồn nước tất cả các khu dân cư vẫn phải sử dụng nước giếng khoan mặc dù trên địa bàn có 02 nhà máy sản xuất nước sạch, hệ thống chiếu sáng đô thị chưa được trải đều trên toàn huyện, đặc biệt là các khu vực thuộc các xã.
Đầu tư hạ tầng nông thôn trong những năm gần đây đã và đang được đầu tư đúng mức tạo điều kiện thuần lợ cho công gnhiệp phát triển. Có một số dự án đầu tư cơ
sở hạ tầng lớn được thực hiện như: Khu công nghiệp Phố Nối A của công ty đầu tư
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 trường đại học Vichtoria, trường cao đẳng nghề ASEAN, Nhà máy nước Như
Quỳnh, Trạm biến thế 110 KV Lạc Đạo,…Bên cạnh đó có một số công trình trọng
điểm cũng đã được đầu tư như: nâng cấp cải tạo đường 19 liên tỉnh Hải Dương, Hưng Yên.
Bên cạnh đó, một số cơ sở hạ tầng xã hội thiết yếu như: trạm xá, trường học,…cũng đang dần được cải thiện. Trung bình mỗi phường có một trạm xá, 2 trường tiểu học, 2 trường THCS, một số trường mầm non đạt tiêu chuẩn quốc gia, ngoài ra còn có các trung tâm y tế khác và nhà văn hoá trung tâm huyện, các câu lạc bộ… Cụ thể, trong những năm qua, quận đã xây dựng mới 85 sân chơi thiếu nhi,
đầu tư xây mới 11 trường THCS học, cải tạo 10 trường tiểu học (với tổng số vốn
đầu tư lên đến 50 tỷđồng).