Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội và môi trường huyện Văn Lâm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hợp lý khi chuyển đất nông nghiệp sang đất công nghiệp trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 55)

2.3.2. Đánh giá công tác chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp của huyện Văn Lâm giai đoạn 2000-2013

2.3.3. Đánh giá tác động của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp giai đoạn 2000 – 2013 nghiệp giai đoạn 2000 – 2013

2.3.4. Đề xuất một số giải pháp phù hợp với thực tế của địa phương nhằm khắc phục những tồn tại và góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất khi chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp la chn đim nghiên cu

Điểmnghiên cứu được lựa chọn đảm bảo các tiêu chí sau:

- Điểm được chọn có tốc độ thu hồi đất nông nghiệp nhanh trong khoảng thời gian nghiên cứu do chuyển sang mục đích xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- Điểm có vị trí địa lý, kinh tế quan trọng có tính chất là trung tâm kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện.

Căn cứ vào các tiêu chí trên, tôi lựa chọn xã Lạc Hồng và thị trấn Như

Quỳnh làm điểm nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của việc chuyển mục đích sử dụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 tích đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp tập trung lớn nhất trong giai đoạn 2000 – 2013.

2.4.2. Phương pháp điu tra thu thp s liu sơ cp

Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên diện rộng để phát hiện các quy luật phân bố và các đặc điểm của đối tượng.

Theo mẫu phiếu điều tra soạn sẵn, sử dụng để điều tra phỏng vấn trực tiếp người có đất bị thu hồi trong phạm vi nghiên cứu.

Thực hiện 100 phiếu điều tra nông hộ nhằm đánh giá tác động của quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp tới đời sống, lao động, các vấn đề

môi trường… tại các xã, thị trấn.

Mỗi xã, thị trấn thực hiện điều tra 50 phiếu.

2.4.3. Phương pháp thu thp s liu th cp

Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết để

làm nền tảng nghiên cứu đề tài. Đây là nguồn kiến thức quí giá được tích lũy qua các quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử.

- Thu thập các tài liệu, số liệu cùng các thông tin về địa bàn nghiên cứu là huyện Văn Lâm: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường; hiện trạng sử

dụng đất năm 2013; quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất các giai đoạn 2001 – 2010 và và giai đoạn 2011- 2020; tình hình quản lý sử dụng đất của huyện từ năm 2000 đến năm 2013 qua các báo cáo của phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện...

- Thu thập các bản đồ hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất, bản đồ

quy hoạch xây dựng nông thôn mới, bản đồ quy hoạch chung xây dựng đô thị. - Thu thập các văn bản pháp lý khác có liên quan.

2.4.4. Phương pháp phân tích, x lý s liu

Các thông tin thu thập được xử lý, tổng hợp, phân tích chủ yếu theo hướng

định tính.

Thông tin thu được từđiều tra xã hội học được xử lý chủ yếu theo hướng định lượng thông qua thống kê mô tả bằng phần mềm Excel. Các số liệu thu được thực tế từ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 Hệ thống hoá các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, để từđó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.

2.4.5. Phương pháp so sánh

Từ các số liệu tổng hợp được, so sánh kết quả thực hiện được khi chuyển đổi

đất nông nghiệp sang đất công nghiệp với các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất của huyện Văn Lâm đã được phê duyệt. Từđó đánh giá và tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác chuyển đổi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường huyện Văn Lâm

3.1.1. Điu kin t nhiên

a. Vị trí địa lý

Huyện Văn Lâm là đơn vị hành chính được thành lập theo Nghịđịnh số 160/CP ngày 25/7/1999 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/9/1999. Huyện

được hình thành trên cơ sở 11 xã thuộc huyện Mỹ Hào tách ra.

Văn Lâm nằm về phía bắc tỉnh Hưng Yên với vị trí địa lý thuận lợi như giáp thủ đô Hà Nội, có Quốc lộ 5A chạy qua nên huyện được xác định là một trong các vùng kinh tế động lực quan trọng của tỉnh Hưng Yên, đã và đang có nhiều lợi thế

phát triển trở thành huyện công nghiệp. Diện tích hành chính của huyện và 7.443,25 ha được giới hạn bởi:

- Phía Bắc giáp với thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh; - Phía Tây giáp huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên;

- Phía Nam giáp huyện Yên Mỹ và huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên; - Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

b. Địa hình, địa mạo, khí hậu

Nhìn chung về địa hình đồng ruộng của huyện độ cao thấp không đều nhau, mà có sự chênh lệch về cốt đất tương đối lớn và có xu thế thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Các xã thuộc về phía Tây Bắc địa hình đồng ruộng đa số là vàn

đến vàn cao, diện tích thấp trũng ít không đáng kể. Các xã phía Nam và Đông Nam (dưới đường sắt) đồng ruộng đa số là vàn thấp, thấp và trũng. Nhưng nhìn chung đất

đai của huyện đều thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.

Huyện có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt, chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: Gió Đông Bắc thổi vào mùa đông; gió Đông Nam thổi vào mùa hè. Hàng năm vào các tháng 5, 6, 7 thường xuất hiện các đợt gió khô, nóng (gió Tây) làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Nhiệt độ không khí: Từ tháng 5 đến tháng 10 khí hậu nóng và ẩm, nhiệt độ

trung bình là 28,1oC. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau khí hậu lạnh và khô với nhiệt độ

trung bình 21,5 oC. Độ ẩm không khí bình quân năm là 80%.Tổng lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.200 - 1.500 mm. Lượng mưa lớn nhất hàng năm đạt 2.500 mm, thấp nhất là 1.300 mm. Lượng bốc hơi trung bình năm là 889 mm. Độ bốc hơi lớn nhất thường xảy ra vào tháng 5, 6, 7.

c. Thuỷ văn, nguồn nước

Văn Lâm chịu ảnh hưởng của các nguồn nước chính là lưu lượng dòng chảy của hệ thống sông Bắc Hưng Hải và hệ thống kênh mương, sông ngòi phân bố trên địa bàn huyện gồm có: sông Đình Dù, sông Lương Tài, sông Bần Vũ Xá, sông Bún,… cùng với hệ thống kênh mương nội đồng. Nhìn chung hệ thống nước tưới cho cây trồng đã chủ động được như cung cấp nước tưới cho cây về

mùa khô hạn, tiêu úng trong mùa mưa lũ.

3.1.2. Các ngun tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra nông hoá thổ nhưỡng năm 1993 của SởĐịa chính Hải Hưng cho thấy đất đai huyện Văn Lâm chia làm 6 loại đất chính. Đất đai của huyện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 Văn Lâm giàu dinh dưỡng phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển đa dạng phong phú với các xã giáp quốc lộ 5 như: Tân Quang, Trưng Trắc, Đình Dù, thị trấn Như Quỳnh và xã Lạc Đạo. Đất đai dễ canh tác, địa hình chủ yếu là vàn cao, vàn và thấp, phù hợp rau màu, cây vụđông. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ, cát pha là 640,02 ha chiếm 15,54%. Đất thịt trung bình đến thịt nặng 3415,12 ha chiếm 84,46%, còn lại là đất thịt nặng và sét. Các xã phía trong như: Việt Hưng, Lương Tài, Đại Đồng, Minh Hải, Lạc Hồng và xã Chỉ Đạo. Đất đai đa số ở địa hình vàn thấp, thấp và trũng khó khăn cho làm đất và tiêu úng về mùa mưa nên chủ yếu cây lúa là chính, diện tích làm

được rau màu vụđông chiếm tỷ lệ thấp.

b. Tài nguyên nước

- Nước mặt: Chủ yếu là nguồn nước mưa được lưu lại trong các ao hồ, kênh mương nội đồng. Ngoài ra còn có nước từ các sông được điều tiết qua hệ thống thuỷ

nông, qua các trạm bơm cùng hệ thống kênh mương nội đồng cung cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

- Nước ngầm: huyện Văn Lâm có nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn, chất lượng tốt, có khả năng khai thác tới 100.000 m3/ngày đêm, đáp ứng công suất nhà máy nước khoảng 10 triệu lít/năm.

3.1.3. Thc trng phát trin kinh tế - xã hi

a. Thực trạng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện ngày càng tăng qua các năm và giai

đoạn sau chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cao hơn hẳn so với giai đoạn trước khi chuyển đổi. Cụ thể: Giai đoạn 2006 - 2013 đạt 17,02%, cao hơn giai đoạn 1995 - 2000 là 13%/năm và giai đoạn 2000 - 2005 là 15,45%/năm. Tổng thu ngân sách năm 2013 ước đạt 178,566 tỷđồng.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó nông nghiệp năm 2000 vẫn chiếm 48,5% và giảm dần, tới năm 2013 chỉ còn chiếm 12,65%. Công nghiệp xây dựng từ chỗ năm 2000 chỉ chiếm 31% thì tới năm 2013 tăng lên 74,99%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

c. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp trên địa bàn huyện phát triển mạnh, đẩy nhanh việc phát triển KCN tập trung, mở rộng KCN vừa và nhỏ. Đến năm 2013 đã có 233 dự án với diện tích 978,83 ha, thuộc các xã, thị trấn trong huyện, đã có nhiều dự án đi vào hoạt

động, thu hút trên 25.000 lao động vào làm việc. Làng nghề truyền thống và làng nghề mới được khôi phục và mở rộng sản xuất, hoạt động hiệu quả, nhiều sản phẩm

được tiêu thụ trên địa bàn cả nước.

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh, năm 2013 là 11.787,754 tỷđồng tăng so với 2012 là 2.857,637 tỷđồng (32%). Huyện có 15 làng nghề truyền thống, sản phẩm của các làng nghề phong phú, đa dạng và có tín nhiệm cao trên thị trường như: chế biến gỗ, đồ đồng, da, chế biến lương thực thực phẩm, dược liệu.

* Nông nghiệp

Nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực cả về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo ra giá trị sản lượng hàng hoá cao trên một đơn vị diện tích canh tác. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013 đạt 738,074 tỷ đồng (tăng 11,23% so với năm 2012), chiếm tỷ trọng 12,65% trong tổng ngành kinh tế.

Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành có sự chuyển đổi đáng kể theo chiều hướng có lợi. Cụ thể: Trước chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trồng trọt vẫn chiếm tỷ

trọng lớn trong nội bộ ngành nông nghiệp (78,5% năm 1995). Từ khi chuyển đổi cơ

cấu sử dụng đất (năm 2000) cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện đã có sự thay đổi đáng kể và đã đem lại một số hiệu quả nhất định. Năm 2000, trồng trọt chiếm 56,4%, chăn nuôi chiếm 42,2%, dịch vụ nông nghiệp chiếm 1,4%; đến năm 2013, trồng trọt chiếm 42,1%, chăn nuôi chiếm 55,8%, dịch vụ nông nghiệp chiếm 2,1%. Như vậy, tỷ trọng sản phẩm trồng trọt trong tổng sản phẩm nông nghiệp có xu hướng giảm (14,3%), tuy nhiên đây vẫn là ngành đóng góp không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi, sau nhiều nỗ lực gầjn đây đã đạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 mức tăng trưởng tương đối cao và đã chiếm tới 55,8% tổng sản phẩm nông nghiệp, tăng 13,5% (năm 2013). Đối với khu vực kinh tế dịch vụ nông nghiệp, nhìn chung có tăng trưởng nhưng không đáng kể. Chính nhờ sự thay đổi này đã làm cho giá trị

sản xuất nông nghiệp vẫn tăng đều trong những năm qua mặc dù diện tích đất nông nghiệp bị giảm xuống.

* Thương mại - dịch vụ

Toàn huyện có 5 siêu thị, 12 chợ khu vực, 29 chợ nông thôn hoạt động kinh doanh mua bán. Tổng giá trị sản xuất kinh doanh các dịch vụ ước đạt 355,277 tỷ đồng. Trong năm 2013 ước tổng mức thương mại, dịch vụ khác đạt 459,683 tỷ đồng, tăng 17,65% so cùng kỳ 2012. Thương mại, dịch vụ phát triển, các hoạt động dịch vụ như nhà trọ, nhà nghỉ, vui chơi, giải trí đã bước đầu phát huy hiệu quả; mạng lưới viễn thông, hệ thống chợ nông thôn được cải tạo nâng cấp phát triển nhanh, đáp ứng sức mua ngày một tăng trên địa bàn.

d. Dân số, lao động và việc làm

Tổng dân số năm 2013 huyện Văn Lâm là 116.372 người, trong đó dân số nông thôn 96.863 người, dân số thành thị là 19.509 người. Trong vòng hơn 10 năm (2000 - 2013) dân số huyện Văn Lâm đã tăng 22.397 người, trong đó dân số nông thôn tăng 14.791 người, dân số thành thị tăng 7.606 người. So với các huyện khác, mật độ dân số của huyện Văn Lâm có phần tương đối cao hơn, dân cư trong khu vực phân bố

không đều, tỷ lệ dân số cơ học cao do tập trung nhiều khu, cụm công nghiệp.

Bảng 3.1. Dân số trung bình huyện Văn Lâm giai đoạn 2000 - 2013

Chỉ tiêu dân số Năm 2000 2005 2010 2013 TB 93,975 101,621 114,211 116,372 Nam 44,883 50,242 56,543 62,663 Nữ 49,092 51,379 57,668 53,709 Thành thị 12,085 14,676 18,030 19,691 Nông thôn 81,890 86,945 96,181 96,681

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 Tổng số lao động của huyện là 65.175 lao động, trong đó: 17.655 lao động nông nghiệp (chiếm 27,09%), 47.520 lao động phi nông nghiệp (chiếm 72,91%). Như

vậy, tỷ lệ số lao động phi nông nghiệp tương đối cao, chiếm trên 70% tổng số lao

động của huyện. Điều này phản ánh đúng xu hướng phát triển kinh tế của huyện để

trở thành huyện công nghiệp.

Thực tế sốlao động phi nông nghiệp ngày càng tăng qua các năm đặc biệt là giai đoạn 2005 - 2013. Năm 2005 là 32.223 người chiếm 59,13% thì đến năm 2013 là 47.520 người chiếm 72.91%. Tốc độ tăng tương đối cao, nguyên nhân là do trên

địa bàn huyện đã có nhiều nhà máy, công ty đi vào hoạt động, do đó một số lao

động nông nghiệp trên địa bàn huyện đã chuyển sang làm công nghiệp và lao động từ các địa phương khác chuyển đến làm việc tại các KCN này. Mặt khác, có nhiều làng nghề phát triển trở lại cũng thu hút một lượng lao động đáng kể, một phần lao

động sẽ chuyển từ nông nghiệp sang thủ công nghiệp cũng góp phần làm tăng tỷ lệ

lao động phi nông nghiệp.

e. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Huyện Văn Lâm có 8km đường Quốc Lộ 5A chạy qua ( thị trấn Như Quỳnh, xã Trưng Trắc, xã Đình Dù, Lạc Hồng) và 17 km đường sắt Hà Hải chạy qua (thị

trấn Như Quỳnh, xã Đình Dù, Lạc Đạo, Chỉ Đạo, Đại Đồng, Việt Hưng, Lương Tài), ngoài ra còn có các tuyến đường liên huyện, liên xã như đường 206, đường 208, đường 196, đường 19, đường 198 trên địa bàn, hệ thống giao thông tương đối thuận tiện cho phát triển kinh tế xã hội.

Hệ thống cáp ngầm, mạng lưới điện cũng như giao thông liên lạc phát triển tương đối đồng bộ. Riêng nguồn nước tất cả các khu dân cư vẫn phải sử dụng nước giếng khoan mặc dù trên địa bàn có 02 nhà máy sản xuất nước sạch, hệ thống chiếu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hợp lý khi chuyển đất nông nghiệp sang đất công nghiệp trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)