Tác động đến việc sử dụng đât nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hợp lý khi chuyển đất nông nghiệp sang đất công nghiệp trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 86 - 89)

Tại nước ta nói chung, sản xuất nông nghiệp vẫn đang là nguồn thu nhập chính. Đất đai được phân bố tương đối đồng đều là một nhân tố quan trọng làm nên thành công của đất nước trong công cuộc xóa đói giảm nghèo trong những thập kỉ

qua. Quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất để phát triển các khu cụm công nghiệp là một tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa của huyện Văn Lâm. Việc chuyển đổi đất nông nghiệp để xây dựng các khu cụm công nghiệp làm giảm khá nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa (Diện tích đất trồng lúa chiếm trên 80% tổng diện tích đất bị thu hồi), một mặt đòi hỏi người sử

dụng đất nông nghiệp phải có phương hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp

để cho năng suất và hiệu quả cao, mặt khác lại tạo ra thách thức đến vấn đề an toàn lương thực cho toàn xã hội.

- Nông nghiệp trên địa bàn huyện đã có chuyển biến tích cực cả về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo ra giá trị sản lượng hàng hoá cao trên một đơn vị diện tích canh tác. Các xã ven đường quốc lộ 5 A đã mở rộng diện tích trồng hoa, cây cảnh, rau sạch để cung ứng cho thị trường Hà Nội.

Nằm trong vùng đồng bằng bắc bộ trước đây huyện Văn Lâm là một trong 10 huyện thị rất phát triển về nông nghiệp, chú trọng nâng cao năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế luôn đạt từ 50-70triệu đồng/ha, vài năm gần đây chuyển dịch cơ

cấu cây trồng vật nuôi theo kiểu trang vườn trại cho hiệu quả kinh tế rất cao ( từ

năm 2005-2010 diện tích chuyển dịch cơ cấu cây trồng đạt 170 ha) giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 12,65% trong tổng ngành kinh tế.

Đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở 6 xã là Lương Tài, Việt Hưng, Đại

Đồng, Chỉ Đạo, Minh Hải, Lạc Đạo; Các xã còn lại diện tích đất nông nghiệp ít, hoặc là do chuyển đổi sang phát triển công nghiệp, hoặc do chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo quy hoạch cây rau màu chất lượng cao, hoa và cây thuốc nam. Như xã Tân Quang có đến 270 ha trồng cây dược liệu phục vụ nguyên liệu cho công ty cổ

phần Traphaco đóng trên địa bàn xã, ngoài ra có khoảng 80 ha chuyên trồng rau và hoa cung cấp tại địa phương, đất nông nghiệp của toàn xã còn 237,71 ha/ 602,6 ha diện tích đất tự nhiên chiếm 39.44% . Đất cho phát triển công nghiệp là 148,45ha

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76 chiếm 24.63%, hay xã Trưng Trắc tổng diện tích đất tự nhiên có 490,25ha thì đất nông nghiệp còn 122,83ha chiếm 25,04% , đất công nghiệp 186,05ha chiếm 37,95% …..

Đối với hai địa phương nghiên cứu là thị trấn Như Quỳnh và xã Lạc Hồng, diện tích đất nông nghiệp còn lại ít (diện tích đất nông nghiệp của TT Như Quỳnh chiếm 41,33% tổng diện tích, diện tích đất nông nghiệp của xã Lạc Hồng chiếm 44,39% tổng diện tích) do chuyển đổi sang xây dựng khu, cụm công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo quy hoạch cây rau màu chất lượng cao và hoa.

- Trong những năm qua, với áp lực của công nghiệp hóa và nền sản xuất theo

định hướng thị trường, việc chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp sang các mục đích công nghiệp và thương mại là điều không thể tránh khỏi. Điều này làm nảy sinh mối quan ngại về tác động tiêu cực đối với các hộ gia đình phải thay đổi chỗở do sinh kế bị rối loạn, mất an ninh lương thực và những đảo lộn về xã hội cũng như văn hóa.

Bảng 3.11. Giá trị sản xuất nông nghiệp

STT Chỉ tiêu ĐVT N2000 ăm N2005 ăm N2013 ăm

1 Diện tích đất nông nghiệp Ha 5059,3 4081,5 3856,8 2 Giá trị sản xuất nông nghiệp Triệu đồng 182,815 227,340 198,121 3 Diện tích trồng lúa Ha 4625,8 3759,8 3301,4 4 Tổng sản lượng lúa Tấn 30.854 25.078 22.020 5 Bình quân lương thực/người Kg/người 328 247 189

Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Hưng Yên

Qua bảng trên cho thấy: từ năm 2000 đến năm 2013 diện tích đất nông nghiệp của huyện giảm 1.202,5 ha do thu hồi đất nông nghiệp chuyển mục đích, trong đó chủ yếu là xây dựng các KCN, CCN. Diện tích đất trồng lúa giảm 8.834 ha, bình quân mỗi năm diện tích đất trồng lúa giảm 736,17 ha.

Mặc dù nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng tiến bộ kỹ

thuật vào sản xuất làm cho giá trị sản xuất nông nghiệp và năng suất lúa không ngừng tăng nhưng trong những năm tới, bình quân lương thực đầu người có thể sẽ

tiếp tục giảm và trong tương lai xa có thể ảnh hưởng đến an ninh lương thực của khu vực.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77

Hình 3.5. Chuyn đổi đất trng lúa sang trng rau màu – xã Lc Hng

Chúng ta có thể nhìn thấy những đổi thay do công nghiệp, dịch vụ mang đến nhưng lại không thể lường hết được hậu quả nếu cây lúa không được quan tâm đúng mức, dẫn đến khủng hoảng lương thực. Các nhà kinh tế học cho rằng, không thể lấy vài tấn gạo so với lợi nhuận thu được từ chiếc xe máy, ô tô mà phải tính với giá trị 1 tấn gạo khi KT - XH có biến động (Nguyễn Minh Hoài, 2008). Với tốc độ công nghiệp hóa nhanh như hiện nay của huyện thì dự báo toàn bộ lương thực sản xuất trong huyện không đủ cho tất cả dân số trên địa bàn, và nếu địa phương nào cũng có tốc độ công nghiệp hóa điển hình mạnh mẽ như Văn Lâm và thiếu sự cân nhắc từ

các cơ quan chức năng, các cơ quan có thẩm quyền thì khả năng mất an toàn lương thực là rất lớn.

Theo các nhà khoa học, để đảm bảo an ninh lương thực, cần tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trên lĩnh vực nông nghiệp để nâng cao năng suất, chuyển đổi và đa dạng hóa cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi, tăng nhanh sản lượng, giảm tổn thất khi thu hoạch, có giải pháp cho bảo quản lương thực. Đặc biệt, cần có chính sách khuyến khích nông dân tại các địa phương trong huyện tiếp tục trồng lúa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78 theo chủ trương của nhà nước: Giữ vững 3,8 triệu héc-ta lúa cho đến năm 2020 để

bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu biến động đất nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2013 Diện tích đất nuôi trồng thủy sản Ha 198,0 172,29 Diện tích trồng ngô Ha 12 4 Diện tích đậu tương Ha 58 30 Diện tích cam, quýt Ha 58 40 Diện tích trồng nhãn Ha 84 31 Diện tích trồng vải Ha 29 18 Diện tích trồng táo Ha 6 2

Sản lượng cây lương thực có hạt Tấn 44.568 41.553

Sô trang trại Trang trại 498 211

Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hợp lý khi chuyển đất nông nghiệp sang đất công nghiệp trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 86 - 89)