Tác động đến môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hợp lý khi chuyển đất nông nghiệp sang đất công nghiệp trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 95 - 104)

Cùng với sự phát triển KT-XH của cả nước, tỉnh Hưng Yên nói chung và huyện Văn Lâm nói riêng trong những năm qua sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từđất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp góp phần phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt. Các KCN, CCN, các làng nghề ngày càng được đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang và đi vào hoạt

động ổn định và làm cho cảnh quan trong khu vực thay đổi. Công tác quản lý môi trường

đô thị, nông thôn những năm vừa qua được quan tâm đầu tư, hoạt động dịch vụ bảo vệ, vệ sinh môi trường được nhiều các tổ chức, cá nhân tham gia.

Các khu công nghiệp khi đi vào hoạt động lại kéo theo các chất thải công nghiệp: Nước thải công nghiệp, rác thải công nghiệp, bụi và tiếng ồn trong công nghiệp. Những chất thải này có thể hạn chếđược thông qua hệ thống xử lý trước khi thải ra ngoài khu công nghiệp.

Tuy nhiên việc xây dựng ồ ạt các khu, cụm công nghiệp thiếu các giải pháp về bảo vệ môi trường hay không dành sự quan tâm đúng mức tới các biện pháp xử

lý chất thải, rác thải đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp

đến đời sống người dân, giảm chất lượng cuộc sống, tổn hại sức khỏe, lây lan bệnh tật trong cộng đồng. Hiện nay đây là vấn đề nhức nhối tại huyện Văn Lâm.

Mặc dù, các nhà máy, công ty, xí nghiệp đến thuê đất xây dựng nhà xưởng, kinh doanh đều bắt buộc phải làm cam kết bảo vệ môi trường, đánh giá tác động

đến môi trường, đưa ra những phương án xử lý chất thải một cách an toàn nhất với môi trường, song việc thực hiện các cam kết trên thực tế không phải lúc nào cũng

được thực hiện.

Bảng 3.16. Ý kiến của các nông hộ về những tác động đến môi trường Tác động Lạc Hồng TT Như Quỳnh

Tốt 0 2

Không thay đôi 0 3

Ô nhiễm đất 22 31

Ô nhiễm nước 39 37

Ô nhiễm không khí 42 23

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85

* Tại Khu công nghiệp Phố Nối A

Theo kết quả điều tra, tại KCN Phố Nối A chủ đầu tư hạ tầng đã xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung giai đoạn I, công suất 3.000 m3/ngày đêm,

đồng thời lắp đặt hệ thống quan trắc tự động đối với các thông số đặc trưng pH, DO, TSS, COD… để theo dõi chất lượng nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN. Hiện có phần lớn các dự án trong KCN đã được đấu nối thu gom nước thải vào hệ thống chung và được xử lý tại nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN.

Bảng 3.17. Tổng lượng chất thải phát sinh tại KCN Phố Nối A năm 2013

STT Chất thải ĐVT Lượng thải

1 Nước thải m3/ngày đêm 9.300

1.1 Thu gom xử lý theo hệ thống m3/ngày đêm 2.500 1.2 Tự xử lý nội bộ m3/ngày đêm 300 1.3 Phát sinh (đối với DA lớn) m3/ngày đêm 6.500

2 Chất thải rắn tấn/năm 325.266,6

3 Bùn thải tấn năm 34.118,2

4 Chất thải nguy hại tấn/năm 13.627,6

Nguồn : Sở Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên , 2013

- Tổng lượng nước thải phát sinh của cả KCN Phố Nối A hiện nay khoảng trên 9.300 m3/ngày đêm (Sở Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên, 2013). Trong đó:

+ 2.500 m3/ngày đêm được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN để xử lý trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận.

+ 6.500 m3/ngày đêm, phát sinh trong quá trình hoạt động của 02 dự án (dự án Nhà máy sản xuất giấy lụa của Công ty TNHH JP Corelex Việt Nam khoảng 5.500 m3/ngày đêm; dự án Nhà máy bia Hà Nội - Hưng Yên của Công ty CP Đầu tư phát triển công nghệ rượu bia NGK Hà Nội khoảng 1.000 m3/ngày đêm). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khoảng 300m3/ng.đ, chủ yếu là nước thải sinh hoạt, phát sinh từ quá trình hoạt

động của 08 dự án (được UBND tỉnh cấp phép đầu tư trước khi thành lập KCN) chưa

đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý chung của KCN mà do các chủ dự án xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải nội bộ trước khi xả thải ra ngoài môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86 Như vậy việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN chưa

đảm bảo đủ công suất xử lý được toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong KCN.

- Tổng lượng chất thải rắn (sinh hoạt và công nghiệp) phát sinh trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN bình quân năm 2013 vào khoảng 325.266,6 tấn/năm, tổng lượng bùn thải vào khoảng 34.118,2 tấn/năm, tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh vào khoảng 13.627,6 tấn/năm (Sở Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên, 2013),.

Theo Ban quản lý KCN Hưng Yên, việc đấu nối, thu gom nước thải của các doanh nghiệp chưa triệt để, KCN Phố Nối A còn khoảng 16 dự án đầu tư trước khi thành lập KCN chưa được đấu nối vào hệ thống chung, một số doanh nghiệp còn đấu nối sai quy định, không tách riêng hệ thống nước thải và nước mưa. Kết quả quan trắc

định kỳ, chất lượng môi trường nước mặt của KCN Phố Nối A trên sông Bần Vũ Xá - nơi tiếp nhận nhiều nguồn nước thải, trong đó có nước thải từ hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN có thông số BOD5 vượt 1,43 lần giới hạn cho phép, thông số

COD cũng gần xấp xỉ giới hạn cho phép tại QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Hiện trạng môi trường nước mặt tại khu vực này đang có dấu hiệu bị ô nhiễm, nguyên nhân là do đây là nơi không chỉ tiếp nhận nước thải phát sinh từ KCN mà còn từ cả các doanh nghiệp bên ngoài KCN.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87 Một lượng lớn chất thải từ của các doanh nghiệp đã thải ra sông Bún - dẫn nước tưới tiêu nông nghiệp cho 2 huyện Văn Lâm và Yên Mỹ, làm nguồn nước bị ô nhiễm hóa chất, bốc mùi ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân. Nhiều năm qua, người dân tại xã Lạc Hồng không thể nuôi thủy sản và trồng lúa được. Một người dân ở xã Lạc Hồng cho biết: “Có lúc ruộng cấy đi cấy lại đến ba lần mà lúa cứ héo rồi chết”.

Hình 3.7. Rác thi ven đường Quc l 5A – xã Lc Hng

* Tại Cụm công nghiệp làng nghề Minh Khai

Cụm công nghiệp làng nghề Minh Khai có diện tích hơn 11 ha, đi vào hoạt

động được hơn 3 năm đã giải quyết được nhiều vấn đề: hơn 143 hộ tái chế nhựa

được di dời sản xuất khỏi làng vào cụm công nghiệp có mặt bằng rộng, xây dựng nhà xưởng, kho chứa nguyên, vật liệu, thành phẩm đã giúp giảm tải sản xuất trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88 làng; góp phần giảm ô nhiễm khu dân cư, đường thôn, ngõ xóm phong quang hơn, giảm ách tắc giao thông.

Phần lớn các hộ ra cụm công nghiệp đều mua sắm thêm máy, móc thiết bị

mới, hiện đại, chi phí điện năng giảm, sản xuất mở rộng, doanh thu, lợi nhuận tăng; tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động... Do vậy, nhu cầu di dời sản xuất ở làng nghề Minh Khai là rất lớn. Hơn 400 hộ sản xuất trong làng Minh Khai muốn ra cụm công nghiệp nhưng hết đất. Để đáp ứng đủ nhu cầu của làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề Minh Khai cần mở rộng thêm 50 ha nữa...

Tuy nhiên theo điều tra tại Cụm công nghiệp làng nghề Minh Khai thì phần lớn diện tích của cụm công nghiệp đã được lấp đầy, trong làng nghề cũ vẫn còn tới hơn 790 hộ sản xuất. Qui mô sản xuất tăng cao và loại hình sản xuất cũng như sản phẩm sản xuất ra cũng ngày một đa dạng, phong phú. Điều này khiến cho vấn đề

môi trường của làng nghề hầu như chưa có nhiều chuyển biến so với trước khi có cụm công nghiệp, thậm chí là còn nghiêm trọng hơn. Bởi vì toàn bộ chất thải đã lưu giữ trong môi trường nhiều năm chưa được xử lý nay hàng ngày lại phải tiếp nhận thêm nguồn thải mới với khối lượng nhiều hơn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 89

Hình 3.9. Chai nha, túi nha người dân mua khp nơi được bó cht, nèn trong bao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 90 - Nguyên liệu đầu vào của làng nghề gồm tất cả các loại nhựa cứng hoặc mềm: bàn ghế, xô chậu, chai lọ và bao gói các loại... Đầu ra của làng nghề chủ yếu là các sản phẩm: Túi nilon nội trợ, màng che phủ nông nghiệp, ghế nhựa, ống nhựa PVC, bao túi, bóng kính và hạt nhựa. Theo kết quả khảo sát cho thấy, hàng ngày trong quá trình sản xuất tại làng nghề sẽ phát sinh khoảng 3 tấn chất thải rắn được người dân đổ và đốt tự phát vì bãi chứa rác của thôn đã đầy không còn khả năng chứa.

- Các nguồn phát sinh nước thải của thôn Minh Khai chủ yếu từ hoạt động tái chế nhựa, sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi là chủ yếu) và sinh hoạt của người dân. Tổng lượng nước thải của toàn thôn lên đến 2000 - 5000m3/ngày.

Bảng 3.18. Tỉ lệ phát sinh nước thải của các nguồn thải

STT Nguồn Thành phần gây ô nhiễm T(%)ỉ lệ

1 chHoếạ nht độựng sa ản xuất tái Nnghiướềc thn phải tế liừ các công ệu, làm mát là chđoạn rửủa, xay, yếu 50,8 2 Sản xuất nông nghiệp Chủ yếu nước thải chăn nuôi 2,2 3 Sinh hoạt nNấướu ăc thn … ải từ hoạt động tắm giặt, rửa, 47

Nguồn : Sở Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên, 2013

Hệ thống xử lý nước thải của CCN được thiết kế có công suất 500 m3/ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đêm. Tuy nhiên ko đáp ứng được nhu cầu nên một lượng nước nước thải vẫn thải trực tiếp ra môi trường mà không được xử lý và hòa chung vào hệ thống thoát nước chung của khu dân cư. Qua kết quả quan trắc, phân tích mẫu nước mặt tại cụm công nghiệp và trong khu dân cư cho thấy nhiều chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn cho phép, trong đó chất lượng nước mặt trong khu dân cư có dấu hiệu bị ô nhiễm nặng hơn so với tại khu sản xuất tập trung.

Đối với nước thải sản xuất, khi thực hiện lấy 02 mẫu được lựa chọn (MK-NT1: Mương thoát nước thải đầu làng; MK-NT2: Mương thoát nước thải – đội 1 thôn Minh Khai) lấy tại các hộ sản xuất với 27 chỉ tiêu đánh giá theo QCVN

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 91 40:2011/BTNMT quy định về nước thải công nghiệp (Sở Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên, 2013). Kết quả quan trắc nước thải sản xuất được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.19. Kết quả quan trắc nước thải tại làng nghề Minh Khai TT Chỉ tiêu Đơn vị Mẫu lựa chọn QCVN 40:2011/BTNMT MK-NT1 MK-NT2 1 pH - 7,09 7,12 5,5 - 9,0 2 DO mg/l 2,51 3,56 - 3 TSS mg/l 388 205 100 4 BOD5 mg/l 60 200 50 5 COD mg/l 188 559 150 6 Amoni (NH4+-N) mg/l 8,94 3,70 10 7 Clorua (Cl) mg/l 36 23 1.000 8 Florua (F-) mg/l 0,044 0,038 10 9 Nitrit (NO2--N) mg/l 0,030 0,140 - 10 Nitrat (NO3--N) mg/l 0,112 0,421 - 11 Photphat (PO43--P) mg/l 0,856 0,783 - 12 Xianua (CN-) mg/l 0,026 0,017 0,1 13 Asen (As) mg/l 0,0075 0,0091 0,1 15 Cadimi (Cd) mg/l 0,0021 0,0006 0,1 15 Chì (Pb) mg/l 0,1360 0,0420 0,5 16 Crom (III) mg/l 0,016 0,006 1 17 Crom (VI) mg/l 0,005 0,005 0,1 18 Đồng (Cu) mg/l 0,531 0,354 2 19 Kẽm (Zn) mg/l 0,252 1,333 3 20 Niken (Ni) mg/l 0,023 0,013 0,5 21 Sắt tổng (Fe) mg/l 5,314 2,149 5 22 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,0277 0,1237 0,01 23 Phenol mg/l 0,033 0,064 0,5 24 Dầu mỡ khoáng mg/l 5,9 3,8 10 25 Chmặất t hoạt động bề mg/l 3,16 2,67 - 26 E. Coli 100ml MPN/ 6.000 10.800 - 27 Coliform MPN/ 100ml 125.000 200.000 5.000

Nguồn : Sở Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên, 2013

Nước thải tại làng nghề tái chế phế liệu nhựa Minh Khai có rất nhiều thông số ô nhiễm với các giá trị phân tích được đều vượt qui chuẩn cho phép khi thải ra môi trường. Điển hình là các thông số TSS, BOD, COD và Coliform. Ngoài ra,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 92 nước thải còn có nồng độ Pb vượt quá qui chuẩn cho phép, PB trong mẫu MKNT1 vượt qui chuẩn là 0,3 lần. Nồng độ BOD5 trong cả 02 mẫu nước thải đều vượt qui chuẩn, và nồng độ BOD5 trong mẫu nước thải MKNT2 vượt qui chuẩn 4 lần. Hàm lượng Coliform vượt qui chuẩn từ 9,2 đến 170 lần.

Chính các nguồn nước thải trên sẽảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nước mặt làm ô nhiễm nước mặt, ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh, hệ sinh thái nước mặt, cũng là nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng nông nghiệp, làm giảm năng suất cây trồng. Nước mặt và nước thải lâu dần ngấm xuống đất sẽảnh hưởng tới môi trường

đất và ngấm xuống nguồn nước ngầm. Nước ngầm tại làng nghề Minh Khai là nguồn nước cấp chính cho sinh hoạt và sản xuất của dân làng. Như vậy mước thải là nguồn chính gây ô nhiễm nếu không được xử lý. Các cống rãnh chứa nước thải là những ổ bệnh dịch tiềm tàng, là môi trường tốt cho côn trùng truyền bệnh cho người như dịch tả, dịch gia súc; ô nhiễm nước ngầm, nước mặt còn tạo điều kiện phát sinh một số bệnh về đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, đau mắt, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người dân, chất lượng nước sạch và vệ sinh môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 93

Đây là một trong hai cụm công nghiệp làng nghề (cùng với CCN làng nghề Chỉ Đạo) được hình thành với mục tiêu là nhằm xử lý triệt để ô nhiễm môi trường cho làng nghề đã nằm trong “danh sách đen” các điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ -TTg, ngày 22-4-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (tỉnh Hưng Yên có bốn làng nghề, gồm: làng nghề tái chế

nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh; làng nghề tái chế chì Đông Mai, xã ChỉĐạo (huyện Văn Lâm); làng nghề chế biến bột dong giềng Tứ Dân, xã Tứ Dân (huyện Khoái Châu); làng nghề thuộc da Liêu Xá, xã Liêu Xá (huyện Yên Mỹ) nằm trong danh mục). Tuy nhiên, trải qua hơn 10 năm, mục tiêu này chưa đạt được như mong muốn và các vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nóng và bức xúc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hợp lý khi chuyển đất nông nghiệp sang đất công nghiệp trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 95 - 104)