Công tác chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp theo hiện trạng sử

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hợp lý khi chuyển đất nông nghiệp sang đất công nghiệp trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 76 - 80)

trng s dng đất và theo phương án quy hoch s dng đất

Bảng 3.5. So sánh hiện trạng sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm 2013 của huyện Văn Lâm STT Mục đích sử dụng Kế(ha) hoạch Hi ện trạng (ha) Tăng (+), giảm (-) Thiỷệ ln (%) ệ thực 1 Đất nông nghiệp NNP 3690.45 3856.8 166.35 95.69 Đất trồng lúa LUA 3177.02 3301.4 124.38 96.23 Đất trồng cây lâu năm CLN 86.5 99.47 12.97 86.96 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 163.15 172.29 9.14 94.69 Đất nông nghiệp khác NKH 263.78 129.1 -134.68 204.32

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3743.4 3575.86 -167.54 95.52

Đất khu công nghiệp SKK 497.02 418.8 -78.22 84.26 Diện tích đất nông nghiệp theo kế hoạch sử dụng đất năm 2013 nằm trong kế

hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) huyện Văn Lâm là 3.690,45 ha, kết quả thực hiện là 3.856,8 ha (tăng 166,35 ha so với phương án quy hoạch, tỷ lệ thực hiện đạt 95,69 %), trong đó:

- Diện tích đất trồng lúa theo KHSDĐ là 3.177,02 ha, kết quả thực hiện là 3.301,4 ha (tăng 124,38 ha so với phương án quy hoạch, tỷ lệ thực hiện đạt 96,23 %);

- Diện tích đất trồng cây lâu năm theo KHSDĐ là 86,5 ha, kết quả thực hiện là 99,47 ha (tăng 12,97 ha so với phương án quy hoạch, tỷ lệ thực hiện đạt 86,96 %);

- Diện tích đất nuôi trồng thủy sản theo KHSDĐ là 163,15 ha, kết quả thực hiện là 172,29 ha (tăng 9,14 ha so với phương án quy hoạch, tỷ lệ thực hiện đạt 94,69 %);

- Diện tích đất nông nghiệp khác theo KHSDĐ là 163,15 ha, kết quả thực hiện là 129,1 ha (giảm 134,68 ha so với phương án quy hoạch, tỷ lệ thực hiện vượt đến 204,32 %);

Diện tích đất phi nông nghiệp theo KHSDĐ là 3.743,4 ha, kết quả thực hiện là 3.575,86 ha (ít hơn 167,54 ha so với phương án quy hoạch, tỷ lệ thực hiện đạt 95,52 %), trong đó:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 -Diện tích đất khu công nghiệp theo KHSDĐ là 497,02 ha, thực hiện được 418,8 ha (ít hơn 78,22 ha so với phương án quy hoạch, tỷ lệ thực hiện chỉ đạt 84,26 %).

Bảng 3.6. Thực trạng đất KCN, CCN huyện Văn Lâm năm 2013 Khu công nghiệp DT quy hoạch

(ha) DT năm 2013 (ha) So sánh Tăng (+), giảm (-) Thiỷệ ln (%) ệ thực

Khu công nghiệp Phố Nối A 300,36 221,36 -79,00 73,45 Cụm công nghiệp Minh Khai 11,27 11.27 0 100,00 Cụm công nghiệp Tân Quang 241,02 186,17 -54,85 77,24 Theo bảng 3.6, diện tích KCN Phố Nối A và CCN Tân Quang đã thu hồi, giải phóng mặt bằng xong và đưa vào sử dụng đến năm 2013 thực hiện vẫn còn thấp, cụ

thể:

- Diện tích KCN Phố Nối A theo quy hoạch là 300,36 ha, tuy nhiên đến nay mới đưa vào sử dụng 221,36 ha (ít hơn so với quy hoạch là 79,0 ha, tỷ lệ thực hiện là 73,45%);

- Cụm công nghiệp Tân Quang theo quyết định thành lập có quy mô là 241,02 ha, đến nay mới đưa vào sử dụng 186,17 ha (ít hơn so với quy hoạch 54,85 ha, tỷ lệ

thực hiện là 77,24%).

Vị trí thực hiện các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không phá vỡ ranh giới và diện tích đã được quy hoạch. Tuy nhiên tiến độ thực hiện việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp so với quy hoạch, kế hoạch sử dụng còn chậm. Kết quả thực hiện còn thấp là do tác

động của nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:

a) Các quy hoạch chung liên quan đến định hướng cho phát triển các khu, cụm công nghiệp chưa đồng bộ

Các Quy hoạch phát triển cụm, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh mang tính

định hướng về bố trí không gian công nghiệp, trên cơ sở xác định phát triển các ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả tỉnh và các địa phương và các Quy hoạch ngành khác như Quy hoạch sử dụng đất... chưa có sự thống nhất, đồng bộ nên các cụm,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 khu công nghiệp được hình thành trong thời gian vừa qua chưa thực sự dựa trên nhu cầu và khả năng phát triển thực tế của địa phương. Nhiều KCN, CCN được quy hoạch hình thành trong giai đoạn 2000-2010 đến nay vẫn chưa được triển khai, hoặc

đã có quyết định thành lập nhưng các công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa

được tiến hành.

b) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật liên huyện, liên vùng còn chưa đồng bộ, một số nơi chậm phát triển làm giảm khả năng cũng như hiệu quả phát triển các khu, cụm công nghiệp

Trong những năm qua, hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh đã được cải thiện đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, do các công trình hạ tầng đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, lợi ích kinh tế trực tiếp không lớn, thời gian xây dựng kéo dài,…làm giảm tính đồng bộ về không gian và thời gian, dẫn đến làm giảm hiệu quả của hệ thống hạ tầng, trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của các KCN, CCN.

c) Công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, phức tạp

Quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp cũng chính là thu hồi đất của người dân đang sản xuất nông nghiệp để thực hiện các dự án công nghiệp. Khi bị thu hồi đất, một bộ phận người dân không thỏa mãn với mức bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước, hoặc họ cho rằng số tiền đó là quá thấp, hoặc họ

không chấp nhận do bị mất sinh kế, không có định hướng cụ thể cho cuộc sống trong tương lai... Công tác giải phóng mặt bằng kéo dài bởi việc thuyết phục, thay

đổi quan điểm và suy nghĩ của người dân trong vùng kéo dài.

Đối với các dự án có quy mô và phạm vi thực hiện lớn như KCN Phố Nối A thì số hộ có đất bị thu hồi cũng nhiều, việc giải phóng để có mặt bằng thực hiện dự

án gặp phải không ít khó khăn, rất phức tạp. Dự án thu hồi đất trên 4 xã (Trưng Trắc, Lạc Hồng, Minh Hải, Đình Dù) và bắt đầu thực hiện giải phóng mặt bằng từ

năm 2004 nhưng đến năm 2013 vẫn chưa thực hiện bồi thường, hỗ trợ xong (xã Lạc Hồng đến năm 2013 vẫn còn hơn 80 ha chưa hoàn thành bồi thường, hỗ trợ cho người có đât bị thu hồi, chưa được giao đất để thực hiện dự án).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 khai chậm và gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thu hút đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn.

d) Một số vấn đề về xã hội và môi trường phát sinh chưa được quan tâm đầy đủ * Vấn đề lao động trong KCN, CCN

Bên cạnh những tác động tích cực của các KCN, CCN đến phát triển kinh tế-xã hội, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, trong thời gian qua phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn còn nhiều hạn chế liên quan đến vấn đề lao động.

- Về chất lượng lao động: Lao động trong cụm, khu công nghiệp phần lớn là lao động giản đơn, số lao động kỹ thuật, có tay nghề chiếm tỷ lệ rất nhỏ và nhiều doanh nghiệp có nhu cầu song tuyển dụng rất khó khăn.

- Về đời sống người lao động: Mặc dù có thu nhập cao hơn khu vực sản xuất nông nghiệp, song phần lớn lao động trong các KCN, CCN còn gặp rất nhiều khó khăn về nhà ở, phương tiện đi lại, điều kiện để vui chơi, giải trí, thể thao, nghỉ ngơi, học tập, giao lưu tình cảm. Đặc biệt một số doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ thì vấn đề hôn nhân và gia đình trở nên bức xúc chưa được doanh nghiệp, cơ

quan, đoàn thể quan tâm.

- Việc thực hiện chính sách, pháp luật về lao động: Một số doanh nghiệp trong KCN, CCN, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, việc tuân thủ

các quy định của pháp luật về lao động còn thiếu nghiêm túc và mang tính hình thức: không tuân thủ quy định về ký kết hợp đồng lao động; chưa thực hiện đúng chếđộ về tiền lương, bảo hiểm, thời gian lao động...đối với người lao động.

Tất cả những vấn đề trên trực tiếp ảnh hưởng tới lực lượng lao động, tới hiệu quả lâu dài của doanh nghiệp và KCN, CCN.

* Vấn đề môi trường trong KCN, CCN

Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường trong các KCN, CCN mặc dù

đã được chú trọng hơn nhưng đa số các KCN, CCN trên địa bàn huyện còn chưa

được cải thiện nhiều, một số chưa đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường theo quy

định. Đa số các KCN, CCN trên địa bàn chưa xây dựng nơi tập trung rác thải và xử

lý rác thải, hệ thống xử lý nước thải tập trung trong cụm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hợp lý khi chuyển đất nông nghiệp sang đất công nghiệp trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)