càng tăng. Hệ thống lọc khí, bụi và hạn chế tiếng ồn ở các nhà máy trong các KCN, CCN, đặc biệt là các cơ sở trong nước rất sơ sài và mang tính hình thức.
3.3. Đánh giá tác động của công tác chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp nghiệp
Những đánh giá tác động của công tác chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp được thực hiện theo nghiên cứu tại xã Lạc Hồng và thị trấn Như
Quỳnh. Đây là 2 địa phương điển hình trong huyện về việc chuyển đổi mục đích sử
dụng đất nông nghiệp sang phát triển các khu, cụm công nghiệp.
Để thực hiện được nội dung nghiên cứu, các nông hộ được phỏng vấn cũng
được lựa chọn theo tiêu chí cụ thể . Thông qua sự giúp đỡ của các lãnh đạo địa phương, số lượng các hộ nông dân được lựa chọn như sau:
- Tổng số hộđiều tra là 100 hộ, trongđó:
+ Xã Lạc Hồng: 50 hộ; + Thị trấn Như Quỳnh: 50 hộ.
Các hộ điều tra đều sản xuất nông nghiệp và có quy hoạch thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ quy hoạch đất xây dựng khu, cụm công nghiệp mới trên địa bàn.
Xã Lạc Hồng và TT Như Quỳnh đều là những địa phương có Khu, cụm công nghiệp tập trung và định hướng tới đây sẽ được mở rộng. Tuy mức độ và quy mô trên địa phương là khác nhau nhưng đều diễn ra quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang phát triển khu, cụm công nghiệp. Tại xã Lạc Hồng và thị trấn Như
Quỳnh sau khi chuyển đổi thì diện tích đất công nghiệp tăng lên, đi kèm theo đó đất sử dụng trong giao thông, thương mại, dịch vụ và xậy dựng cơ bản cũng tăng lên
đáng kể. Sự biến chuyển này là kết quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp xuất hiện kéo theo sự xuất hiện các ngành công nghiệp là tiền đề phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Các chỉ số về kinh tế và xã hội cũng có sự biến chuyển theo hướng tích cực cho thấy những dấu hiệu đáng mừng từ sự dịch chuyển cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện Văn Lâm trong những năm qua.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70
3.3.1. Tác động đến sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện
3.3.1.1. Về kinh tế
Chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, thu hồi đất để xây dựng các KCN, CCN
đã có tác động mạnh mẽđến quá trình phát triển kinh tế cuả huyện theo hướng CNH- HĐH, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
Sự phát triển của KCN Phố Nối A thu hút được các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sự phát triển của CCN làng nghề tái chế phế liệu hay chủ yếu là tái chế nhựa tại thôn Minh Khai, TT Như Quỳnh trong những năm gần đây đã đem lại một bộ mặt mới về sự phát triển kinh tế. Đối với người dân địa phương, chính sản xuất tại làng nghề này đã tạo ra một khối lượng hàng hoá đáng kể, đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng của đời sống nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế địa phương và tăng kim ngạch xuất khẩu. Thị trường trong nước và ngoài nước đã được mở rộng có tác dụng kích thích sản xuất và phát triển. Nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuất trong làng nghề đã kinh doanh có hiệu quả và sản phẩm đảm bảo chất lượng, tạo được uy tín cao trên thị
trường trong nước. Mặt khác các làng nghề tạo ra việc làm tại chỗ cho hàng vạn lao
động và thu hút lao động ở các vùng phụ cận. Có thể nói, các làng nghềđã góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế mở nông thôn và xoá đói giảm nghèo.
Từ năm 2000 đến năm 2013, cơ cấu kinh tế huyện có sự chuyển dịch rõ rệt và hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Bảng 3.7. Chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Văn Lâm (giai đoạn 2000 – 2013)
Chỉ tiêu ĐVT 2000 Năm N2005 ăm N2013 ăm
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân % 13,00 15,45 17,02 Tổng thu ngân sách huyện Tỷđồng 4,121 69,706 178,556 Cơ cấu
kinh tế
Nông nghiệp, thủy sản
%
48,50 13,40 12,65 Công nghiệp, TTCN và xây dựng 31,00 73,40 74,99 Thương mại, dịch vụ 20,50 13,20 12,36
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71 Như vậy tỷ trọng ngành công nghiệp tăng mạnh trong hơn 10 năm qua, ngành nông nghiệp, thủy sản lại giảm mạnh. Tỷ trọng ngành thương mại và dịch vụ
tại huyện lại tương đối ổn định. Có thể nói cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch rõ rệt và hợp lý theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu như trên tạo đà cho huyện phát triển thành một huyện công nghiệp trong tương lai.
Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu công nghiệp huyện Văn Lâm
Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2005 2013
Số cơ sở sản xuất công nghiệp Cơ sở 1,194 2146 2402 Lao động công nghiệp Người 4,558 20,347 33,351 Giá trị SX CN ngoài nhà nước Triệu đồng 142053 2369056 5,783,833
Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Hưng Yên 3.3.1.2. Về xã hội
* Cơ sở hạ tầng được phát triển mạnh mẽ
Quá trình chuyển mục đích sử dụng đất có tác động lớn đến sự phát triển cơ
sở hạ tầng tại các địa phương. Với điều kiện thuận lợi là có Quốc lộ 5 đi qua địa phận huyện. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp và xây dựng khá đồng bộ và tương đối hiện
đại phục vụ phát triển KT-XH và an ninh quốc phòng.
Bên cạnh các khu, cụm công nghiệp được xây dựng đồng bộ hạ tầng thì các vùng nông thôn lân cận cũng được đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, khang trang góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường nông thôn, cơ sở hạ tầng phúc lợi xã hội ở các vùng nghiên cứu tốt hơn trước khi thu hồi đất.
Bằng nguồn tiền hỗ trợ của tỉnh, nguồn huy động đóng góp của nhân dân và các nguồn hỗ trợ khác của doanh nghiệp, các xã, thị trấn đã tiến hành bê tông hoá hệ
thống đường giao thông nông thôn, ngõ xóm, xây dựng, nâng cấp hệ thống lưới
điện, trường học, trạm y tế. Nguồn tiền hỗ trợ của tỉnh từ việc thu hồi đất cũng được xã phân bổ xuống tận thôn để các thôn chủ động xây dựng các công trình phúc lợi của thôn như trụ sở thôn, nhà văn hoá, trường mẫu giáo, đình làng....
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72
Hình 3.4. Đường giao thông được nâng cấp, nhà cửa kiên cố - xã Lạc Hồng
* Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho người dân được quan tâm
Trong những năm qua công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân không ngừng được quan tâm về cơ sở vật chất và chất lượng cụ thể:
Số cơ sở khám chữa bệnh, số giường bệnh, cán bộ y tế không ngừng tăng. Hệ
thống y tế trên địa bàn được phát triển cả về số lượng và chất lượng, người dân dế
dàng tiếp cận được với các dịch vụ y tế.
Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu về y tế của huyện Văn Lâm
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2013 Tăng
Số cơ sở khám chữa bệnh Cơ sở 12 13 1 Số giường bệnh Giường 110 150 40
Số bác sỹ Người 6 48 42
* Nâng cao dân trí cho người dân:
Công nghiệp phát triển cũng có nghĩa khoa học phát triển. Người lao động muốn được làm việc trong các khu công nghiệp cần có trình độ học vấn và kiến thức khoa học – công nghệ ở mức độ nhất định. Do vậy, nhu cầu học tập, đào tạo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 ngành nghề ngày càng ra tăng tại các địa phương có quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, làm cho tri thức của người dân được nâng cao.
Khoa học công nghệ là động lực của nền kinh tế, thì giáo dục đào tạo là chìa khoá của khoa học và công nghệ. Giáo dục đào tạo được xác định là quốc sách hàng
đầu. Trong những năm qua ngành giáo dục đào tạo của huyện đã có những cố gắng lớn trong sự nghiệp nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực và đào tạo nhân tài. Mạng lưới trường, lớp được phát triển mạnh, chất lượng giáo dục toàn diện. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý được chăm lo xây dựng, cơ sở vật chất nhà trường tiếp tục
được cải thiện.
Mạng lưới trường, lớp của huyện phát triển đa dạng và phong phú. Quy mô về
giáo dục liên tục được mở rộng. Đội ngũ giáo viên đã phát triển về số lượng và tăng cường chất lượng đã đạt chuẩn.
Tuy nhiên theo quy định, phương án bồi thường, hỗ trợđược lập khi thu hồi
đất để thực hiện các dự án có kế hoạch đào tạo nghề cho con em nông dân mất đất
để tạo việc làm ổn định cho người nông dân. Nhưng ý kiến của người dân trong khu vực nghiên cứu cho rằng việc đào tạo, dạy nghề cho nông dân là tốt nhưng chưa xuất phát từ nhu cầu của họ là cần học nghề gì, doanh nghiệp cần lao động như thế
nào rồi đào tạo.
Do vậy thực chất hiện nay việc đào tạo chuyển đổi nghề cho người nông dân chưa đạt được hiệu quả cao.
* Tác động đến an ninh trật tự
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp cũng gây nên nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Tại hai địa phương nghiên cứu, các vấn
đề xã hội nhức nhối là an ninh trật tự và an toàn giao thông trên địa bàn chưa được
đảm bảo.
- An ninh trật tự trên địa bàn: Một số hộ gia đình đã không dùng số tiền được bồi thường, hỗ trợđúng mục đích hoặc không nghĩ tới sinh kế lâu dài, cùng với đó là mất đất nông nghiệp để sản xuất dẫn tới hiện tượng thất nghiệp, nảy sinh thêm nhiều tệ nạn xã hội như trộm cắp, nghiện hút, cờ bạc... Tội phạm về kinh tế, hình sự, ma tuý diễn ra phức tạp, đáng chú ý là có những tội phạm hình sự. Năm 2008 số
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74 người nghiện ma túy của huyện là 87 người, đến năm 2013 số người nghiện ma túy tăng lên 115 người. Năm 2005 số người nghiễm HIV là 11 người và đến năm 2013 số người nhiễm HIV là 5 người, trong đó đã có 3 người chết.
Ngoài ra, khi các KCN, CCN hoạt động, ngoài lao động tại địa phương thì các công ty cũng tuyển dụng một lực lượng lao động từ các nơi khác chuyển đến.
Điều này cũng góp phần gia tăng tệ nạn xã hội trong vùng.
- Ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên địa bàn huyện: Khu công nghiệp hình thành kéo theo dân cưđông đúc, lượng phương tiện đi lại nhiều hơn. Thị trấn Như Quỳnh và xã Lạc Hồng có vị trí thuận lợi cho phát triển công nghiệp là nằm gần các trục đường giao thông chính như quốc lộ 5A, các phương tiện phục vụ ra vào các KCN, CCN chủ yếu là các xe trọng tải lớn như xe tải, container... lưu thông trên đường với tốc độ cao nên tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra. Điển hình là các tai nạn nghiêm trọng thường xảy ra tại ngã tư KCN Phố Nối A tại xã Lạc Hồng. Mặt khác ý thức công nhân vào lúc tan tầm đông đúc và sự chủ quan khi tham gia giao thông của người đi đường cũng làm tai nạn giao thông gia tăng tỷ lệ thuận với sự phát triển công nghiệp và dịch vụ khác.
Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu xã hội huyện Văn Lâm giai đoạn 2000-2013
Chỉ tiêu ĐVT 2000 2005 2013
Số thuê bao ĐT cốđịnh Thuê bao 1,650 9,735 17,889 Số thuê bao ĐT cốđịnh bình quân trên 100 dân Thuê bao/100 dân 1.76 9.58 15.66
Số trường mẫu giáo Trường 11 11 11
Số lớp mẫu giáo Lớp 135 138 140
Số giáo viên mẫu giáo Người 145 153 144 Số học sinh mẫu giáo Người 3,326 3,514 4,071
Số trường phổ thông Trường 28
Số lớp phổ thông Lớp 477
Số phòng học phổ thông Phòng 4,252 4,972 5,714 Số cặp vợ chồng sinh con thứ 3 Cặp 160 143 161 Tỷ lệ xã, thị trấn đạt chuẩn QG về y tế % 27.30 90.91 Số người nghiện ma túy Người 62 112 115
Số người nhiễm HIV Người 5 11 5
Số vụ tai nạn giao thông Vụ 18 22 24
Số vụ vi phạm an toàn giao thông Vụ 177 351 462
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75