Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hợp lý khi chuyển đất nông nghiệp sang đất công nghiệp trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 59 - 60)

a. Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra nông hoá thổ nhưỡng năm 1993 của SởĐịa chính Hải Hưng cho thấy đất đai huyện Văn Lâm chia làm 6 loại đất chính. Đất đai của huyện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 Văn Lâm giàu dinh dưỡng phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển đa dạng phong phú với các xã giáp quốc lộ 5 như: Tân Quang, Trưng Trắc, Đình Dù, thị trấn Như Quỳnh và xã Lạc Đạo. Đất đai dễ canh tác, địa hình chủ yếu là vàn cao, vàn và thấp, phù hợp rau màu, cây vụđông. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ, cát pha là 640,02 ha chiếm 15,54%. Đất thịt trung bình đến thịt nặng 3415,12 ha chiếm 84,46%, còn lại là đất thịt nặng và sét. Các xã phía trong như: Việt Hưng, Lương Tài, Đại Đồng, Minh Hải, Lạc Hồng và xã Chỉ Đạo. Đất đai đa số ở địa hình vàn thấp, thấp và trũng khó khăn cho làm đất và tiêu úng về mùa mưa nên chủ yếu cây lúa là chính, diện tích làm

được rau màu vụđông chiếm tỷ lệ thấp.

b. Tài nguyên nước

- Nước mặt: Chủ yếu là nguồn nước mưa được lưu lại trong các ao hồ, kênh mương nội đồng. Ngoài ra còn có nước từ các sông được điều tiết qua hệ thống thuỷ

nông, qua các trạm bơm cùng hệ thống kênh mương nội đồng cung cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

- Nước ngầm: huyện Văn Lâm có nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn, chất lượng tốt, có khả năng khai thác tới 100.000 m3/ngày đêm, đáp ứng công suất nhà máy nước khoảng 10 triệu lít/năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hợp lý khi chuyển đất nông nghiệp sang đất công nghiệp trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 59 - 60)