Số con sơ sinh sống/ổ là số lợn con sinh ra còn sống trong vòng 24 giờ, chỉ tiêu này phản ánh sức sống của lợn con cũng như công tác trợ sản ựối với lợn nái.
Kết quả này cho thấy số con sơ sinh sống của lợn Bản nhân thuần là 8,08con/ổ, của Cái Bản phối với ựực Rừng có số con sơ sinh sống là 7,93 con/ổ, của lợn Bản nhân thuần có số con sơ sinh sống là 8,08 con/ổ. Như vậy, số con sơ sinh sống trong vòng 24 giờ của lợn Bản nhân thuần cao hơn của lợn Bản phối với ựực Rừng, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Nguyễn Ngọc Phục và cộng sự (2010a) cho biết số con sơ sinh sống/ổ của lợn Khùa nhân Thuần là 6,33 con/ổ; của cái Khùa phối với ựực Rừng là 6,30 con/ổ.
Theo một số nghiên cứu trên lợn ựịa phương cho thấy, số con sơ sinh sống/ổ của lợn ựen ựịa phương nuôi tại một số tỉnh miền núi phắa Bắc là 7,4 con/ổ (Nguyễn Mạnh Cường và cộng sự, 2010). Số con sơ sinh sống/ổ của lợn Bản tại điện Biên là 5,76 con (Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh, 2010). Vũ đình Tôn và Phan đăng Thắng (2009) cho biết chỉ tiêu này ở lợn Bản nuôi tại Hòa Bình là 6,67 con. Lê đình Cường và Trần Thanh Thủy (2006) cũng cho biết lợn nái Bản nuôi tại huyện Mai Châu tỉnh Sơn La có số con ựẻ ra còn sống/ổ là 8,06 con.
Kết quả trên cho thấy số con sơ sinh sống/ổ của cái Bản phối với ựực Rừng cao hơn so với lợn Bản tại điện Biên và lợn ựen ở một số tỉnh phắa Bắc, do có số con ựẻ ra nhiều hơn so với các giống lợn trên nhưng lại thấp hơn lợn Bản nhân thuần tại Hòa Bình và lợn Bản nuôi tại Mai Châu tỉnh Sơn La.