Chính sách giá a Khái niệm

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Thương Mại In Sức Sống Mới (Trang 29 - 31)

“ Chiến lược giá là tập hợp những quy tắc để xác định mức giá cơ sở và biên độ dao động của mức giá cơ sở đó cho phù hợp với sự biến động của nhu cầu trên thị trường” [13].

Chiến lược giá là một bộ phận quan trọng của chiến lược Marketing giúp cho doanh nghiệp giải quyết được các mối quan hệ với thị trường. Nó là chiến lược có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, là công cụ giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu khách hàng, là mũi nhọn có thể giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả và giữ dững được thị trường tránh khỏi sự xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh.

b. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định về giá

Để đưa ra các quyết định đúng đắn về giá, các nhà làm giá của doanh nghiệp có thể căn cứ trên các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến cấu thành và động thái của giá, gồm: Các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài.

Các nhân tố bên trong doanh nghiệp:

•Các mục tiêu Marketing trong từng thời kì. •Marketing – mix.

•Chi phí.

•Các nhân tố khác như: đặc trưng của sản phẩm, hệ số co giãn của cung, cơ chế tổ chức quản lý giá…

Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp:

•Đặc điểm thị trường và cầu. •Bản chất và cơ cấu cạnh tranh.

•Các nhân tố khác như: Môi trường kinh tế, thái độ của Chính Phủ…

c. Lựa chọn phương pháp định giá

Có một số phương pháp định giá cơ bản mà Markketing thường sử dụng, đó là:

Phương pháp định giá dựa vào chi phí:

Căn cứ để xác định giá trong phương pháp này là chi phí bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Công thức xác định giá theo phương pháp này là:

P = Ztb + Cth + Ln

Trong đó:

Cth là các khoản thuế phải nộp ( trừ thuế lợi tức) tính cho một đơn vị sản phẩm. Ln là lợi nhuận dự kiến thu được ( định mức) của một đơn vị sản phẩm.

Phương pháp định giá theo thị trường

Theo phương pháp này, giá sản phẩm của doanh nghiệp đưa ra căn cứ vào giá thị trường hiện hành để quyết định. Các doanh nghiệp xác định giá của mình chủ yếu dựa trên cơ sở giá của các đối thủ cạnh tranh và ít quan tâm đến chi phí sản xuất sản phẩm và cầu thị trường. Theo đó, giá bán sản phẩm của doanh nghiệp có thể định cao hơn nếu sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng và uy tín cao hơn các doanh nghiệp khác. Ngược lại, giá bán này cũng có thể định giá thấp hơn, hay cũng có thể ngang bằng với giá của đối thủ cạnh tranh tùy vào từng trường hợp cụ thể. Phương pháp định giá theo thị trường rất phổ biến, và các doanh nghiệp đều cho rằng giá hiện hành phản ảnh sự sang suốt của tập thể ngành về vấn đề giá cả, đảm bảo đem lại lợi nhuận công bằng và sự hài hòa của ngành hoặc lĩnh vực kinh doanh.

Ngoài các phương pháp định giá trên thì còn có các phương pháp định giá như: chiến lược định giá theo cảm nhận, chiến lược định giá theo nhóm khách hàng, định giá theo địa điểm, định giá phân biệt, định giá theo thời gian, định giá đầu thầu…

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Thương Mại In Sức Sống Mới (Trang 29 - 31)