Nguyễn Sĩ Phươn g Nhầm lẫn quyền con người với quyền cơ bản, tạp chí tia sáng,

Một phần của tài liệu những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới được ghi nhận trong dự thảo sửa đổi hiến pháp việt nam (Trang 36 - 40)

http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=6185, [truy cập ngày 01/10/2013]. 38Phương Ly - Vấn đề an sinh xã hội với phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam,

http://truongchinhtritohieuhp.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=16122:vai-tro-ca-an- sinh-xa-hi-trong-nn-kinh-t-th-trng-ca-vit-nam-&catid=338:so-122008&Itemid=155, [truy cập ngày 23/10/2013]

Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi Hiến pháp Việt Nam sửa đổi

động nhanh ổn định cuộc sống và sản xuất. Tất cả những yếu tố đó góp phần quan trọng làm ổn định nền kinh tế - xã hội.

Thứ ba, hệ thống an sinh xã hội, trong đó có bảo hiểm xã hội làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. Người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước đều tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội, điều đó làm cho người lao động có trách nhiệm hơn trong công việc, trong lao động sản xuất. Người sử dụng lao động tham gia đóng góp quỹ bảo hiểm xã hội cho người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội cũng thấy rõ trách nhiệm của mình đối với người lao động. Nhà nước vừa tham gia đóng góp, vừa điều hành hoạt động của quỹ bảo hiểm xã hội, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho mọi đối tượng thụ hưởng. Điều đó làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa Nhà nước – người sử dụng lao động – người lao động, góp phần ổn định nền kinh tế - xã hội.

Thứ tư, hệ thống an sinh xã hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Quỹ an sinh xã hội, trong đó có quỹ bảo hiểm xã hội là nguồn tài chính tập trung khá lớn, được sử dụng để chi trả các chế độ cho người lao động và gia đình họ, phần nhàn rỗi được đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh để bảo tồn và tăng trưởng quỹ. Như vậy, xét trên cả phương diện chi trả các chế độ, cũng như đầu tư tăng trưởng quỹ, hoạt động của quỹ an sinh xã hội đều góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.

Chính sự phát triển của an sinh xã hội nêu trên cho thấy việc ghi nhận quyền con người được hưởng an sinh xã hội là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo cho mọi người dân có cuộc sống tốt hơn. Qua đó, cần nhìn nhận rằng, phát triển hệ thống an sinh xã hội cần gắn với phát triển quyền của con người được đảm bảo an sinh xã hội.

2.2.1.3. Pháp luật Việt Nam về đảm bảo an sinh xã hội

Về quyền hƣởng bảo hiểm xã hội: Liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội

có các văn bản có thể kể ra như: Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008. Dưới góc độ pháp lý, có thể chia quyền hưởng bảo hiểm xã hội thành hai loại là quyền tham gia bảo hiểm xã hội và quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Đối với quyền tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành thì tùy từng trường hợp, cá nhân có thể có quyền tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc tham gia bảo hiểm y tế. Nếu là người lao

Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi Hiến pháp Việt Nam sửa đổi

động đã ký hợp đồng lao động từ đủ ba tháng trở lên theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 thì được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc còn nếu không thuộc các đối tượng trên thì có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc tham gia bảo hiểm y tế. Ngoài ra, Nhà nước còn có chính sách hỗ trợ cho những hộ gia đình nghèo tham gia mua bảo hiểm y tế.

Đối với quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, pháp luật cũng quy định tương đối cụ thể các chế độ bảo hiểm xã hội được quyền hưởng, như: chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn rủi ro, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, về thai sản, trợ cấp thất nghiệp, hưu trí. Trong đó, quyền hưởng các chế độ về bảo hiểm thất nghiệp mới được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền hưởng an sinh xã hội của người dân. Bởi chế độ bảo hiểm này không chỉ trợ cấp về tài chính mà còn hỗ trợ cho người lao động trong việc đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm và hưởng các chế độ bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 cũng quy định mở rộng đối tượng tham gia, nâng cao mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân, lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân39. Có thể nói, hệ thống các văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở nước ta những năm qua đã góp phần quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện quyền được hưởng hiểm y tế của người lao động cũng như nhân dân.

Về quyền đƣợc hƣởng các chế độ ƣu đãi xã hội: Theo thống kê, hiện nay có trên 150 văn bản quy định liên quan đến quyền được hưởng các chế độ Ưu đãi xã hội đối với những người có công với đất nước. Có thể kể đến một số văn bản quan trọng như: Pháp lệnh về ưu đãi người có công năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2007; Pháp lệnh về Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” năm 1993, Nghị định số 35/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 6 tháng 4 năm 2010 quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Các văn bản này đã hiện thực hóa quyền được hưởng các chế độ ưu đãi xã hội của nhân dân thông qua việc quy định cụ thể về đối tượng hưởng, điều kiện hưởng ưu đãi xã hội, chế độ ưu đãi cụ thể cũng như mức độ được hưởng.

Về quyền hƣởng các chế độ cứu trợ xã hội: Để hỗ trợ cho những người

có hoàn cảnh neo đơn, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, hạn hán, lũ lụt. Nhà nước đã ban hành và sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản về bảo trợ xã hội, như: Nghị định 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về

39 Bùi Đức Hiển - Quyền hưởng an sinh xã hội ở Việt Nam trong “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền kinh tế, văn hóa và xã hội”, Nxb. Khoa học - xã hội, Hà Nội năm 2011, tr.331. quyền kinh tế, văn hóa và xã hội”, Nxb. Khoa học - xã hội, Hà Nội năm 2011, tr.331.

Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi Hiến pháp Việt Nam sửa đổi

chính sách bảo trợ xã hội; Nghị định số 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 02 năm 2010 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng xã hội, theo đó, mở rộng thêm các đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng và mức trợ cấp cũng được tăng lên 50% so với quy định tại Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ; Quyết định số 471/2011/QĐ-TTg về việc trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi, người có công và hộ nghèo có đời sống khó khăn, mức hỗ trợ này được thực hiện làm hai lần trong quý II năm 2011 hay Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP của Chính phủ nhằm kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Về thị trƣờng lao động: Vấn đề này cũng có nhiều chính sách, pháp luật đã được ban hành nhằm tạo nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp, việc làm, ổn định cuộc sống cho người dân như: Quyết định số 67/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ dạy nghề cho đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số và lao động nông thôn, Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành đề án hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên; Quyết định thành lập ngân hàng chính sách xã hội.

Qua đó cho thấy, những chính sách pháp luật về bảo đảm quyền hưởng an sinh xã hội đã ngày càng hoàn thiện đáp ứng được những mong muốn, nguyện vọng của người dân đặc biệt là một phần đông những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già neo đơn, trẻ em không nơi nương tựa, những người có công với đất nước giúp họ có cuộc sống tốt hơn, có điều kiện phát triển toàn diện hơn.

2.2.1.4. Thực trạng thực hiện quyền được đảm bảo an sinh xã hội tại

Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Theo Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ XI của Đảng về thành tựu bảo đảm thực hiện quyền được hưởng an sinh xã hội 5 năm (2006 – 2010) cho thấy giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách với người và gia đình có công, chính sách an sinh xã hội đạt kết quả tích cực. Trong 5 năm, đã giải quyết được việc làm cho trên 8 triệu lao động, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm còn dưới 4,5%, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 9,5%. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và bảo

Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi Hiến pháp Việt Nam sửa đổi

vệ sức khỏe nhân dân, bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ đạt được một số kết quả quan trọng; mức hưởng thụ các dịch vụ y tế của nhân dân tăng lên, đặc biệt với trẻ em, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Chỉ số phát triển con người không ngừng tăng lên; Việt Nam đã hoàn thành phần lớn các mục tiêu thiên niên kỷ40.

Về quyền hƣởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho thấy số người tham gia bảo hiểm xã hội tăng mạnh, năm 2001 là 4,8 triệu người đã tăng lên 9,4 triệu người năm 2009. Về bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm triển khai số người tham gia đã đạt gần 50.000 người; cả nước có 9% dân số từ 50 tuổi trở lên sống bằng lương hưu41

.

Về bảo hiểm y tế, đối tượng tham gia cả bắt buộc và tự nguyện đều tăng

nhanh, đến năm 2009 cả nước có 53,3 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, chiếm 60% dân số cả nước. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy vẫn còn những tồn tại nhất định, như:

một là, vẫn còn nhiều người ở khu vực ngoài Nhà nước chưa được tham gia bảo hiểm xã hội; hai là, thực tế cho thấy người lao động đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội, nhưng người sử dụng lao động không đóng hoặc nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội hay thủ tục hành chính phiền hà ảnh hưởng đến quyền hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động; ba là, việc triển khai thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân đã được thực hiện, tuy nhiên quá trình này vẫn còn diễn ra chậm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, đặc biệt là những người nghèo dù được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để mua bảo hiểm y tế, nhưng có nhiều gia đình vẫn chưa tiếp cận được ảnh hưởng đến quyền lợi của họ trong khám, chữa bệnh.

Về thực hiện quyền hƣởng các chế độ ƣu đãi xã hội: Những năm qua, Nhà nước ta ngày càng quan tâm, chăm lo đến người có công với đất nước và gia đình họ. Tuy nhiên, nhiều quy định về ưu đãi ngoài trợ cấp, như: bảo hiểm y tế, giáo dục đào tạo, ưu đãi nhà, đất do chưa được hướng dẫn cụ thể dẫn tới khó khăn cho quá trình thực hiện. Mặt khác, về mức hưởng các chế độ ưu đãi chưa phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội dẫn tới ý nghĩa, hiệu quả của ưu đãi bị giảm42

;

Về các quyền hƣởng các chế độ bảo trợ xã hội: Có thể khẳng định như một quy luật tất yếu của lịch sử, chiến tranh càng lùi xa thì các đối tượng hưởng chế độ

Một phần của tài liệu những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới được ghi nhận trong dự thảo sửa đổi hiến pháp việt nam (Trang 36 - 40)