Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình” hay Điều 9: “Việc liệt kê một số quyền trong Hiến pháp không có nghĩa là phủ nhận hay hạ thấp những quyền khác của người dân”.
1.6.3. Hiến pháp nƣớc Pháp
Pháp là nước đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhân quyền. Truyền thống gắn liền với nhân quyền của Pháp bắt nguồn ngay từ thế kỷ XVIII trong Thuyết Ánh sáng và Tuyên ngôn về nhân quyền và quyền công dân ngày 26 tháng 8 năm 1789. Pháp là một trong những nước đầu tiên có tuyên ngôn về vấn đề này. Tuyên ngôn về nhân quyền trên toàn thế giới đã được thông qua tại điện Chaillot, Paris, nơi vào năm 1948 đã từng là trụ sở của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Ông René Cassin, một luật sư nổi tiếng của Pháp, cựu thành viên của Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc, giải Nobel Hòa bình, là một trong những người soạn thảo tuyên ngôn. Kể từ đó, Pháp đã tham gia vào việc soạn thảo những học thuyết và những công cụ quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền. Trên tinh thần hội nghị Vienne năm 1993, Pháp cho rằng phổ biến và bảo vệ tất cả các quyền của con người là sự quan tâm chính đáng của cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, Pháp cũng rất lưu tâm đến vấn đề quyền dân sự, chính trị và quyền kinh tế, xã hội, văn hóa.
Hiến pháp của nước Pháp hiện nay không có các quy định về quyền con người, nhưng tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp được Hội đồng bảo hiến coi như có giá trị Hiến pháp. Cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đã dẫn đến sự ra đời của “Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền” bất hủ. Điều 1 Tuyên ngôn trịnh trọng tuyên bố “người ta sinh ra đều tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Tuyên ngôn đã đưa ra hai loại quyền, đó là quyền con người và quyền công dân. Theo nội dung của tuyên ngôn, con người được xem xét ở hai khía cạnh: Một là, con người với nghĩa tự nhiên, tự bản thân khi sinh ra đã có các quyền bất khả xâm phạm; Hai là, con người với nghĩa công dân – thành viên của cộng đồng xã hội, thuộc về một nhà nước, một xã hội nhất định28
.
28Bùi Ngọc Sơn - Quyền con người và Hiến pháp trong “Quyền con người: Tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học”- tập 1, Nxb. Khoa học - xã hội, năm 2010, tr.90. luật học”- tập 1, Nxb. Khoa học - xã hội, năm 2010, tr.90.
Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
CHƢƠNG 2
NHỮNG QUYỀN KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI ĐƢỢC GHI NHẬN TRONG DỰ THẢO HIẾN PHÁP VIỆT NAM SỬA ĐỔI TRONG DỰ THẢO HIẾN PHÁP VIỆT NAM SỬA ĐỔI
2.1. Khái quát về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam năm 1992 và sự ghi nhận các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới nhận các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới
Nhà nước pháp quyền là một hiện tượng chính trị - pháp lý phức tạp được hiểu và nhìn nhận dưới nhiều gốc độ khác nhau, song chúng ta có thể hiểu Nhà nước pháp quyền theo cách đơn giản, đó là nhà nước quản lý kinh tế, xã hội bằng pháp luật và hoạt động tuân theo pháp luật29. Xây dựng nhà nước pháp quyền do vậy đòi hỏi phải có một bản Hiến pháp mang nội dung pháp quyền, dân chủ, bao quát về nguyên tắc hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó phải đặc biệt chú trọng đến quyền con người và cơ chế đảm bảo thực hiện các quyền. Hiến pháp cần xác định rõ ràng về trách nhiệm Nhà nước đối với quyền con người, cơ chế bảo vệ Hiến pháp, hiệu lực áp dụng trực tiếp của các nguyên tắc, tinh thần, quy tắc của Hiến pháp, làm sao cho chúng được viện dẫn, dẫn dắt ý thức, hành vi của con người trong thực tế. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ cơ bản của việc tạo lập một nền văn hóa pháp quyền, nhân quyền ở nước ta hiện nay30.
Đối chiếu với các quy định của Hiến pháp năm 1992 về quyền con người thì về mặt hình thức, ta thấy, chúng đã bao quát được tất cả các quyền quan trọng của con người đã được Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và quyền kinh tế, văn hóa và xã hội ghi nhận. Tuy nhiên, cách thức ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 còn mang tính chất hình thức, chưa thể hiện sự coi trọng quyền con người thực sự với tính chất là quyền tự nhiên, vốn có của con người, còn mang tính chất ban phát theo kiểu xin - cho.
Vì vậy, yêu cầu đặt ra là cần sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sao cho phù hợp đồng thời đáp ứng nhu cầu thực tiễn đã đặt ra.
29
Trần Văn Lành - Nhà nước pháp quyền là gì,http://www.tailieuontap.com/2012/05/nha-nuoc-phap-quyen-la- gi.html, [truy cập ngày 12/10/2013].