Tuyên bố Rio d’Janeiro về môi trường và phát triển năm 1992

Một phần của tài liệu những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới được ghi nhận trong dự thảo sửa đổi hiến pháp việt nam (Trang 56 - 61)

Nghiên cứu hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành cho thấy, hầu hết các

quy phạm pháp luật mới chỉ dừng lại nguyên tắc chung; Chưa chú trọng việc lồng ghép cách tiếp cận quyền con người trong bảo vệ môi trường. Các quy định của pháp luật chưa làm rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan tới bảo vệ môi trường; Chưa chỉ ra bảo vệ môi trường không chỉ thuộc trách nhiệm của Nhà nước mà còn là quyền và trách nhiệm của toàn xã hội, cá nhân; Pháp luật chưa quy định cụ thể, rõ ràng cả về quy trình, thủ tục để mọi cá nhân, công dân có thể tham gia vào việc giám sát bảo vệ môi trường và ban hành các quyết định cũng như tiếp cận tư pháp trong lĩnh vực môi trường. Vì thế, hệ thống pháp luật có liên quan tới bảo vệ môi trường ở nước ta chưa thực sự thu hút, lôi kéo được quần chúng nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội.

56Tuyên bố Rio d’Janeiro về môi trường và phát triển năm 1992. 57 57

Võ Thành Tâm -Quyền được sống trong môi trường an toàn, trong lành, http://www.fetp.edu.vn/vn/tin-tuc-su- kien/tin-tuc-hoc-vien-va-cuu-hoc-vien/quyen-duoc-song-trong-moi-truong-an-toan-trong-lanh/, [truy cập ngày 15/10/2013]

Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi Hiến pháp Việt Nam sửa đổi

Cách tiếp cận quyền con người trong bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay cần rà soát, đánh giá lại hiện trạng pháp luật hiện hành; Bổ sung, hoàn thiện theo hướng lồng ghép cách tiếp cận quyền con người vào việc hoạch định chính sách và pháp luật có liên quan tới bảo vệ môi trường. Bên cạnh việc hoàn thiện hơn các quy định về xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự; Quyền và trách nhiệm được tham gia giám sát bảo vệ môi trường; Quy định chi tiết trong các văn bản luật và dưới luật về quyền của công dân, các tổ chức, đoàn thể được tham gia vào quá trình ban hành các quyết định, chính sách có liên quan tới môi trường và giám sát bảo vệ môi trường; Quy định cụ thể hơn về trình tự, thủ tục liên quan tới quyền của cá nhân, công dân được tiếp cận thông tin về môi trường và trách nhiệm của Nhà nước, doanh nghiệp cung cấp và công khai thông tin, tác hại ảnh hưởng đến môi trường; Quyền được đánh giá tác động, đền bù thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe, tinh thần của mỗi người.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã bổ sung nhiều nội dung mới về vấn đề bảo vệ môi trường cho thấy có sự chuyển đổi và quan tâm mạnh mẽ đến môi trường khi có khoảng 10 lần đề cập về môi trường. Trong đó điều 46 và điều 68 là hai điều mới nhấn mạnh đến quyền được sống trong môi trường trong lành và nghĩa vụ của Nhà nước, của mọi tổ chức cá nhân trong việc bảo vệ môi trường. Tại điều 46 khoản 1 nêu rõ: “mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành”. Việc ghi nhận quyền con người trong lĩnh vực môi trường mở ra một cơ hội lớn cho người dân Việt Nam vận dụng quyền Hiến định này để bảo vệ chính cuộc sống của mình tránh những tác động xấu của môi trường cũng như những hành động vi phạm về bảo vệ môi trường làm ảnh hưởng đến nhân quyền. Trước sự phát triển không ngừng của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Việc công nhận và thực hiện quyền môi trường trong bối cảnh phát triển bền vững đã chỉ ra mối quan hệ rõ ràng giữa bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền với việc bảo tồn, bảo vệ và khôi phục môi trường. Điều này đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải cùng nhau hợp tác và xây dựng các chuẩn mực chung để đối phó với thách thức ngày càng gia tăng đối với môi trường và phát triển.

2.2.3.3. Pháp luật Việt Nam hiện hành về việc bảo đảm thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành

Để thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền được sống trong môi trường trong lành. Những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành tương đối nhiều văn bản pháp lý để bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành, có

Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi Hiến pháp Việt Nam sửa đổi

thể kể ra, như: Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001); Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; Luật đa dạng sinh học năm 2008; Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004; Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000; Luật Thuế tài nguyên năm 2009; Luật Đất đai năm 2003; Luật Dầu khí (sửa đổi, bổ sung năm 2008); Luật Khoáng sản năm 2010; Luật Tài nguyên nước năm 1998; Luật Doanh nghiệp năm 2005; Luật Thủy sản năm 2003; Pháp lệnh thú y 1993; Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2001; Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989. Các Luật trên, đặc biệt là pháp luật về bảo vệ môi trường đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên nói chung và đảm bảo cho con người được sống trong môi trường trong lành nói riêng.

Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993 đã thể chế hóa quyền được sống trong môi trường trong lành ở Lời nói đầu của Luật và các chế định của Luật. Có thể nhận thấy qua các quy định về phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, suy thoái môi trường (Chương II, Chương III); về báo cáo đánh giá tác động môi trường (Chương IV) của Luật này. Tuy vậy, sau hơn mười năm thực hiện, Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 đã bộc lộ nhiều thiếu sót, bất cập, các quy định còn mang nặng tính chất khung, thiếu cụ thể và chưa rõ ràng nên khó áp dụng trong thực tiễn; chưa đáp ứng được những yêu cầu bảo vệ môi trường và bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đó, việc sửa đổi cơ bản, toàn diện Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 để bảo vệ quyền này là rất cần thiết.

Trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, nguyên tắc quyền con người được sống trong môi trường trong lành vẫn tiếp tục được thừa nhận và mở rộng. Mặc dù chưa được ghi nhận thành một nguyên tắc riêng, song nó được thể hiện qua các nguyên tắc như: nguyên tắc phát triển bền vững, nguyên tắc coi trọng phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường, nguyên tắc sử dụng các công cụ kinh tế trong hoạt động bảo vệ môi trường, nguyên tắc xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường hay nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Có thể nói các nguyên tắc này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau là cơ sở của nhau, biểu hiện thông qua nhau, việc thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ góp phần đảm bảo cho nguyên tắc kia và ngược lại, cụ thể:

Quyền sống trong môi trường trong lành thể hiện qua nguyên tắc phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường. Nguyên tắc này thể hiện qua các quy định về những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích, quy định về các hành vi bị cấm, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ

Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi Hiến pháp Việt Nam sửa đổi

môi trường nhằm phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường hay các quy định về bảo vệ môi trường theo lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Các quy định này của luật góp phần quan trọng vào quá trình bảo vệ môi trường sống trong lành, sạch đẹp.

Qua nguyên tắc sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường, quyền được sống trong môi trường trong lành thể hiện qua việc Nhà nước sử dụng các chính sách, công cụ về thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tronh hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, quỹ bảo vệ môi trường, dịch vụ bảo vệ môi trường và chính sách ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động bảo vệ môi trường đã được quy định và thực hiện có hiệu quả nhằm nâng cao ý thức của các chủ thể trong hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường trong lành.

Qua nguyên tắc phát triển bền vững, nội dung nguyên tắc này cũng chỉ rõ phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Đưa bảo vệ môi trường vào trong toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa từ khâu lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các cấp đến lập, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư cụ thể. Để bảo vệ môi trường trong lành, sạch đẹp qua nguyên tắc xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường nhằm huy động sức mạnh của cả Nhà nước và toàn dân vào quá trình này. Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã mở ra khả năng cho các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình đánh giá tác động môi trường (Điều 21); khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức có năng lực tham gia vào quản lý, xử lý chất thải (Điều 70), vào hoạt động quan trắc môi trường (Điều 95); bảo đảm quyền được biết thông tin về môi trường của mọi tổ chức, cá nhân (Điều 104, Điều 105); đề cao vai trò của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội và mọi người dân trong hoạt động bảo vệ môi trường (Điều 124).

Bên cạnh đó, để bảo vệ môi trường được trong lành, Luật cũng quy định rất cụ thể về nguyên tắc người gây ô nhiễm phải bồi thường nhằm đánh vào những hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường. Hơn nữa, để bảo vệ được môi trường trong lành có hiệu quả, Luật Bảo vệ môi trường 2005 rất đề cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong quá trình này. Do vậy, Luật đã quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và các chủ thể khác trong hoạt động bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 dành Chương XIII quy định xác định trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường của Chính phủ, của các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp, Bộ Thủy sản, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông – Vận tải, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, cơ quan ngang bộ khác. Cùng với việc quy định trách nhiệm của các bộ,

Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi Hiến pháp Việt Nam sửa đổi

cơ quan ngang bộ, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định trách nhiệm quản lý

Nhà nước về bảo vệ môi trường của ủy ban nhân dân các cấp (Điều 122). Các quy định pháp luật trên đã góp phần phòng, chống ô nhiễm, suy thoái,

bảo vệ môi trường góp phần bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của nhân dân.

2.2.3.4. Thực trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe con người và ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của người dân. Tại Việt Nam không chỉ là khói, bụi, rác thải, nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường không khí, mà ngay cả môi trường đất và nguồn nước cũng đang bị ô nhiễm rất nặng.

Bùng nổ dân số cùng với quá trình di dân, đô thị hóa và hậu quả của tăng trưởng nóng, thậm chí có nơi có lúc tăng trưởng bằng mọi giá đã trực tiếp góp phần làm gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên trầm trọng58

.

Báo cáo phát triển con người năm 2007/2008 của ông Chritophe Bahuet cảnh báo nếu nhiệt độ tăng lên từ 3-4 độ C, các quốc đảo nhỏ và các nước đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi mực nước biển dâng lên 1 mét, Việt Nam sẽ có khoảng 22 triệu người bị mất nhà cửa.

Môi trường xuống cấp, xuất hiện những làng ung thư ở Phú Thọ, Nghệ An khiến nguồn chi để khám chữa bệnh gia tăng. Trong khi đó nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây hại môi trường nước, thực phẩm sản xuất ra không đạt yêu cầu nên không thể xuất khẩu, đã gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Ví dụ điển hình về gây ô nhiễm như trường hợp của công ty Hào Dương tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo lời khai nhận của một trong số những người trực tiếp vận hành hệ thống xả thải của Công ty Hào Dương thì mỗi khi các bể lắng đầy, người điều hành Công ty ra lệnh qua bộ đàm yêu cầu vận hành đường ống xả thải. Mỗi đêm xả từ lúc 22 giờ, xả liên tục trong 3-4 giờ, với lượng nước thải độc hại chưa qua xử lý ước tính khoảng hàng trăm mét khối một đêm. Trước đó, công ty này đã bị xử phạt hành chính về các hành vi liên quan tới vi phạm pháp luật về môi trường ít nhất 9 lần. Lần nặng nhất là vào tháng 8/2012, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh từng ra

58

Minh Phúc - Môi trường ô nhiễm ảnh hưởng nồi cơm, manh áo,

Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi Hiến pháp Việt Nam sửa đổi

quyết định phạt công ty này 340 triệu đồng đối với 4 vi phạm về bảo vệ môi trường, trong đó lỗi bị phạt cao nhất 120 triệu đồng vì để lò nấu mỡ vi phạm về xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép trên 5 lần. Gần đây nhất, trong tháng 10/2013, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục xử phạt Công ty Hào Dương 75 triệu đồng59.

Hay vụ xả thải gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp Tấn Nhất Phương (tên gọi khác là Nhật Phượng - chi nhánh 1 tại ấp Cần Đước, chi nhánh 2 tại ấp Khu 1, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng).Ngày 18/7/2013, Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Xuyên đã ra quyết định xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường (8 triệu đồng) đối với doanh nghiệp này tại chi nhánh 2 và yêu cầu trong thời hạn 30 ngày phải thực hiện việc xử lý chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định. Đến ngày 14/10/2013, Thanh tra Sở Tài nguyên – Môi trường Sóc Trăng lại có quyết định xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp này (14 triệu đồng) tại chi nhánh 1 về việc xả nước thải vượt tiêu chuẩn, buộc trong thời hạn 15 ngày thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả; chấm dứt ngay hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật, phối hợp với địa phương khắc phục tình trạng gây ô nhiễm. Tuy nhiên, hiện người dân hàng ngày vẫn phải chịu đựng mùi hôi nồng nặc từ việc xả thải của doanh nghiệp. Hàng chục hộ dân sống ở khu vực xả thải đại diện cho người dân ấp Cần Đước và ấp Khu 3 đã gửi kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền “kêu cứu”! Theo những hộ dân sống ở đây, thông thường doanh nghiệp này xả thải vào khoảng 19 - 20h đến chạng vạng sáng hôm sau mới dừng60

.

Ngoài những vụ gây ô nhiễm môi trường nêu trên phải kể tình trạng diện tích rừng bị thu hẹp nghiêm trọng tại Tây Nguyên. Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, tổng diện tích rừng của Tây Nguyên còn khoảng hơn 2,8 triệu héc-ta, độ che phủ đạt 51,3%, trong đó, rừng có trữ lượng độ che phủ chỉ đạt 32,4%. Tình hình mất rừng còn diễn ra ở mức độ cao do tình hình phá rừng làm nương rẫy, bị chặt phá, khai thác trái phép, cùng với đó là sự suy giảm chất lượng rừng. Chỉ trong vòng 5 năm (2007-2011), rừng trên địa bàn Tây Nguyên bị mất hơn 129.600ha; riêng tỉnh Gia Lai,

Một phần của tài liệu những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới được ghi nhận trong dự thảo sửa đổi hiến pháp việt nam (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)