http://laodong.com.vn/Moi-truong/Doanh-nghiep-gay-o-nhiem-o-Soc-Trang-Dan-keu-cuu-chinh-quyen-bo- tay/147387.bld, [truy cập ngày 20/10/2013].
Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
từ năm 2006 đến nay đã có hơn 11 nghìn vụ vi phạm, trong đó phá rừng trái phép là 406 vụ, vi phạm về khai thác gỗ và lâm sản hơn 1000 vụ61
.
Tổng thiệt hại kinh tế của Việt Nam do ô nhiễm môi trường gây ra trong thời gian qua chiếm khoảng 1,5 – 3% GDP, chưa kể thiệt hại 780 triệu USD để chăm sóc sức khỏe cộng đồng62.
Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10% so với các nước phát triển trên thế giới. Lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh lên tới 8.000 tấn/ngày, chiếm 45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị.
Những nguồn ô nhiễm đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước mặt, nước ngầm, đất, và không khí, đặc biệt các lưu vực sông chính như sông Cầu, sông Đồng Nai – Sài Gòn, sông Nhuệ - Đáy.
Theo đánh giá, hiện nay Việt Nam đang bắt đầu phải trả giá về mặt sức
khoẻ con người do một thời gian dài chưa thật sự quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải, bảo vệ môi trường dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường. Cụ thể là ngày càng xuất hiện nhiều điểm “nóng” về ô nhiễm môi trường, chẳng hạn như những “làng ung thư” ở Hà Tây, Phú Thọ, Hải Phòng63.
Thống kê của Bộ Y Tế cho thấy hàng năm cả nước có gần 200 ngàn người bị mắc bệnh ung thư mới phát hiện. Riêng bệnh viện K Hà Nội, trong vòng năm năm trở lại đây, mỗi năm tiếp nhận trung bình khoảng 150.000 người bị ung thư mới phát hiện. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ung thư ngày càng tăng, theo đánh giá tổng hợp của bộ Y Tế và Bộ Tài Nguyên Môi Trường, chính là do môi trường sống ngày càng xuống cấp trầm trọng.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận, tại Việt Nam trung bình mỗi năm có trên 9.000 ca tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Số người chết vì nguyên do ô nhiễm không khí là hơn 16.000 người.
61Quang Hồi: Hơn 126.600 ha rừng trên địa bàn Tây Nguyên bị chặt phá, http://www.baomoi.com/Hon-129600ha-rung-tren-dia-ban-Tay-Nguyen-bi-chat-pha/144/9384244.epi, [truy cập 20/10/2013]. 129600ha-rung-tren-dia-ban-Tay-Nguyen-bi-chat-pha/144/9384244.epi, [truy cập 20/10/2013].
62Mạnh Cường, Diễn đàn môi trường, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên&Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết trong một nghiên cứu mới đây nhân Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2012, trong một nghiên cứu mới đây nhân Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2012,
http://www.vacne.org.vn/default.aspx?newsid=8965, [truy cập ngày 23/10/2013]. 63Minh Phúc: Môi trường ô nhiễm ảnh hưởng nồi cơm, manh áo,
Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
Kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy phát triển kinh tế không gắn với bảo vệ môi trường sẽ dẫn đến sự phát triển không bền vững, chi phí xử lý ô nhiễm cao hơn chi phí đầu tư cho các biện pháp kiểm soát ô nhiễm.
Vì vậy, Việt Nam đang xây dựng chiến lược tăng trưởng xanh cho giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến 2030 với mục tiêu đến năm 2020 là duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, từng bước tạo điều kiện để chuyển sang nền kinh tế xanh phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
2.2.3.5. Giải pháp thúc đẩy phát triển quyền được sống trong môi trường
trong lành tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Trước thực trạng về môi trường và sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người thì quyền được sống trong môi trường trong lành của con người được Dự thảo sửa đổi Hiến pháp ghi nhận thực sự là một điều đáng mừng đối với mọi người. Nó tạo ra cơ hội mới cho các cá nhân có thể tự bảo vệ mình thậm chí là những người xung quanh và cho tất cả những ai trước giờ phải hứng chịu những tác động xấu từ ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, việc ghi nhận quyền của con người trong lĩnh vực môi trường là một chuyện còn quyền đó có thực sự đi vào thực tiễn, có cơ hội để phát triển và đáp ứng được nhu cầu của con người hay không lại là chuyện khác. Bởi trong khi quá trình phát triển của công nghệ, khoa học – kỹ thuật là không ngừng, tốc độ đô thị hóa đẩy nhanh. Tất cả mang lại những tác động tiêu cực đến môi trường thì các chính sách đẩy mạnh phát triển kinh tế tại Việt Nam lại chưa gắn với bảo vệ môi trường, chưa có sự đầu tư cho các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ còn nhiều bất cập như đã nêu.
Để khắc phục những tồn tại trên đồng thời bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành và tiến tới bảo vệ quyền con người được sống trong môi trường trong lành có hiệu quả thì cần thực hiện một số giải pháp như:
Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa cần gắn kết hết sức chặt chẽ các chính sách phát triển đó với các chính sách bảo vệ môi trường vì phát triển kinh tế mà không gắn với bảo vệ môi trường sẽ dẫn tới sự phát triển không bền vững. Cần xem xét một cách tổng thể và thận trọng trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến xây dựng các dự án đầu tư cụ thể nhằm phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
Cần ghi nhận quyền được sống trong môi trường trong lành là một quyền cơ bản trong Hiến pháp (cụ thể là chính thức thừa nhận quyền quyền được sống trong môi trường trong lành mà Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã ghi nhận).
Nghiên cứu tổng thể pháp luật về bảo vệ môi trường, hệ thống hóa các văn bản pháp luật quy định về vấn đề này nhằm xây dựng các quy định một cách thống nhất, đồng bộ giữa Luật Bảo vệ môi trường với các luật có liên quan như Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Đất đai tạo thuận lợi cho quá trình thực thi quyền được sống trong môi trường trong lành. Bên cạnh đó, trong Luật Bảo vệ môi trường cần nghiên cứu hoàn thiện các quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục, xử lý ô nhiễm, suy thoái môi trường, như: các quy định cụ thể về đánh giá môi trường chiến lược, bảo vệ môi trường theo ngành, lĩnh vực, bảo tồn đa dạng sinh học, trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ môi trường, xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, cần nghiên cứu quy định và áp dụng trách nhiệm hình sự đối với tổ chức gây ô nhiễm môi trường chứ không chỉ dừng lại ở mức độ xử phạt hành chính như: phạt tiền, đình chỉ hoạt động hoặc chấm dứt hoàn toàn hoạt động của doanh nghiệp gây ô nhiễm, suy thoái môi trường. Vấn đề này hiện vẫn có quan điểm cho rằng chỉ cần áp dụng trách nhiệm hình sự đối với cá nhân là đủ. Nhưng thực tế cho thấy việc xả thải các chất gây ô nhiễm ra ngoài môi trường chủ yếu do các doanh nghiệp gây ra do không chịu áp dụng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường nhằm hạn chế sự tiêu tốn tiền của, nhiều nơi vẫn làm việc theo nguyên tắc biểu quyết lấy ý kiến theo đại đa số, vì vậy, việc cần phải có một cơ chế xác định trách nhiệm hình sự cho pháp nhân là thực sự cần thiết. Do đó, khi không áp dụng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường dẫn tới làm ô nhiễm, suy thoái môi trường thì phải áp dụng trách nhiệm pháp lý kể cả trách nhiệm hình sự đối với những doanh nghiệp, tổ chức này.
Bên cạnh đó, phải cụ thể hóa hơn nữa nguyên tắc xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân, tổ chức tham gia hiệu quả vào quá trình bảo vệ môi trường.
Đẩy mạnh hoạt động có hiệu quả của cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường. Các cơ quan này cần thường xuyên theo dõi đánh giá sự thay đổi của môi trường thông qua các dữ liệu, qua từng thời kỳ, thanh tra các cơ sở sản xuất có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường gây tổn hại cho sức khỏe và tài sản của nhân dân. Khi phát
Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
hiện hành vi vi phạm thì phải nhanh chóng xử lý theo quy định của pháp luật, tránh trường hợp không xử lý để mặc các hành vi làm ô nhiễm môi trường kéo dài.
Tăng cường vai trò của Tòa án như một công cụ đặc biệt quan trọng để nhân dân thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành của mình. Nếu Tòa án tiến hành xét xử các vụ việc này trên cơ sở khách quan, công bằng và tuân theo pháp luật thì sẽ góp phần quan trọng vào việc bảo vệ được quyền con người được sống trong môi trường trong lành và càng nâng cao lòng tin của nhân dân, thúc đẩy tin thần chủ động tố giác các hành vi sai phạm trong lĩnh vực môi trường.
Sau cùng, cần nâng cao nhận thức về quyền được sống trong môi trường trong lành cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước các cấp, các ngành. Điều này rất quan trọng bởi nếu không có nhận thức đúng thì không có chính sách đúng, không thể tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp đề ra. Hơn nữa chúng ta đã và đang tiến tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì việc tuân thủ pháp luật của các thành viên trong xã hội là một yêu cầu cấp bách. Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức cho người dân trong hoạt động bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về môi trường, giúp mọi người dân có thể biết được những quyền lợi và nghĩa vụ của họ trong vấn đề môi trường để mọi người có thể tự bảo vệ chính cuộc sống của mình và cả những người xung quanh.
Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
KẾT LUẬN
Nghiên cứu về quyền con người và những vấn đề xoay quanh nó là hoạt động quan trọng, cần thiết và từ lâu đã trở nên phổ biến. Các nghiên cứu khoa học về quyền con người đóng góp một phần quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như tinh thần của các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.
Bảo vệ các quyền con người là mục tiêu chung của toàn nhân loại. Chính vì vậy, không chỉ Việt Nam mà các quốc gia trên thế giới cũng đã rất nỗ lực để thực hiện mục tiêu chung này bằng việc ghi nhận và hoàn thiện các cơ chế đảm bảo các quyền được thực thi một cách có hiệu quả, không bị xâm phạm.
Kể từ sau Tuyên ngôn độc lập năm 1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nước ta đã ngay lập tức bắt tay vào công cuộc xây dựng hệ thống pháp luật và cho ra đời bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước nhà – Hiến pháp năm 1946. Hiến pháp đã tạo ra một bước ngoặc mới trong quá trình ghi nhận cũng như đảm bảo các quyền và tự do cơ bản của con người, đáp ứng nguyện vọng, mơ ước của toàn thể nhân dân bấy lâu.
Hướng đến thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của con người, đảm bảo cho con người có điều kiện phát triển toàn diện hơn, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thực sự có ý nghĩa to lớn đối với nhân dân Việt Nam khi ghi nhận thêm nhiều quyền mới mà các Hiến pháp trước chưa đề cập đến. Đặc biệt là các quyền về kinh tế, văn hóa và xã hội như quyền về văn hóa, quyền được đảm bảo an sinh xã hội, quyền được sống trong môi trường trong lành.
Tuy nhiên, thừa nhận các quyền mới cũng đồng nghĩa với việc phải đối mặt với những thách thức không nhỏ từ sự tác động tiêu cực của xã hội đến các quyền và cần phải có những giải pháp hữu hiệu để đảm bảo và giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các quyền được đi vào thực tiễn cuộc sống. Đó là đảm bảo tốt vấn đề an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, tạo điều kiện để người dân được tham gia, hưởng thụ, sử dụng, tiếp cận các giá trị văn hóa, tăng cường công tác bảo vệ môi trường sống trong lành hơn. Tất cả hướng tới mục tiêu bảo vệ sự phát triển bền vững của xã hội loài người nói chung và quyền con người nói riêng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945 2. Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948
3. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 4. Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776
5. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789 6. Hiến pháp Việt Nam năm 1946
7. Hiến pháp Việt Nam năm 1959 8. Hiến pháp Việt Nam năm 1980
9. Hiến pháp Việt Nam năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001
* Danh mục tài liệu sách báo, trang thông tin điện tử
1. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
2. Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2009, phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2010.
3. Bùi Đức Hiển - Quyền hưởng an sinh xã hội ở Việt Nam trong “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền kinh tế, văn hóa và xã hội”, Nxb. Khoa học - xã hội, Hà Nội năm 2011.
4. Bùi Ngọc Sơn - Quyền con người và Hiến pháp trong “Quyền con người: Tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học”- tập 1, Nxb. Khoa học - xã hội, năm 2010. 5. C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, t.20, Nxb. Chính trị quốc gia năm 1994.
6. Mạnh Cường - Diễn đàn môi trường, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên&Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết trong một nghiên cứu mới đây nhân Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2012, http://www.vacne.org.vn/default.aspx?newsid=8965, [truy cập ngày 23/10/2013].
7. Minh Phúc - Môi trường ô nhiễm ảnh hưởng nồi cơm, manh áo,
http://moitruongxanh.org.vn/Default.aspx?Module=Site&Function=News&Id=16 27, [truy cập ngày 23/10/2013]
8. Nguyễn Đăng Dung – Võ Đông Giao, Lã Khánh Tùng: Giáo trình Lý Luận và Pháp Luật về Quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2009.
9. Nguyễn Đình Thơ - Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 1946
và sự kế thừa, phát triển ,
http://www.moj.gov.vn/hienphap1992/News/Lists/giaidapthacmac/View_Detail.a spx?ItemID=5209, [truy cập ngày 21/10/2013].
10.Nguyễn Hữu Chí - Quyền con người trong pháp luật an sinh xã hội trong Quyền con người - tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học, tập 2, Nxb. Khoa học – xã hội, năm 2010.
11.Nguyễn Minh Hòa - Rất cần một không gian văn hóa cộng đồng,