Nguyễn Đăng Dung, Võ Đông Giao, Lã Khánh Tùn g Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người,

Một phần của tài liệu những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới được ghi nhận trong dự thảo sửa đổi hiến pháp việt nam (Trang 34 - 36)

Nxb. Đại học Hà Nội, năm 2009.

36Nguyễn Hữu Chí - Quyền con người trong pháp luật an sinh xã hội trong “Quyền con người - tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học” - tập 2, Nxb Khoa học-xã hội, năm 2010, tr.11. ngành và liên ngành luật học” - tập 2, Nxb Khoa học-xã hội, năm 2010, tr.11.

Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi Hiến pháp Việt Nam sửa đổi

- Trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Theo Tổ chức Lao

động quốc tế, trường hợp được bảo vệ trong chế độ này phải bao gồm những trường hợp nếu do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp gây ra: thương tật, đau ốm, mất khả năng lao động dẫn đến gián đoạn thu nhập, mất hoàn toàn khả năng thu nhập do người trụ cột trong gia đình chết.

- Trợ cấp gia đình: theo đó các trường hợp được bảo vệ là những người

làm công ăn lương hay những trường hợp được quy định được bảo vệ do có những gánh nặng về con cái.

- Trợ cấp thai sản được áp dụng trong các trường hợp bảo vệ gồm thai

nghén, sinh đẻ và những hậu quả kéo theo đó dẫn đến sự gián đoạn về thu nhập gây khó khăn cho đối tượng.

- Trợ cấp tàn tật: được thực hiện trong những trường hợp bản thân đối

tượng cần được bảo vệ không có khả năng tiến hành một hoạt động có thu nhập ở mức độ nhất định khi mà tình trạng đó có nguy cơ trở thành thường xuyên hoặc kéo dài sau khi đã ngừng thực hiện các khoản trợ cấp về ốm đau.

- Trợ cấp tiền tuất: được thực hiện trong khi những người thân thích (vợ,

con cái…) mất phương tiện sinh sống do người trụ cột trong gia đình chết.

Có thể thấy an sinh xã hội có một phạm vi rất rộng và ảnh hưởng, tác động đến nhiều người. Suy cho cùng thì dưới góc độ quyền con người mỗi chương trình an sinh xã hội nói trên đều nhằm đảm bảo các khía cạnh khác nhau của quyền con người.

2.2.1.2. Sự ghi nhận của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Trước sự phát triển của xã hội và nhằm giúp cho cuộc sống của con người được đảm bảo tốt hơn, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã lần đầu tiên ghi nhận

quyền được đảm bảo an sinh xã hội của con người tại Điều 35 Chương II quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Điều này là sự thể hiện cụ thể của Hiến pháp năm 1992 về một trong số các quyền con người đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế như Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966.

Tuy nhiên, do hiểu mục đích Hiến định nhằm “khẳng định giá trị, vai trò, nội dung quyền con người”, nên Điều 35 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 nêu trên chỉ ghi vắn tắt đúng 11 chữ “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”, nhưng không quy định trách nhiệm của Nhà nước phải bảo đảm cho quyền đó được thực thi như Hiến pháp Đức, Đan Mạch.

Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi Hiến pháp Việt Nam sửa đổi

Điều 75 Hiến pháp Đan Mạch năm 1849 quy định tại điểm (1): “Ai không thể tự nuôi sống mình, và không còn nguồn thu nhập nào khác, nhà nước có trách nhiệm trợ cấp đủ”. Ở Đức, xuất phát từ Điều 1 Luật Cơ bản năm 1949, “nhân phẩm con người không thể xâm phạm. Chú ý và bảo vệ nó là trách nhiệm mọi cơ quan quyền lực nhà nước”, Pháp luật về an sinh xã hội của nước Đức quy định nhà nước phải cấp cho bất kỳ người dân nào không có thu nhập, kể cả người nước ngoài sinh sống ở Đức. Xuất phát từ bản chất quyền cơ bản nêu trên, ở họ Hiến định quyền cơ bản thực chất là Hiến định trách nhiệm nhà nước phải bảo đảm quyền đó được thực hiện, bằng những chuẩn mực, quy tắc xử sự. Và chỉ khi đó, người dân mới có cơ sở Hiến định để tự bảo vệ quyền của mình; các cơ quan quyền lực nhà nước mới bị ràng buộc bởi các cơ sở pháp lý, phải thực thi nếu không sẽ bị chế tài. Đó cũng chính là bản chất của nhà nước pháp quyền do pháp luật định đoạt37.

Mặc dù vậy, sự ghi nhận quyền được đảm bảo an sinh xã hội của con người trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã cho thấy Đảng và Nhà nước ta thực sự coi trọng việc đảm bảo cuộc sống và quá trình phát triển lâu dài của con người. Coi nền tảng của phát triển xã hội là sự phát triển các quyền và tự do cơ bản của con người.

Trong thời gian gần đây, hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò to lớn của nó đối với sự phát triển và ổn định kinh tế - xã hội, đó là38:

Thứ nhất, an sinh xã hội góp phần ổn định đời sống của người lao động. Hệ thống an sinh xã hội sẽ góp phần thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi người lao động bị ốm đau, mất khả năng lao động, mất việc làm, hoặc chết. Nhờ có sự thay thế hoặc bù đắp thu nhập kịp thời mà người lao động khắc phục nhanh chóng được những tổn thất về vật chất, nhanh phục hồi sức khỏe, ổn định cuộc sống để tiếp tục quá trình hoạt động bình thường.

Thứ hai, an sinh xã hội góp phần đảm bảo an toàn, ổn định cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Để phòng ngừa, hạn chế tổn thất, các đơn vị kinh tế phải đề ra các quy định chặt chẽ về an toàn lao động buộc mọi người phải tuân thủ. Khi có rủi ro xảy ra với người lao động, hệ thống an sinh xã hội kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho người lao

Một phần của tài liệu những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới được ghi nhận trong dự thảo sửa đổi hiến pháp việt nam (Trang 34 - 36)