Nguyễn Đình Thơ Quyền công dân trong Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển,

Một phần của tài liệu những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới được ghi nhận trong dự thảo sửa đổi hiến pháp việt nam (Trang 26 - 29)

http://www.moj.gov.vn/hienphap1992/News/Lists/giaidapthacmac/View_Detail.aspx?ItemID=5209, [truy cập ngày 21/10/2013].

Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi Hiến pháp Việt Nam sửa đổi

hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và Luật”23. Hiến pháp năm 1992, Điều 63 quy định quyền bình đẳng nam, nữ và bổ sung : “Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”. Việc bổ sung này là cần thiết nhằm phòng ngừa và chống lại những hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, đánh đập, hành hạ, mua bán phụ nữ, sử dụng phụ nữ như là một công cụ để làm giàu phi pháp.

Hiến pháp năm 1980 ghi rõ: “Công dân có quyền có nhà ở” (Điều 62). Trước Hiến pháp năm 1980, chưa có quy định nào trong các bản Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 quy định về vấn đề này. Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 chỉ quy định quyền bất khả xâm phạm về nhà ở. Tới Hiến pháp năm 1992 thì quyền này được sửa lại thành ba quyền mới tại Điều 62 là: quyền được xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật, quyền được pháp luật bảo hộ của người có nhà cho thuê và quyền được pháp luật bảo hộ của người thuê nhà24

.

Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 1992 bổ sung thiết chế gia đình vào các thiết chế khác (Nhà nước và xã hội) cùng có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và thanh niên. Điều đó khẳng định vị trí, vai trò ngày càng tăng của gia đình với tư cách là tế bào của xã hội, cái nôi đầu tiên của con người, đồng thời nhắc nhở mọi người hãy quan tâm xây dựng, củng cố gia đình để trẻ em, thanh niên được chăm sóc, giáo dục tốt hơn vì tương lai của đất nước, vì hạnh phúc của mọi nhà25

. Ngoài ra, tại Điều 57 Hiến pháp năm 1992 còn ghi nhận quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội mới đó là quyền được tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Tiếp tục phát huy và khẳng định nguyên tắc: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, xác định bản chất Nhà nước là nhà nước của dân, do dân và vì dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức” và đề cao giá trị quyền con người từ trong Hiến pháp. Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa X đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992, tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp 1992 bằng việc tiếp tục cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

23Điều 50 Hiến pháp Việt Nam năm 1992. 24Điều 62 Hiến pháp Việt Nam năm 1992.

25Nguyễn Đình Thơ -Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển , http://www.moj.gov.vn/hienphap1992/News/Lists/giaidapthacmac/View_Detail.aspx?ItemID=5209, [truy cập http://www.moj.gov.vn/hienphap1992/News/Lists/giaidapthacmac/View_Detail.aspx?ItemID=5209, [truy cập ngày 21/10/2013].

Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi Hiến pháp Việt Nam sửa đổi

Suy cho cùng thì bốn bản Hiến pháp đều luôn coi trọng việc bảo vệ các quyền con người – một giá trị bất biến mà luật pháp quốc tế đã ghi nhận từ rất sớm. Nhà nước Việt Nam cũng bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của tổ quốc và nhân dân, thông qua đó kế thừa có chọn lọc và phát triển những giá trị tinh hoa của nhân loại, xem nhân quyền là sản phẩm chung của tất cả mọi người chứ không phải riêng một ai.

1.6. Sự ghi nhận quyền con ngƣời trong Hiến pháp của một số quốc gia 1.6.1. Hiến pháp nƣớc Anh 1.6.1. Hiến pháp nƣớc Anh

Nước Anh không có Hiến pháp thành văn. Hiến pháp Anh thực chất là sự tập hợp các văn kiện về quyền con người được hình thành dần dần trong lịch sử nước Anh, đặc biệt là Đại Hiến chương Magna Carta năm 1215 và Đạo luật về các quyền năm 1689.

Bản Đại Hiến chương Magna Carta của Anh ngày 15 tháng 6 năm 1215, kết quả của những nổ lực của các vị nam tước người Anh buộc vua John phải kí Đại Hiến chương, thừa nhận các quyền vốn có từ xưa của họ mà nhà vua không được xâm phạm, không những là một cấu phần trọng yếu đầu tiên của Hiến pháp Anh mà còn được xem như nguồn gốc của Hiến pháp tự do hiện đại. Theo Anson, Đại Hiến chương vừa là Luật Hiến pháp vừa là Tuyên ngôn về các quyền, vừa là thõa thuận giữa vương triều và nhân dân. Hiến chương đã ghi nhận một số quyền con người như: quyền sở hữu, thừa kế, quyền tự do buôn bán, quyền không bị đánh thuế quá mức, quyền được xét xử đúng đắn và bình đẳng trước pháp luật. Ngoài ra, Hiến chương còn quy định về việc kiểm soát quyền lực nhà nước, ngăn chặn không cho các cơ quan nhà nước xâm phạm quyền hợp pháp của công dân. Chỉ đến những thế kỷ sau, vào thế kỷ XVII, thông qua cuộc đấu tranh giữa Nghị viện Anh và sự độc tài của dòng họ Stuarts, Đại Hiến chương Magna Carta mới trở thành tiền thân của Hiến pháp tự do và được định nghĩa theo nghĩa hiện đại.

Bên cạnh Đại Hiến chương Magna Carta, phải nói đến Bản Tuyên ngôn về các quyền mà Viện nguyên lão và Viện dân biểu đã đệ đơn lên Hoàng tử Orange năm 1688 và sau đó được ban hành dưới hình thức một Đạo luật về các quyền.

Từ Đại Hiến chương 1215 cho đến Luật về các quyền 1689, các luật về quyền con người của Anh dần dần trở thành Hiến pháp Anh. Mặc dù các đạo luật này không chứa đựng các quy tắc cụ thể về cấu trúc quyền lực, nhưng điều đó không có

Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi Hiến pháp Việt Nam sửa đổi

nghĩa nó không phải là luật cơ bản cho chính quyền. Các quyền con người mà nó bảo đảm chính là một giới hạn đối với chính quyền. Tôn trọng các quyền con người đó chính là các nguyên tắc của việc điều hành một chính quyền dân chủ tự do, và hợp hiến26.

1.6.2. Hiến pháp nƣớc Mỹ

Trong khi ở Anh, các đạo luật về quyền con người trở thành Hiến pháp mặc dù không có các quy định về cấu trúc chính quyền thì ở Mỹ bản Hiến pháp 1787 lại được coi là một đạo luật về các quyền con người mặc dù chỉ quy định về cấu trúc chính quyền mà không kê khai các quyền con người. Cho rằng bản thân Hiến pháp chính là một đạo luật về các quyền con người.

Hamilton viết: “Bản Hiến pháp đã được dự thảo, nếu được chấp thuận, sẽ trở thành đạo luật về các quyền của Hợp chủng quốc”. Thực vậy, nếu không chỉ nhìn vào bề nổi của Hiến pháp với các quy phạm về cách thức tổ chức và điều hành các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, mà còn nhìn sâu vào ý nghĩa thực sự đằng sau các quy phạm đó, mục đích thực sự của quy phạm đó người ta có thể nhận thấy Hiến pháp không giản đơn chỉ là một bản mô tả các công quyền mà còn là một đạo luật về nhân quyền. Ý nghĩa thực sự và mục đích thực sự của Hiến pháp được chỉ rõ trong lời nói đầu của Hiến pháp Mỹ: “Chúng tôi, nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, với mục đích xây dựng một liên bang hoàn hảo hơn, thiết lập công lý, bảo đảm an ninh trong nước, tạo dựng phòng thủ chung, thúc đẩy sự thịnh vượng trong toàn khối, giữ vững nền tự do cho bản thân và con cháu của chúng ta, quyết định xây dựng bản Hiến pháp này cho Hợp chủng quốc”27

. Như vậy, người ta có thể nhận thấy mục đích của Hiến pháp là bảo vệ các quyền tự do. Toàn bộ các quy định của Hiến pháp về Quốc hội, Tổng thống, Tòa án không nằm ngoài mục đích bảo vệ các quyền tự do của con người. Tuy nhiên, phe chống liên bang không tin vào việc Hiến pháp đã giới hạn chính quyền một cách chặt chẽ đến mức chính quyền đó không vi phạm quyền con người. Chính vì vậy, minh định cụ thể các quyền con người trong Hiến pháp là điều cần thiết. Những nổ lực của phe chống liên bang đã dẫn đến việc ra đời 10 tu chính án Hiến pháp năm 1789. 10 tu chính án này chính là Luật về các quyền của người Mỹ. Trong đó quyền con người được ghi nhận điển hình tại Điều 1: “Quốc hội Mỹ sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng,

26

Bùi Ngọc Sơn - Quyền con người và Hiến pháp trong “Quyền con người: Tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học”- tập 1, Nxb. Khoa học - xã hội, năm 2010, tr.89.

Một phần của tài liệu những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới được ghi nhận trong dự thảo sửa đổi hiến pháp việt nam (Trang 26 - 29)