Nguyễn Thị Phương Châm – Quyền được bảo vệ môi trường sống và môi trường văn hóa cộng đồng – Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong “Những vấn đề lý luận và pháp luật về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, Nxb.

Một phần của tài liệu những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới được ghi nhận trong dự thảo sửa đổi hiến pháp việt nam (Trang 45 - 50)

vấn đề lý luận và thực tiễn trong “Những vấn đề lý luận và pháp luật về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, Nxb. Khoa học - xã hội, Hà Nội, năm 2011, tr.174.

47Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2011, tr. 76. 48Nguyễn Văn Hải - Hiến định quyền văn hóa trong Hiến pháp, http://hienphap.net/2013/02/04/hien-dinh-quyen- 48Nguyễn Văn Hải - Hiến định quyền văn hóa trong Hiến pháp, http://hienphap.net/2013/02/04/hien-dinh-quyen- van-hoa-trong-hien-phap-nguyen-van-hai/,[ truy cập ngày 01/10/2013].

Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi Hiến pháp Việt Nam sửa đổi

Thứ nhất, quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa. Hưởng thụ đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần là một nhu cầu chính đáng và quyền cơ bản của con người. Con người không chỉ có nhu cầu cơm ăn nước uống và các nhu cầu cần thiết khác, mà còn có quyền thụ hưởng các giá trị văn hóa do dân tộc và nhân loại sáng tạo ra trong lịch sử. Được quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa chính là một trong những yếu tố cơ bản để góp phần không ngừng xây dựng, bồi đắp, hoàn thiện những phẩm chất, nhân cách cao đẹp cho con người, làm cho con người ngày càng nhân văn hơn, tiến bộ hơn. Các giá trị văn hóa mà con người được hưởng thụ là tất cả những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc đã được kết tinh, trao truyền từ đời này sang đời khác; là những tác phẩm thuộc các loại hình văn học, nghệ thuật (sân khấu, điện ảnh, ca múa nhạc, điêu khắc, hội họa, nhiếp ảnh); là những mỹ tục, nghi lễ, tín ngưỡng tốt đẹp của cộng đồng, của đất nước.

Thứ hai, quyền tham gia vào đời sống văn hóa. Điều đó có nghĩa là, việc tham gia vào đời sống văn hóa không phải là “quyền riêng” của lực lượng văn nghệ sĩ và những người làm công tác quản lý văn hóa - văn nghệ như cách hiểu bấy lâu nay, mà mọi người dân Việt Nam, không phân biệt tuổi tác, giới tính, giai cấp, thành phần, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng đều có thể và có quyền tham gia tất cả các hoạt động văn hóa theo khả năng, sở thích, nhu cầu, sở trường, mong muốn của mình. Việc mọi người được tham gia vào đời sống văn hóa sẽ góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho mỗi cá nhân và toàn xã hội.

Thứ ba, quyền sử dụng các cơ sở văn hóa mà Nhà nước, xã hội và cộng đồng đã xây dựng như: Khu vui chơi giải trí công cộng, công viên, nhà văn hóa, điểm bưu điện văn hóa xã, thư viện, sân vận động, rạp hát, rạp chiếu phim, điểm internet công cộng. Những cơ sở, thiết chế văn hóa này là tài sản chung nên mọi người đều có quyền sử dụng để đáp ứng những nhu cầu chính đáng của mình. Nhà nước, chính quyền các cấp chỉ ủy quyền cho tổ chức, cá nhân quản lý các cơ sở, thiết chế văn hóa, còn mọi người dân đều có quyền sử dụng các cơ sở, thiết chế văn hóa đó để phục vụ nhu cầu học tập, vui chơi, giải trí của mình.

Thứ tư, quyền tiếp cận các giá trị văn hóa. Văn hóa là những giá trị tốt đẹp đã được hình thành, kết tinh, hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, là thành quả lao động sáng tạo của thế hệ này tiếp thế hệ khác. Vì vậy, mỗi công dân không chỉ có quyền nghiên cứu, tiếp cận các giá trị văn hóa của dân tộc mình, mà còn được tiếp cận, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới. Trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, việc Hiến định quyền tiếp cận các giá trị văn hóa là

Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi Hiến pháp Việt Nam sửa đổi

tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội được mở rộng giao lưu, học hỏi, tiếp thu những giá trị nhân văn cao cả đã được nhân loại tiến bộ thừa nhận, qua đó không ngừng làm giàu giá trị văn hóa cho mỗi cá nhân và cộng đồng, dân tộc.

Bốn nội dung “hưởng thụ, tham gia, sử dụng, tiếp cận” các giá trị văn hóa quy định tại Điều 44 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là một thể thống nhất trong “quyền văn hóa” của con người. Có thể nói, đây là một trong những quyền căn bản nhất của quyền con người và thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Bởi vì, khi con người được “hưởng thụ các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa, tiếp cận các giá trị văn hóa” sẽ tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hài hòa giữa thể chất và tâm hồn, giữa lý trí và tình cảm của con người, làm cho con người ngày càng tiệm cận đến các giá trị “chân - thiện - mỹ”.

Để “quyền văn hóa” của con người trở thành hiện thực, đòi hỏi Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, các tổ chức, cơ quan, đơn vị phải thực sự quan tâm chăm lo, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người được thụ hưởng các quyền đã được Hiến pháp thừa nhận. Mặt khác, mọi biểu hiện, hành vi ngăn cấm, cản trở, hạn chế hay xâm hại những quyền cơ bản đó đều là vi Hiến, nên cần phải có những hình thức, chế tài xử lý phù hợp49.

2.2.2.3. Pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền tham gia vào đời sống văn hóa

Việt Nam là quốc gia có đến 54 dân tộc anh em và có lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Chính những điều này đã tạo ra một nền văn hóa đa dạng nhiều màu sắc, một nét đáng tự hào của mỗi con người Việt Nam. Văn hóa không những cần phải được bảo vệ mà cần được quan tâm phát triển sâu rộng hơn trên khắp đất nước Việt Nam và ra cả cộng đồng quốc tế. Bảo vệ và phát triển nền văn hóa là góp phần thiết thực bảo vệ và phát triển quyền tham gia vào đời sống văn hóa của con người.

Tại Nghị quyết Trung ương lần thứ 5, khóa VIII nêu rõ: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”.

49Nguyễn Văn Hải - Hiến định quyền văn hóa trong Hiến pháp, http://hienphap.net/2013/02/04/hien-dinh-quyen-van-hoa-trong-hien-phap-nguyen-van-hai/, [truy cập ngày 01/10/2013] van-hoa-trong-hien-phap-nguyen-van-hai/, [truy cập ngày 01/10/2013]

Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi Hiến pháp Việt Nam sửa đổi

Từ sau Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII, nhiều văn bản liên quan đến phát triển văn hóa được ban hành mà đáng chú ý nhất là Luật Di sản văn hóa năm 2001, gồm 7 Chương với 74 Điều. Theo Luật Di sản văn hóa năm 2001: “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”. Luật Di sản văn hóa là “Để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới; Để tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa”. Ngoài ra, trong Điều 2 còn quy định: “Luật này quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Từ các điều đã nêu ở trên cho thấy vấn đề về di sản văn hóa không chỉ được nhấn mạnh có giá trị, vai trò hết sức quan trọng mà còn được quan tâm bảo vệ và phát huy giá trị ngay trong Luật Di sản văn hóa năm 2001.

Bên cạnh đó, một loạt các chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số của Chính phủ như: Quyết định số 122/2003/QĐ-TTg ngày 12/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc; Quyết định số 124/2003/QĐ-TTg ngày 17/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số (2003-2010); Quyết định số 25/2004/QĐ- TTg ngày 27/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án Phát triển hoạt động văn hóa – thông tin vùng Tây Nguyên đến năm 2010; Quyết định số 167/2006/QĐ-TTg ngày 14/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Phát triển hoạt động văn hóa – thông tin vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010.

Trong đó, việc bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trong Quyết định số 124/2003/QĐ-TTg chỉ rõ mục tiêu:

a/ Bảo tồn, kế thừa có chọn lọc và phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống, xây dựng và phát triển những giá trị mới về văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số;

b/ Phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ những người sáng tác văn học, nghệ thuật là người các dân tộc thiểu số;

Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi Hiến pháp Việt Nam sửa đổi

c/ Tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy các nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số; đẩy mạnh xây dựng và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, thông tin; phát triển các hoạt động văn hóa, nghệ thuật lành mạnh;

d/ Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; mở rộng mạng lưới thông tin ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao dân trí, xóa bỏ tập tục lạc hậu, góp phần phát triển du lịch, xóa đói, giảm nghèo.

Qua đó cho thấy, dù là văn hóa của dân tộc kinh hay dân tộc thiểu số cũng đều được sự tôn trọng và gìn giữ như nhau bởi nó không chỉ là niềm tự hào dân tộc mà còn là động lực trong quá trình phát triển của đất nước, phát triển con người và quyền con người.

2.2.2.4. Thực trạng về văn hóa cộng đồng Việt nam

Quyền con người về văn hóa gắn liền với đời sống văn hóa, những giá trị văn hóa cộng đồng. Vì vậy, muốn bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực văn hóa trước hết phải chú trọng bảo vệ và phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Việc Việt Nam ký vào Công ước chung Bảo vệ và phát huy tính đa dạng của biểu đạt văn hóa của UNESCO năm 2001 hay thông qua Luật Di sản văn hóa năm 2001 trong đó nhấn mạnh đến việc bảo vệ các đặc trưng văn hóa, bảo vệ đa dạng văn hóa của các cộng đồng là một điển hình tiêu biểu.

Trong khoản một thập kỷ trở lại đây thì văn hóa cộng đồng được nhắc tới thường xuyên và liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong các nghiên cứu, nhất là khi Việt Nam có tới 11 di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của thế giới gồm: Quần thể di tích Cố Đô Huế, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng Thành Thăng Long, Thành Nhà Hồ, Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng Chiên Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Giang và Bắc Ninh, Ca trù, Hội Giống, Hát xoan. Có lẽ khác với nhiều quốc gia khác, văn hóa cộng đồng vốn có vai trò nền tảng quan trọng trong văn hóa Việt Nam, nền tảng đó gắn với

văn hóa làng Việt Nam, nơi hình thành, lưu giữ và trình diễn bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì vậy, việc bảo vệ môi trường văn hóa cộng đồng với người Việt Nam càng trở

Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi Hiến pháp Việt Nam sửa đổi

thành vấn đề cần thiết gắn liền với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc góp phần quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người về văn hóa50

.

Hàng loạt những chương trình, dự án ở các quy mô khác nhau tập trung vào việc nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo tồn văn hóa cộng đồng, tập huấn cho chính các cộng đồng hiểu biết rõ về giá trị văn hóa của mình và từ đó bảo tồn, phát huy và làm giàu các giá trị văn hóa đó. Việc làm này được đặt biệt chú trọng ở các cộng đồng các dân tộc thiểu số, các cộng đồng sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Các chương trình hỗ trợ phát triển cấp quốc gia cho đồng bào dân tộc thiểu số cũng đã phần nào quan tâm đến đời sống văn hóa cộng đồng, điển hình như Chương trình 134 (về hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, áp dụng từ năm 2004), Chương trình 135 (phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, áp dụng trong hai giai đoạn từ 1997 – 2010), Chương trình 139 (nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số bắt đầu từ năm 2008), Chương trình định canh định cư (Chính phủ phê duyệt Kế hoạch định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư đến năm 2012, ký ngày 25/8/2009).

Không chỉ với các cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi, văn hóa các cộng

đồng khác cũng được quan tâm bảo vệ, ví như cộng đồng đô thị, với quá trình đô thị hóa nhanh và mạnh như hiện nay, làm thế nào để xây dựng được không gian văn hóa cộng đồng tốt ở các khu đô thị là trăn trở của nhiều nhà khoa học và những người làm chính sách. Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động để xây dựng các thành phố nhân văn theo tinh thần của Tuyên ngôn “Đô thị thế kỷ XXI” của các nhà đô thị học Châu Á (tổ chức tại Thái Lan năm 2002) là coi “sự đa dạng văn hóa như là tất yếu và là niềm tự hào, vẻ đẹp của đô thị hiện đại”, những thuật ngữ như “thành phố hòa bình”, “đô thị văn minh” , “đô thị sinh thái” đã dần trở nên quen thuộc trong đời sống cộng đồng và môi trường văn hóa cộng đồng được đặt biệt quan tâm trong những không gian như vậy51

.

Một phần của tài liệu những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới được ghi nhận trong dự thảo sửa đổi hiến pháp việt nam (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)