0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Thực tiễn về việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa trong các

Một phần của tài liệu QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 50 -50 )

5. Bố cục của đề tài

3.1. Thực tiễn về việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa trong các

loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

3.1.1. Loại hình nghệ thuật ngôn từ - truyện cổ tích

Truyện cổ tích là một trong những yếu tố góp phần hình thành nhân cách của mỗi con người và nó được coi là thể loại truyện dành cho tuổi thơ mà bất cứ đứa trẻ nào cũng say mê, gửi gắm tâm hồn vào những câu chuyện thần tiên, ngây

ngô và trong sáng. Những mẫu truyện cổ tích nhắn nhủ với chúng ta về tình thương con người; tình yêu gia đình, quê hương, đất nước; giáo dục chúng ta về đạo lý ở hiền gặp lành; ở ác gặp ác; sự công bằng có vay thì có trả; giúp đỡ mọi người một cách chân thành thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp... Lắng nghe được những lời ông cha dạy qua từng mẫu truyện nhỏ vừa ngắn gọn, vừa súc

Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

tích, lại mang bản chất riêng của người Việt là vừa nhân hậu lại vừa tuyệt vời sâu xa. Thế nhưng, việc “hiện đại hóa” truyện cổ tích của nhiều nhà xuất bản hiện nay đã làm cho truyện cổ tích bị xuyên tạc một cách kỳ quặc, làm méo mó thế giới tâm hồn, khát vọng trẻ thơ.

Những truyện cổ tích quen thuộc trong những cuốn sách gối đầu giường đã khắc sâu trong tâm trí của bất cứ người dân Việt Nam nào như: Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, sự tích dưa hấu, sự tích bánh chưng bánh dày...đều được truyện tranh “làm mới”. Hai bộ truyện tranh cổ tích Tấm Cám và Cây tre trăm đốt của Công ty truyện tranh Art Sign kết hợp với Nhà xuất bản Giáo dục cùng Công ty

Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Phương Nam xuất bản có nhiều “hạt sạn” về ngôn ngữ, cốt truyện.46

Truyện “Tấm Cám thời hiện đại” xuất hiện trên nhiều trang mạng như một cuốn truyện giải trí. Thế nhưng, điều đáng nói ở đây là mặc dù cốt truyện Tấm Cám vẫn giữ nguyên như cũ, nhưng lời nói, tình huống đều bị biến dạng. Hãy thử nghe mẹ Cám mắng Tấm trong truyện: “Tấm! Tao cấm mày xào nấm với dấm rồi cơ mà. Đầu mày có bị ấm không? Cẩn thận tao cho vài đấm” hay “Tấm! Mày

hâm à? Mày câm à? Sao mày làm thủng cái mâm”. Trong truyện tranh này, Tấm còn “âm mưu” bắn cả đỉa vào người Cám khi Cám đang ngủ trên đồng trong buổi chiều đi bắt tép. Tiếp theo, Tấm còn mắng Cám xối xả: “Dám chôm giỏ tép của tao à? Mơ đi” sau đó chạy theo ném cả giỏ tép vào người Cám. Như vậy, người

đầu tiên mà độc giả cảm thấy ác độc chính là Tấm chứ không phải hai mẹ con

Cám.47

Hình 4 - Mẹ Cám mắng chửi Tấm trong truyện tranh Tấm Cám thời hiện đại

46Hiện đại hóa truyện tranh cổ tích: Đừng để tâm hồn trẻ méo mó, http://www.cinet.gov.vn/ArticleDetai

l.aspx?articleid=69122&sitepageid=45, [truy cập ngày 25/10/2013].

47Hiện đại hóa truyện tranh cổ tích: Đừng để tâm hồn trẻ méo mó, http://www.cinet.gov.vn/ArticleDetai

Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

Trong truyện Cây tre trăm đốt, kể rằng: Do nhà nghèo, anh Khoai đã phải đi ở đợ cho nhà địa chủ. Nhưng theo bộ Truyện tranh cổ tích Việt Nam, trong một lần đi chợ, con gái địa chủ đã dụ dỗ Khoai về ở nhà mình với lời lẽ: “Về ở nhà ta nghen, nhà ta có nhiều đồ ăn ngon lắm!”. Về nội dung truyện cũng được làm mới như sau: “Con gái địa chủ thầm yêu mến anh Khoai nên từ chối hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, một mực đòi lấy anh Khoai. Do đó, lão địa chủ ra điều kiện anh Khoai đi tìm cây tre trăm đốt mới gả con”. Bộ truyện này bỏ qua chi tiết mấu chốt của câu chuyện: Lão địa chủ bội ước lời hứa gả con gái cho anh Khoai sau ba năm anh chịu khó cày ruộng.48

Truyện tranh cổ tích hầu như đã xóa nhòa tất cả dấu ấn về văn hóa, lịch sử của dân tộc mà thay vào đó là những nhân vật “lai tạp” nửa giống truyện tranh

Hàn Quốc, nửa giống truyện tranh Nhật Bản. Chỉ xét riêng về màu tóc thôi đã thấy “mỗi người một vẻ”. Anh Khoai trong “Cây tre trăm đốt” tóc màu xanh lá cây, Mai An Tiêm tóc “nhuộm” nâu pha xanh, Thạch Sanh tóc màu da cam...

Hình 5 - Bìa truyện tranh Cây Tre Trăm Đốt49

48Hiện đại hóa truyện tranh cổ tích: Đừng để tâm hồn trẻ méo mó,. http://www.cinet.gov.vn/ArticleDeta

il. aspx?articleid=69122&sitepageid=45, [truy cập ngày 25/10/2013].

49Truyện tranh cổ tích Việt Nam, http://www.artsign.vn/vn/epaper/truyen-tranh-co-tich-viet-nam-2.html,

Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

Với những sáng tạo kiểu như trên, truyện cổ tích đã không còn mang bản chất truyện cổ tích nữa và phần nào đã làm mất đi những giá trị giáo dục mà thế hệ trước đã xây dựng. Và khi truyện tranh cổ tích xuất bản ra hàng ngàn bản cho hàng vạn người đọc thì sự “xuyên tạc” này chắc chắn sẽ để lại nhiều hệ lụy cho thế hệ sau.

Trước đây, chắc hẳn ai cũng đã từng hồi hộp, lo sợ từng giây khi đọc truyện Chiếc áo tàng hình. Trong thế giới thần tiên đó, trẻ em bắt gặp mình trong những

nhân vật ngây ngô, trong sáng như: chú bé mồ côi hiếu học, cô Tấm bước ra từ quả thị, chú ếch biến thành hoàng tử, là nàng tiên, là công chúa... Theo năm tháng, tâm hồn những đứa trẻ được nuôi dưỡng lớn dần lên theo những trang sách mộc mạc nhưng lung linh và đầy mầu nhiệm. Trẻ sẽ thấy mình muốn trở thành những nhân vật hiện thực hơn, có khát vọng, nhân hậu, tốt bụng và lòng trắc ẩn. Đó là người anh cả hiền lành trong Ăn khế trả vàng, là anh hùng Thạch Sanh giết chằn tinh, là Sơn Tinh, hay Mai An Tiêm… để giúp người và giúp đời. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, trẻ em luôn mơ ước, tưởng tượng, hồi hộp và khóc cười như chính mình có mặt trong từng trang sách, ở đó chính mình trở thành những nhân vật có lòng vị tha, tốt bụng, anh hùng. Nhưng “phá cách” truyện cổ tích bằng cách pha trộn chi tiết, cách suy nghĩ, cách ứng xử của cuộc sống và con người hiện đại như hiện nay sẽ biến truyện cổ tích thành một thứ tạp phẩm. Tâm hồn trẻ thơ liệu có còn trong sáng, ước mơ của trẻ có còn bay bổng khi đọc những câu chuyện cổ tích như thế này hay không. Hơn nữa, ngôn ngữ @ có trong “truyện chế” thường thiếu thẩm mỹ và văn hóa làm ảnh hưởng đến tư duy nói, viết của trẻ nhỏ. Sự ngắn gọn, cộc lốc của lời thoại trong truyện tranh chế khiến cho trẻ em khó có thể viết được những câu văn mượt mà, trau chuốt. Điều đó lý giải tại sao hiện nay trên mặt báo luôn xuất hiện những bài văn gây kinh hoàng cho cả thầy cô cũng như phụ huynh học sinh.

Sự “hiện đại hóa” cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phán đoán, phân biệt đúng sai, thật giả khi đây là những hình ảnh ban đầu mà trẻ tiếp nhận. Vô tình hay cố ý, các nhà xuất bản và các đơn vị liên kết xuất bản đã bỏ qua những tình tiết có vấn đề trong khâu biên tập hoặc biên tập một cách hời hợt. Và điều đáng nói là những truyện này lại phát hành rộng rãi tại các nhà sách cho khách hàng là trẻ em. Thiết nghĩ cần thắt chặt lại việc quản lý về nội dung và hình thức trước khi xuất bản, nhất là cần có sự can thiệp của pháp luật về việc bảo hộ, cũng như cần phải có những chế tài phù hợp cho việc xâm phạm giá trị đích thực đối với truyện

Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

cổ tích nói riêng và tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nói chung nhằm răng đe và nâng cao ý thức cho cộng đồng.

3.1.2. Loại hình nghệ thuật biểu diễn - Đờn ca tài tử

Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. Đờn ca tài tử xuất hiện hơn trăm năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đàn kìm,

đàn cò, đàn tranh và độc huyền cầm (gọi là tứ nguyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục và thời gian.

Với bản tính sáng tạo và phóng khoáng của mình, người Nam Bộ thổi bầu tình cảm, dư vị ngọt ngào của miền sông nước, sự hào phóng của thiên nhiên vào trong tiếng đàn, lời ca. Chính những đổi thay này làm nên nét đặc trưng riêng, độc đáo không lẫn vào đâu, nó định hình và phát triển mạnh thành một loại hình nghệ thuật và là một phương tiện để biểu đạt tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình vợ chồng, tình yêu đôi lứa.50

Theo kết quả bước đầu trong công tác kiểm kê nghệ thuật Đờn ca tài tử vào cuối năm 2010, tại 14 trên 21 tỉnh, thành phố có đờn ca tài tử, hiện có 2.019 câu lạc bộ, 22.643 thành viên tham gia, 2.850 nhạc cụ trong các câu lạc bộ, 120 đầu tư liệu xuất bản phẩm về nghệ thuật Đờn ca tài tử. Ở mỗi tỉnh, mỗi địa phương loại hình sinh hoạt văn hóa này phát triển theo hướng của riêng mình nhưng nói chung đều khởi sắc. Không chỉ xuất hiện ở những vùng miệt vườn sông nước, Đờn ca tài tử còn nở rộ giữa thành phố công nghiệp hiện đại như Thành phố Hồ Chí Minh. Câu lạc bộ đờn ca tài tử Thành phố Hồ Chí Minh có mặt đông đủ các nghệ sĩ, nghệ nhân, soạn giả, danh cầm tên tuổi về đây vừa dạy, vừa làm cố vấn

chuyên môn.51

Về âm nhạc dân tộc, dòng nhạc nào mang tính tiêu biểu cho vùng miền đó.

Âm nhạc tài tử phương Nam là loại hình sinh hoạt văn hóa tiêu biểu của người Nam bộ. Trước tiên, nó mang tư tưởng, tình cảm, ý chí của người Nam bộ; mang tính tự phát và tự giác. Tức là không có thể chế, không ai sắp đặt và cũng không

50 Ý Nhạc: Đờn ca tài tử: Bình dân nhưng bác học, http://www.tranvankhe.vn/2013/02/05/ dờn-ca-tai-tử- binh-dan-nhưng-bac-học/ [truy cập ngày 16/11/2013].

51Đoàn Quang Hào:Tài tử không phải là nghiệp dư, http://www.tranvankhe.vn/2012/11/20/ tai-tử- khong-phải-la-nghiệp-dư/, [truy cập ngày 16/11/2013].

Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

ai quản lý. Đờn ca tài tử thường viết về thế thái nhân tình, về chồng vợ, bạn bè; một số bài thì ca ngợi tính trung quân ái quốc.

Ngôn từ của Đờn ca tài tử ngày nay có những cái khác trước đây và khác rất xa. Một là tiếp thu từ văn hóa mới nên các tác giả cầm bút sáng tác rất có ý thức. Đờn ca tài tử ngày xưa không có thể chế, không có tổ chức nhưng ngày nay nó nằm trong đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng. Từ đó được nâng đỡ, quan tâm và đồng thời cũng đi theo định hướng. Tức là phục vụ yêu cầu nhiệm vụ chính trị, các lễ hội, lễ lộc ở địa phương. Ví dụ như nói về Bác thì rất nhiều bài vọng cổ và các thể điệu. Nói về Đảng cũng hàng trăm bài, chủ đề rất phong phú. Đờn ca còn về tình yêu cuộc sống đôi lứa lao động.52

Với những nét đẹp văn hóa mang tính truyền thống, trong nhiều năm trở lại đây Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được quan tâm, đầu tư để bảo tồn và phát triển. Chỉ tính từ năm 2006 đến nay, nguồn kinh phí nhà nước cho chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng cho các dự án kiểm

kê và bảo tồn Nghệ thuật Đờn ca tài tử. Tại Lễ hội đời sống dân gian Smithsonian lần thứ 41 được tổ chức tại Hoa Kỳ năm 2007, với sự trình diễn của 39 nghệ nhân Việt Nam, Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao. Theo đó, không chỉ đã và đang là một sinh hoạt tinh thần quan trọng của người dân Nam Bộ, Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ còn lan tỏa ra cả miền Trung và miền Bắc nước ta.53

Một dân tộc hùng cường là một dân tộc có nền tảng văn hóa xã hội vững chắc, đặc biệt là âm hưởng truyền thống. Đối với miền sông nước Nam Bộ, Đờn ca tài tử chính là linh hồn, là giá trị cốt lõi thấm nhuần và đồng hành cùng con người nơi đây từ lúc chào đời cho đến khi chết. Vì thế, việc bảo tồn và phát huy bản sắc của Đờn ca tài tử là nỗi ưu tư trăn trở của nhiều người. Thực tế cho thấy sự xâm nhập ồ ạt của âm nhạc phương Tây và nhạc thị trường với những lời lẽ sáo rỗng, chua ngoa, đã làm cho giới trẻ không còn mặn mà với âm nhạc truyền thống nói riêng và đờn ca tài tử nói chung. Theo Giáo sư Trần Văn Khê: “Sở dĩ

giới trẻ và một số đối tượng không yêu đờn ca tài tử bởi vì họ không hiểu được giá trị vốn có của nó. Để mọi người hiểu về giá trị nguyên thủy của đờn ca tài tử,

52Nét tài tử của người Nam bộ, http://vov.vn/Nghe-Xem/Net-tai-tu-cua-nguoi-Nam-bo/200668.vov, [truy

cập ngày 16/11/2013].

53Đờn ca tài tử trước cơ hội được UNESCO vinh danh, http://www.baomoi.com/Don-ca-tai-tu-truoc-co- hoi-duoc-UNESCO-vinh-danh/54/12019059.epi, [truy cập ngày 16/11/2013].

Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

trước tiên chúng ta cần có những chương trình đào tạo cụ thể, quảng bá, khôi

phục và định hướng đúng mức, đúng chuẩn mực”.

Hiện nay, Đờn ca tài tử đã bị lai tạp rất nhiều, nó mất đi cái căn nguyên vốn có ban đầu. Vì vậy, thiết nghĩ để vực dậy loại hình nghệ thuật này trước tiên chúng ta phải trả chúng về cái bản chất vốn có ban đầu. So với trước, mặc dù Đờn ca tài tử tuy đã phát triển hơn nhưng có hay không nên lạm dụng Đờn ca tài tử để phát triển kinh tế, du lịch. Đờn ca tài tử diễn ra ở quán ăn, quán nhậu khiến không gian Đờn ca tài tử bị biến dạng, không còn đúng với cái “chất” của Đờn ca tài tử Nam Bộ...54

Chúng ta có trách nhiệm giữ gìn, nâng niu, trau chuốt cho nó sáng, đẹp rạng rỡ đến mai sau. Một nền văn hóa, một bộ môn nghệ thuật luôn giữ trong mình bản sắc riêng là nền văn hóa ấy, nghệ thuật ấy sẽ sống mãitrong lòng người. Đờn ca tài tử là nghệ thuật của nhân dân. Nhân dân sáng tạo và nhân dân hưởng thụ. Thời xa xưa, khi mà đời sống nông nghiệp còn bao trùm, đờn ca tài tử được không gian và thời gian ưu đãi cho những bản đờn, lời ca thấm đậm hồn người suốt sáng thâu đêm. Đất nước ta đang chuyển rất nhanh vào đời sống công nghiệp. Ánh điện thay ánh trăng, phố thị thay làng quê và tiếng hò ơ dìu dặt mênh mông đang chìm dần vào những âm thanh hỗn loạn. Vậy thì điệu Xuân

tình, khúc Nam ai, cung Oán, cung Xuân của nghệ thuật đờn ca tài tử cũng đang được và cần được nhân dân phát triển, sáng tạo để luôn phù hợp với cuộc sống mà vẫn luôn đậm đà bản sắc của mình.

3.2. Những bất cập trong quy định pháp luật về việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian.

Một phần của tài liệu QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 50 -50 )

×