Những bất cập trong quy định pháp luật về việc bảo hộ quyền tác giả

Một phần của tài liệu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật việt nam (Trang 56 - 58)

5. Bố cục của đề tài

3.2. Những bất cập trong quy định pháp luật về việc bảo hộ quyền tác giả

trước tiên chúng ta cần có những chương trình đào tạo cụ thể, quảng bá, khôi

phục và định hướng đúng mức, đúng chuẩn mực”.

Hiện nay, Đờn ca tài tử đã bị lai tạp rất nhiều, nó mất đi cái căn nguyên vốn có ban đầu. Vì vậy, thiết nghĩ để vực dậy loại hình nghệ thuật này trước tiên chúng ta phải trả chúng về cái bản chất vốn có ban đầu. So với trước, mặc dù Đờn ca tài tử tuy đã phát triển hơn nhưng có hay không nên lạm dụng Đờn ca tài tử để phát triển kinh tế, du lịch. Đờn ca tài tử diễn ra ở quán ăn, quán nhậu khiến không gian Đờn ca tài tử bị biến dạng, không còn đúng với cái “chất” của Đờn ca tài tử Nam Bộ...54

Chúng ta có trách nhiệm giữ gìn, nâng niu, trau chuốt cho nó sáng, đẹp rạng rỡ đến mai sau. Một nền văn hóa, một bộ môn nghệ thuật luôn giữ trong mình bản sắc riêng là nền văn hóa ấy, nghệ thuật ấy sẽ sống mãitrong lòng người. Đờn ca tài tử là nghệ thuật của nhân dân. Nhân dân sáng tạo và nhân dân hưởng thụ. Thời xa xưa, khi mà đời sống nông nghiệp còn bao trùm, đờn ca tài tử được không gian và thời gian ưu đãi cho những bản đờn, lời ca thấm đậm hồn người suốt sáng thâu đêm. Đất nước ta đang chuyển rất nhanh vào đời sống công nghiệp. Ánh điện thay ánh trăng, phố thị thay làng quê và tiếng hò ơ dìu dặt mênh mông đang chìm dần vào những âm thanh hỗn loạn. Vậy thì điệu Xuân

tình, khúc Nam ai, cung Oán, cung Xuân của nghệ thuật đờn ca tài tử cũng đang được và cần được nhân dân phát triển, sáng tạo để luôn phù hợp với cuộc sống mà vẫn luôn đậm đà bản sắc của mình.

3.2. Những bất cập trong quy định pháp luật về việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian. đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian.

Mặc dù pháp luật cũng đã có quy định về việc bảo hộ quyền tác giả nói chung cũng như đối với quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nói riêng, nhưng khi áp dụng dụng vào thực tiễn thì nảy sinh một số bất cập

sau đây:

- Theo quy định tại Điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ thì chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ. Nhưng khi áp dụng quy định này vào việc xác định chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian thì gặp không ít khó khăn bởi tính chất của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian

54 Nguyên Hà: Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử: Nỗi niềm tài tử ca, http://www.cinet.vn/Arti cleDetail.aspx?articleid=68849&sitepageid=45, [truy cập ngày 25/10/2013].

Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

không giống những loại hình tác phẩm khác. Vì vây, cần xác định cụ thể về đối tượng chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian để tạo điều kiện thuận lợi trong việc cho phép sử dụng cũng như giám sát, quản lý đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian.

- Khoản 2 Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Tổ chức, cá nhân khi sử

dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian”. Như vây, theo tinh thần của Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ, tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là loại hình nghệ thuật không xác định được tên tác giả nên thay vì trích dẫn tên tác giả như các loại hình tác phẩm khác thì người sử dụng sẽ phải dẫn chiếu xuất xứ của tác phẩm. Nhưng trên thực tế có

những bài lý vẫn có tác giả mà lâu nay nhiều ngườivẫn lầm tưởng là có sẵn trong kho tàng dân ca Nam bộ. Ví dụ: các điệu lý quen thuộc như Lý qua cầu, Lý Mỹ Hưng, Lý Tư Phùng, Lý bông trangđều là sáng tác của nhạc sĩ Cao Văn Lý55; Lý

con sáo của nhạc sĩ Diệp Vàm Cỏ; Lý ngựa ô của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba56…

- Khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết: “Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian” và “Người sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều này phải thoả thuận về việc trả thù lao cho người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và được hưởng quyền tác giả đối với phần nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu của mình”. Như vậy,

thuật ngữ “sử dụng” trong khoản 2 Điều 20 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy

định là việc nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu giá trị đích thực tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Đây thực chất là hành vi “phi thương mại”, nếu hành vi phi

thương mại mà phải trả thù lao thì lại trái với quy định tại Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ.57

55 Linh Đoan: người sáng tác…dân ca, http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/Am-nhac/523593/nguoi-sang- tac--dan-ca.html, [truy cập ngày 18/11/2013].

56Lý ngựa ô, http://lyric.tkaraoke.com/13729/Ly_Ngua_O.html, [truy cập ngày 18/11/2013].

57 TS. Trần Văn Hải: Những bất cập trong quy định của pháp luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam hiện hành về quyền tác giả, quyền liên quan, http://luatminhkhue.vn/ban-quyen/nhung-bat-cap-trong-quy-dinh-cua- phap-luat-so-huu-tri-tue-viet-nam-hien-hanh-ve-quyen-tac-gia,-quyen-lien-quan.aspx, [truy cập ngày

11/12/2013].

58 TS. Trần Văn Hải: Những bất cập trong quy định của pháp luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam hiện hành về quyền tác giả, quyền liên quan, http://luatminhkhue.vn/ban-quyen/nhung-bat-cap-trong-quy-dinh-cua- phap-luat-so-huu-tri-tue-viet-nam-hien-hanh-ve-quyen-tac-gia,-quyen-lien-quan.aspx, [truy cập ngày

Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

- Theo Luật Sở hữu trí tuệ những quy định về việc xác định các hành vi xâm phạm đối với quyền tác giả thì còn quá chung chung, nên khi áp dụng vào

thực tế thì rất khó để xác định. Bên cạnh đó, như đã biết thì tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là một loại hình tác phẩm đặc biệt và mang những đặc thù riêng, nên việc xác định hành vi xâm phạm đối với loại hình tác phẩm này cũng không dễ thực hiện cần có những quy định cụ thể hơn.

Một phần của tài liệu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật việt nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)