Nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong quy định pháp luật về việc

Một phần của tài liệu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật việt nam (Trang 58 - 61)

5. Bố cục của đề tài

3.3. Nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong quy định pháp luật về việc

bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian

Nhằm ngăn chặn tình trạng xâm phạm cũng như bảo tồn nguyên vẹn giá trị văn hóa của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, thì phải sớm tìm ra những nguyên nhân có thể sớm khắc phục. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Việc kế thừa, phát huy nền văn hóa mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn, thiếu những công trình nghiên cứu khoa học mang tính thực tiễn cho các mục tiêu giữ gìn và phát huy vốn văn hóa, văn nghệ dân gian vào đời sống xã hội. Ví dụ: hiện nay hệ thống di tích, danh lam

thắng cảnh tỉnh Lạng Sơn có khoảng hơn 340 lễ hội lớn nhỏ khác nhau cùng những làn điệu dân ca, dân vũ, trò vui đặc sắc. Từ năm 1998 đến nay, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai thực hiện 14 dự án nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn và phát huy các loại hình lễ hội, dân ca, dân vũ cùng nhiều phong tục tập quán truyền thống của đồng bào nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Cũng như ở các địa phương khác trên cả nước, vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Lạng Sơn được đặt ra còn muộn, chưa được như mong muốn, việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể chưa, tương xứng với tiềm năng hiện có; công tác nghiên cứu sưu tầm còn mang tính dàn trải, chưa sâu và còn mang tính phiến diện, nhiều di sản văn hóa phi vật thể đã được sưu tầm nhưng chưa được đưa vào khai thác, sử dụng trong đời sống, nhiều nếp sống sinh hoạt văn hóa không còn phù hợp với đời sống hiện tại.58

+ Những sáng tác, những tác phẩm, những công trình nghệ thuật, những tài năng lớn thừa kế và nâng cao được các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc để có thể tạo được sức lôi cuốn hấp dẫn công chúng vào các sinh hoạt văn hóa

58Đỗ Trí Tú: Thực trạng - giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, http://www.langson.gov.vn/vhtt/node/5579, [truy cập ngày 16/11/2013].

Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

truyền thống còn hạn chế. Ví dụ: sự pha tạp, lai căng giữa nhạc Việt và nhạc ngoại làm cho người nghe không còn cảm nhận được nội dung cũng như ý nghĩa của các tác phẩm âm nhạc. Các loại hình ca nhạc giao hưởng, thính phòng, nhạc truyền thống dường như bị bỏ quên, không có sự quảng bá, tuyên truyền cần thiết và chỉ xuất hiện trong các sự kiện kỷ niệm, đối ngoại hay các kỳ liên hoan được Nhà nước đầu tư. Những buổi sinh hoạt văn hóa đa số chỉ là tập tành theo lệ, hoàn toàn không tạo được sự hứng thú đối với công chúng.59

+ Việc xã hội hóa những chương trình văn hóa nghệ thuật mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, dù đã đạt được những kết quả khích lệ nhưng vẫn chưa thu hút được đông đảo công chúng quan tâm thực sự. Ví dụ: Trong số 16 câu lạc bộ đờn ca tài tử hiện có ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, Câu lạc bộ đờn ca tài tử thị trấn Cù Lao Dung hoạt động mạnh nhất. Tất cả 8 thành viên thường trực và hơn chục cộng tác viên đều là những người có tâm huyết với loại hình nghệ thuật này. Câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt giao lưu đều đặn mỗi tuần. Các thành viên câu lạc bộ cũng tích cực tham gia nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa khác ở địa phương và hầu như tất cả đều trên tinh thần tự nguyện. Khó phát triển hơn bởi trong giai đoạn hiện nay các dòng nghệ thuật khác đang chiếm lĩnh thị hiếu của đông đảo công chúng, chủ yếu là giới trẻ. Trong khi, nói một cách nào đó, đờn ca tài tử vẫn là loại hình nghệ thuật kén khán giả. 60

+ Đa số các độc giả, khán giả, thính giả hiện nay, nhất là lớp trẻ vẫn có xu thế sính ngoại, thậm chí còn mang tính thực dụng làm hạn chế việc phát huy hiệu quả của nền văn hóa truyền thống. Ví dụ: trong lĩnh vực điện ảnh và sân khấu chẳng hạn, đa số khán giả thích xem những dòng phim tình cảm lãng mạn Hàn Quốc, Hồng Kông, Âu Mỹ hơn những bộ phim mang bản sắc văn hóa truyền thống. Có những đơn vị sân khấu kiên trì với các vở diễn nghệ thuật, hướng đến giá trị nhân văn cao đẹp đã gặp nhiều khó khăn do lượng khách kén chọn, không thu hút được một cách đại trà như những vở diễn giải trí, phản ánh quá mức các đề tài: đồng tính, ma quỷ, kinh dị.

+ Sự xâm nhập của nền văn hóa bên ngoài từ nhiều luồng đã tấn công vào nền văn hóa dân tộc vốn đã yếu sức đề kháng. Ví dụ: gần đây, việc xuất hiện những truyện tranh mang sắc thái thời hiện đại của nhiều nhà xuất bản khác nhau

59Trần Nguyễn:Thúc đẩy sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật có giá trị, http://www.nhandan.com.vn/mobi le/_mobile_vanhoa/_mobile_diendan/item/20811202.html, [truy cập ngày 16/11/2013]

60Tiến Triển: Bảo tồn và phát huy đờn ca tài tử Nam bộ còn khó, http://www.vtvcantho.vn/CVTV/Detail/ 32803?id_menu=67&act=News_Detail&contr=Content, [truy cập ngày 15/11/2013].

Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

nhằm lôi cuốn sự chú ý của độc giả là cách làm khá mới mẻ. Thế nhưng, việc xuyên tạc hay biến chế nội dung, ngôn từ, hình ảnh sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với nhiều học sinh, sinh viên. Những câu chuyện mang ý nghĩa răn dạy, khuyên nhủ trong đời sống hằng ngày sẽ không còn nữa khi Truyện cổ tích biến thành truyệntranh giải trí.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Hệ thống văn bản pháp lý về vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian mặc dù đã được xây dựng nhưng vẫn chưa đủ khi áp dụng vào điều kiện thực tế. Ví dụ: trong Luật Sở hữu trí tuệ có rất ít điều luật quy đinh về việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm vănhọc nghệ thuật dân gian. Ngoài ra các văn bản dưới luật cũng không có quy định chi tiết về vấn đề này.

+ Từ việc không có sự quan tâm đúng mức cũng như việc không nhận thức được tầm quan trọngnhững giá trị văn hóa, nghệ thuật chứa đựng trong tác

phẩm văn học nghệ thuật dân gian nên các biện pháp bảo vệ, ngăn chặn sự xâm phạm cũng như hình thức chế tài vẫn chưa được xây dựng.

+ Công tác quản lý còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu những giải pháp khả thi, chưa có được những mô hình, những phương thức tổ chức sinh hoạt văn hóa thực sự hiệu quả ở cơ sở. Trong thời gian dài một số cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ vai trò của công tác bảo tồn văn hóa dân tộc, chưa chú trọng và có biện pháp chỉ đạo tích cực, hữu hiệu cho việc bảo tồn, phát

huy nền văn hóa truyền thống.

+ Các sinh hoạt lễ hội, văn nghệ dân gian nhiều lúc còn mang tính hình thức và việc biến nó thành những sinh hoạt bổ ích, lành mạnh có tính thường xuyên và tính xã hội còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong khâu tổ chức.

dụ:Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu là nguồn tài nguyên nhân văn cho hoạt động phát triển du lịch Thành Phố mà đặc biệt là du lịch lễ hội. Tuy mang trong mình nhiều giá trị văn hóa cũng như tiềm năng phát triển nhưng những năm vừa qua lễ hội vía Bà vẫn chưa được khai thác có hiệu quả, phần lớn các lễ hội đều do mỗi khu vực tổ chức riêng lẻ, chưa có sự gắn kết và đồng nhất, vì thế chưa trở thành ngày hội có thể thu hút khách du lịch.

+ Nguồn kinh phí, ngân sách, phương tiện, con người cần đầu tư, bố trí

cho lĩnh vực này còn ít ỏi và khó khăn, đặc biệt là sự thiếu hụt lực lượng cán bộ làm công tác văn hóa là người các dân tộc thiểu số ở địa phương. Việc tuyên

Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

truyền, giáo dục và vận động quần chúng tham gia giữ gìn văn hóa dân tộc chưa được tiến hành thường xuyên và sâu rộng đến mọi tầng lớpdân cư. Bên cạnh đó, chiến lược đầu tư cho văn hóa, nghệ thuật truyền thống vẫn còn là một khoảng cách nhất định giữa lý luận và thực tiễn.

Một phần của tài liệu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật việt nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)