Các hành vi xâm phạm và căn cứ xác định

Một phần của tài liệu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật việt nam (Trang 40 - 44)

5. Bố cục của đề tài

2.6.1. Các hành vi xâm phạm và căn cứ xác định

Để tìm hiểu về hành vi xâm phạm trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, trước tiên ta có thể tìm hiểu chung đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì các hành vi xâm phạm quyền tác giả bao gồm :

- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;

- Mạo danh tác giả;

- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả;

- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó;

- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;

- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, cụ thể: “a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu

khoa học, giảng dạy của cá nhân; đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu”.

- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005:“Chuyển

tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị”.

- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

“1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chươngtrình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

l) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.”

- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

- Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

- Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

Tuy nhiên, chưa có một quy định cụ thể nào của văn bản pháp luật Việt Nam trong việc xác định hành vi xâm phạm tới tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Những quy định của Luật Sở hữu trí tuệ đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả là không thích hợp nếu áp dụng cho việc bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Đặc trưng của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là không có tác giả, nhưng đa số quy định về xác định hành vi xâmphạm quyền tác giả ở đây đều liên quan tới việc bảo hộ quyền lợi của tác giả của tác phẩm.

Lấy một ví dụ về hành vi xâm phạm đối với tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, khoản 2 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ có nói hành vi xâm phạm là “mạo

danh tác giả”, tuy nhiên nếu là một tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian thì sẽ có rất nhiều tác giả thuộc các cộng đồng dân tộc khác nhau, nên không biết ai sẽ mạo danh ai. Ngoài ra, đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian việc xác định tác giả là điều rất hy hữu. Vì vậy, làm sao để xem xét ai mạo danh ai khi vẫn chưa xác định được ai là người bị mạo danh. Nhưng không phải vì vậy mà hành vi mạo danh tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian không diễn ra. Trên thực tế, vẫn có những trường hợp sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian như tác phẩm của chính mình. Do đó, Luật phải quy định cụ thể hơn vấn đề

này. Ở khoản 3 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ, đối với hành vi công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả, do bản chất tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là không xác định được tác giả và chủ sở hữu, thì việc sử dụng được phép hay không được phép của tác giả và chủ sở hữu là không thể xác định. Bên cạnh đó, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là loại hình tác phẩm được lưu truyền qua nhiều thế hệ, nên khi có hay không việc công bố, phân phối khi được phép của tác giả chủ sở hữu thì chúng vẫn được phổ biến đến công chúng. Một ví dụ khác, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là tác phẩm được lưu truyền bằng cách mô phỏng và được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình nên việc quy định những hành động cắt xén, bóp méo, sửa chữa, xuyên tạc nội dung tác phẩm theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ, nhằm ngăn chặn sự xâm phạm tới giá trị đích thực của tác phẩm, ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục, những nét đẹp văn hóa của cộng đồng dân tộc là hợp lý nhưng khó nhận định một cách chính xác bởi vì không có một cơ quan nào đứng ra để giám định như thế nào là giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Những biến tướng của hình thức kinh doanh ở Chợ Đêm phố cổ Hà Nội, đó là

Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

một minh chứng rõ nét trong việc làm sai lệch những nét đẹp văn hoá của người Tràng An được gìn giữ từ bao đời.39

Bên cạnh những hành vi xâm phạm chung đối với quyền tác giả được quy

định trong Luật Sở hữu trí tuệ, thì trong Quy định Mẫu của WIPO và UNESCO (1982) cũng quy định về hành vi xâm phạm nhưng được đề cập một cách rõ ràng và đầy đủ hơn về các dạng hành vi xâm phạm, và những hành vi nào không bị coi là xâm phạm cũng được quy định cụ thể. Chúng ta nên tiếp cận vấn đề này theo những quy định chung của Quy định mẫu. Theo Quy định Mẫu, có hai loại hành vi chủ yếu chống lại các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian được bảo hộ, đó là “khai thác trái phép” và “những hành động gây thiệt hại khác”.40

“Khai thác trái phép” một biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian theo Quy định Mẫu được hiểu là bất kỳ việc sử dụng nào được thực hiện với mục đích kiếm lời và nằm ngoài phạm vi tục lệ truyền thống dân gian, không được sự cho

phép của một cơ quan có thẩm quyền hay của cộng đồng hữu quan. Điều này có nghĩa là, việc sử dụng - với mục đích kiếm lời - nằm trong phạm vi của phong tục truyền thống cũng không cần thiết phải được sự cho phép. Một biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian được sử dụng trong “phạm vi truyền thống” nếu nó vẫn nằm trong khuôn khổ nghệ thuật đích thực căn cứ trên tập quán cộng đồng. Chẳng hạn, sử dụng một điệu múa nghi lễ trong “phạm vi truyền thống” có nghĩa là biểu diễn điệu múa đó trong khuôn khổ lễ nghi tương ứng thực tiễn đó. Mặt khác, thuật ngữ “phạm vi tập quán” đề cập chủ yếu tới việc sử dụng các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian phù hợp với thực tiễn cuộc sống hàng này của cộng đồng. Ví dụ: việc các thợ thủ công địa phương bán phiên bảncủa những tác phẩm nghệ thuật dân gian hữu hình.41

“Những hành động gây thiệt hại khác” gây phương hại cho lợi ích liên quan tới việc sử dụng các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian được Quy định Mẫu xác định gồm 4 trường hợp vi phạm chịu hình phạt hình sự (Điều 6). Thứ

nhất,Quy định Mẫu quy định việc bảo hộ đối với “tên gọi xuất xứ” các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian. Thứ hai,bất kỳ việc sử dụng trái phép một tác

39 Xác định hình vi vi phạm bản quyền tác phẩm văn học dân gian, http://www.trademarks.vn/BAN- QUYEN-TAC-GIA/Xac-dinh-hinh-vi-vi-pham-ban-quyen-tac-pham-van-hoc-dan-gian.html, [ truy cập

ngày 19/10/2013].

40 Xem: Mục 2.286 Cẩm nang Sở hữu trí tuệ WIPO: chính sách, pháp luật và áp dụng, Cục Sở hữu trí tuệ, năm 2005, trang61.

41Xem: mục 2.287 Cẩm nang Sở hữu trí tuệ WIPO: chính sách, pháp luật và áp dụng, Cục Sở hữu trítuệ, năm 2005, trang61.

Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

phẩm nghệ thuật truyền thống dân gian nếu có yêu cầu phải xin phép là vi phạm pháp luật. Thứ ba, lừa dối công chúng bằng cách tạo rằng tác phẩm đó có liên quan là một tác phẩm nghệ thuật dân gian xuất phát từ một cộng đồng nào đó, mà thực ra không phải vậy cũng có thể bị trừng trị, như một dạng “giả mạo”. Thứ tư,

trong trường hợp sử dụng trước công chúng, là một vi phạm nếu các biểu hiện nghệ thuậttruyền thống dân gian bị bóp méo trực tiếp hay gián tiếp “gây thiệt hại tới lợi ích văn hoá của cộng đồng hữu quan”.42

Nếu pháp luật Việt Nam tiếp cận việc bảo hộ quyềntác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian như trong các Quy định Mẫu, thì sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

Một phần của tài liệu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật việt nam (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)