Vấn đề cho phép sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

Một phần của tài liệu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật việt nam (Trang 44 - 46)

5. Bố cục của đề tài

2.6.2.Vấn đề cho phép sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

2.6.2.1. Các trường hợp cần xin phép và không cần xin phép khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

Như đã đề cập ở phần hành vi xâm phạm, khai thác bất hợp pháp là bất kỳ việc sử dụng nào được thực hiện nhằm mục đích thu lợi, ngoài phạm vi truyền thống hay tập quán và không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền hoặc cộng đồng liên quan tới nó. Nghĩa là, việc sử dụng - kể cả nhằm mục đích thu lợi trong phạm vi truyền thống hoặc tập quán thì cũng không phải là đối tượng được phép. Mặt khác, việc sử dụng, kể cả bởi các thành viên của cộng đồng nơi sự thể hiện dân gian được phát triển và duy trì, cũng đòi hỏi phải được đồng ý nếu nó được tiến hành ngoài phạm vi đó và với mục đích thu lợi. Trong đó “phạm vi truyền thống” được hiểu là cách thức sử dụng hình thức thể hiện dân gian trong khuôn khổ nghệ thuật phù hợp của nó dựa trên cơ sở cộng đồng sử dụng liên tục;“phạm vi tập quán”liên quan nhiều hơn tới việc sử dụng các hình thức thể hiện dân gian phù hợp với các tập quán trong cuộc sống hàng ngày của cộng đồng.

Sử dụng cần phải xin phép: Việc xác định các hành vi sử dụng phải xin phép cần phải phân biệt giữa trường hợp sử dụng có các bản sao hình thức thể hiện dân gian và trường hợp không nhất thiết phải có các bản sao. Trong trường hợp thứ nhất, các hành vi cần xin phép gồm việc công bố (theo nghĩa rộng nhất của thuật ngữ này, bao gồm tất cả các hình thức đưa đến công chúng bản gốc,

42Xem: mục 2.288 Cẩm nang Sở hữu trí tuệ WIPO: chính sách, pháp luật và áp dụng, Cục Sở hữu trí tuệ, năm 2005, trang 62.

Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

bản sao hoặc các bản sao hình thức thể hiện dân gian được trình bày ở bất kỳ dạng vật chất nào, kể cả các bản ghi), nhân bản và phân phối; trong trường hợp thứ hai, các hành vi cần xin phép bao gồm việc trình tấu trước công chúng, trình diễn trước công chúng, truyền bằng phương tiện không dây hoặc có dây và bất kỳ hình thức nào khác truyền bá tới công chúng.43

Sử dụng không cần xin phép:Quy định này không nhằm ngăn chặn các cộng đồng bản địa sử dụng các di sản văn hóa truyền thống của mình theo các cách truyền thống và tập quán, và phát triển nó thông qua việc mô phỏng không

ngừng. Việc giữ cho nghệ thuật truyền thống bình dân sống mãi có mối liên hệ gần gũi với việc nhân bản, trình tấu hoặc trình diễn, trong một lối trình bày phong phú và có phong cách, các hình thức thể hiện truyền thống trong cộng đồng khởi thủy. Một yêu cầu không hạn chế cần xin phép để sửa chữa, sắp xếp, nhân bản, trình tấu hoặc trình diễn các sáng tạo này có thể tạo một rào chắn trên con đường phát triển tự nhiên của văn hóa dân gian và không thể bị cưỡng chế trong xã hội, nơi văn hóa dân gian là một phần của cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, quy định này cho phép bất kỳ thành viên nào trong cộng đồng được tự do nhân bản hoặc trình diễn các hình thức thể hiện dân gian của cộng đồng mình trong phạm vi truyền thống và tập quán của họ, bất kể họ làm việc đó nhằm hoặc không nhằm mục đích thu lợi, thậm chí được thực hiện bằng phương tiện công nghệ hiện đại nếu công nghệ đó được cộng đồng chấp nhận như một trong các phương tiện dẫn tới sự phát triển của nền văn hóa dân gian sống động của họ.

Ngoài ra, cần phải loại trừ các trường hợp ngọai lệ đặc biệt mà không cần xin phép, kể cả khi việc khai thác hình thức thể hiện dân gian được thực hiện để lấy tiền và ngoài phạm vi truyền thống hay tập quán. Các trường hợp ngoại lệ đó là: sử dụng hoặc khai thác nhằm mục đích giáo dục, nghiên cứu; sử dụng bằng cách minh họa, dẫn chiếu trong bất kỳ tác phẩm gốc nào của một tác giả, với điều kiện việc sử dụng đó thích hợp với thực tiễn hợp lý; khi hình thức thể hiện dân gian được “vay mượn” để sáng tạo nên tác phẩm gốc của một tác giả. Điều này cho phép phát triển tự do khả năng sáng tạo cá nhân lấy cảm hứng từ dân gian; “sử dụng ngẫu nhiên”, đặc biệt bao gồm việc sử dụng để làm báo cáo về các sự

43 Xem: Vấn đề trả tiền tác quyền khi sử dụng tác phẩm văn hóa dân gian và cơ chế bảo hộ văn hóa dân gian, http://luanvan.co/luan-van/van-de-tra-tien-tac-quyen-khi-su-dung-tac-pham-van-hoa-dan-gian-va-co -che-bao-ho-van-hoa-dan-gian-8658/, trang 9, [truy cập ngày 25/09/2013].

Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

kiện hiện tại và sử dụng các hình ảnh nơi hình thức thể hiện dân gian được đặt cố định tại một địa điểm công cộng.44

Việc sử dụng không xin phép đối với các hình thức thể hiện dân gian khi việc xin phép là bắt buộc cũng cấu thành hành vi xâm phạm. Điều này được hiểu là, nếu việc sử dụng vượt quá giới hạn hoặc trái với các điều kiện đã được cấp phép thì cũng được coi là hành vi xâm phạm về sử dụng hình thức thể hiện dân gian trái phép. Việc lừa gạt công chúng bằng cách tạo ra ấn tượng rằng một vật nào đó là hình thức thể hiện dân gian của một cộng đồng mà trên thực tế không phải vậy, thì cũng sẽ bị phạt.

Một phần của tài liệu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật việt nam (Trang 44 - 46)