5. Bố cục của đề tài
2.6.3.2. Áp dụng biện pháp hành chính
Về bản chất,biện pháp hành chính sử dụng sức mạnh quyền lực của các cơ quan hành chính thông qua các quyết định hành chính để xử lý các vi phạm hành
chính - là những hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Biện pháp xử lý hành chính áp dụng khi cá nhân, tổ chức thực hiện một
trong các hành vi cá nhân, tổ chức có hành vi gây xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc cho xã hội. Xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệcó rất nhiều trường hợp nhưng người viết muốn đề cập ở đây trường hợp hành vi xâm phạm quyền tác giả. Các biện pháp hành chính được áp dụng nhằm xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và
quyền tác giả nói riêng bao gồm: buộc chấm dứt hành vi xâm phạm và xử phạt hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả. Trong những trường hợp được pháp luật quy định, có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử phạt hành chính. Mỗi hành vi xâm phạm quyền tác giả người thực hiện hành vi bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính: cảnh cáo, phạt tiền. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hành vi xâm phạm gồm cơ quan Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an và Ủy ban nhân dân các cấp. Như vậy, các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam như Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Bản quyền tác giả không có chức năng thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra còn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng
thông tin; buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số.