5. Bố cục của đề tài
3.4.2. Một số giải pháp mang tính pháp lý
- Về vấn đề chủ sở hữu: theo người viết, người lưu giữ có thể là chủ sở hữu đặc biệt của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian. Bởi vì, mặc dù người lưu giữ là đối tượng không thuộc các căn cứ xác lập quyền sở hữu của quyền tác giả theo cách thông thường như: là chính tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; là các đồng tác giả, là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả; là người thừa kế hoặc là người được chuyển giao quyền. Nhưng dưới góc độ chủ sở hữu là người tôn trọng giá trị tài sản mà mình sở hữu và là người có ý thức trong việc tự bảo vệ và ngăn cản người khác gây phương hại đến tài sản của mình, thì người lưu giữ đã đáp ứng được. Ngoài ra,
trên tinh thần xác định chủ sở hữu –chủ thể có quyền cho phép sử dụng tác phẩm
dân gian trong quy định Mẫu thì có hai đối tượng có thể lưu ý đó là “cơ quan có thẩm quyền” và “cộng đồng liên quan”. Theo người viết, tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là tài sản của quốc gia, nên chủ sở hữu - chủ thể có quyền cho phép sử dụng tác phẩm thì nên là cơ quan có thẩm quyền. Và để bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian chúng ta cần một cơ quan quyền lực nhà nước đủ mạnh thực hiện và kiêm luôn trách nhiệm giám sát. Bên cạnh đó, cộng đồng có
liên quan sẽ đóng vai trò là người phối hợp để có thể tiến hành thuận lợi các hoạt động cấp phép sử dụng, kiểm tra, giám sát và rà soát đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian.
- Về vấn đề quyền nhân thân: thay vì bảo hộ quyền nhân thân đối với tác
phẩm văn học nghệ thuật dân gian theo hướng áp dụng những quy định chung thì các nhà lập pháp nên đặt ra những quy định riêng và cụ thể hơn về việc bảo hộ giá trị đích thực của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian cũng như việc dẫn
Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam
chiếu xuất xứ khi sử dụng. Bên cạnh đó, trên thực tế một số tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian vẫn có tên tác giả, nên ngoài việc quy đinh về dẫn chiếu xuất xứ khi sử dụng thì chúng ta cũng nên trích dẫn tên tác giả đối với những tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có tên tác giả, để đảm bảo quyền nhân thân của tác giả.
- Về vấn đề cấp phép sử dụng và cơ chế giám sát: Ở các nước khác, nơi di
sản văn học nghệ thuật dân gian của cộng đồng về cơ bản được xem như một phần của di sản văn hóa dân tộc, hoặc nơi mà các cộng đồng liên quan không thể tự quản lý một cách có hiệu quả việc sử dụng các hình thức thể hiện dân gian của
mình, thì “các cơ quan có thẩm quyền”có thể được chỉ định để tiến hành cấp phép dưới hình thức các quyết định theo luật công.61Ở Việt Nam, di sản vănhọc nghệ thuật dân gian được xem là một tài sản quốc gia, là một phần của di sản văn hóa dân tộc được thể hiện rất phong phú và đa dạng trải rộng trên khắp 54 dân tộc, thế nhưng gần như chưa có cơ quan nào đươc thành lập để thực hiện việc này. Vì vậy, cần phải có một cơ quan nhà nước đủ lớn, đủ mạnh, đủ khả năng đứng ra tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về vấn đề này. Thiết nghĩ, Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Di sản văn hóa Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nên thảo luận tìm tiếng nói chung cho việc thành lập cơ quan để quản lý và giám sát đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian. Nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý và giám sát, sau khi thống nhất về nhiệm vụ và quyền hạn cũng như phạm vi hoạt động nên phân cấp một cơ quan quản lý chung ở Trung ương, còn ở địa phương thì sẽ chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan được đặt ở ba miền: Bắc, Trung, Nam. Ngoài ra, cơ quan này phải có sự phối hợp chặt chẽ với“cộng đồng có liên quan”để chịu trách nhiệm hệ thống hóa di sản văn hóa nghệ thuật dân gian, rà soát, kiểm tra giám sát, cấp phép sử dụng và thu phí. Vì “một tác giả hoặc cộng đồng không thể tự mình biết được mọi chuyện đang diễn ra trên cả nước, còn nếu đem ra kiện tụng thì rất tốn kém”. Nhiệm vụ cụ thể của cơ quan này là cấp phép cho các loại hình sử dụng nhất định đối với các hình thức thể hiện dân gian, tiếp nhận đơn xin phép sử dụng, xem xét và quyết định, xác định lệ phí và thu lệ phí sau khi cấp phép, nếu pháp luật có quy định. Liên quan tới cơ quan giám sát, cơ quan giám sát sẽ lập định mức lệ phí cho việc cấp
Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam
phép sử dụng, hoặc phê duyệt định mức phí đó. 62 Bên cạnh đó, cần phải xác định rõ mục đích sử dụng lệ phí đã thu, theo đó, đưa ra một lựa chọn giữa việc thúc đẩy hoặc bảo vệ nền văn hóa dân tộc hay nền dân gian dân tộc. Trong bất kỳ trường hợp nào, cũng nên bảo đảm dành một tỷ lệ nhất định lệ phí thu được bởi cơ quan có thẩm quyền cho cộng đồng nơi phát sinh các hình thức thể hiện dân gian đã được sử dụng và nộp lệ phí. Quy định này có thể cho phép cơ quan có thẩm quyền giữ lại một phần lệ phí thu được để trang trải các chi phí quản lý hệ thống cấp phép, giam sát. Khi không có cơ quan thẩm quyền được chỉ định và cả hai việc cấp phép và thu lệ phí đều được thực hiện bởi cộng đồng, thì đương nhiên, việc sử dụng lệ phí thu được phải được quyết định bởi cộng đồng. Nhà nước cần đảm bảo có sự chia sẻ lợi nhuận bằng cách đánh thuế hoặc đưa ra các biện pháp thích hợp khác.
- Về vấn đề sử dụng tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian: theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định 100/2006/NĐ-CP thì sử dụng tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là việc nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Còn theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định 100/2006/NĐ-CP thì phải thoả thuận về việc trả thù lao cho người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian khi sử dụng. Qua hai quy định trên, có thể hiểu, phải thoả thuận về việc trả thù lao cho người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian khi nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Như đã biết, khi sử dụng tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian thông thường sẽ có hai mục đích đó là: thương mại và phi thương mại trong phạm vi truyền thống hoặc tập quán. Theo người viết, chỉ nên thực hiện thỏa thuận trả tiền thù lao đối với việc sử dụng mang tính chất thương mại. Còn đối với việc sử dụng không mang tính chất thương mại, nghĩa là không tạo ra lợi nhuận trong quá trình sử dụng, thì việc thu phí ở đây là không hợp lý. Việc sử dụng mang tính chất thương mại thể hiện rõ nhất là ở ngành du lịch. Việc sử dụng các loại hình tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian nhằm phục vụ cho “ngành công nghiệp không khói” này không phải là việc mới đây. Tuy nhiên, chưa có một cơ quan nào quản lý và giám sát về việc sử dụng loại hình này, từ đó, không thể xác định được việc sử dụng các loại hình tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian trong lĩnh vực này có còn mang đúng bản sắc văn hóa truyền
62Vấn đề trả tiền tác quyền khi sử dụng tác phẩm văn hóa dân gian và cơ chế bảo hộ văn hóa dân gian, http://luanvan.co/luan-van/van-de-tra-tien-tac-quyen-khi-su-dung-tac-pham-van-hoa-dan-gian-va-co-che- bao-ho-van-hoa-dan-gian-8658/, trang 11, 12, [truy cập ngày 25/09/2013].
Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam
thống không. Vì vậy, việc thành lập một cơ quan quản lý, giám sát đối với việc
cho phép sử dụng và sử dụng đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian như đã đề xuất ở phần cấp phép sử dụng và cơ chế giám sát là rất cần thiết. Đối với việc sử dụng mang tính chất phi thương mại thì các hoạt động này không tạo ra lợi nhuận, mà mục đích chủ yếu đó là nghiên cứu, sưu tầm, quảng bá, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Đây là một động thái cần thiết trong việc giữ gìn và phát huy giá trị của tác phẩm văn học nghệ thuật
dân gian.
- Về cách xác định các hành vi xâm phạm: bên cạnh những hành vi xâm phạm chung đối với quyền tác giả được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ, thì trong Quy định Mẫu của WIPO và UNESCO (1982) cũng quy định về hành vi xâm phạm nhưng được đề cập một cách rõ ràng và đầy đủ hơn về các dạng hành vi xâm phạm, và những hành vi nào không bị coi là xâm phạm cũng được quy định cụ thể. Chúng ta nên tiếp cận vấn đề này theo những quy định chung của Quy định mẫu. Theo Quy định Mẫu, có hai loại hành vi chủ yếu chống lại các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian được bảo hộ, đó là “khai thác trái phép” và “những hành động gây thiệt hại khác”.63 Khai thác trái phép - một biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian theo Quy định Mẫu được hiểu là bất kỳ việc sử dụng nào được thực hiện với mục đích kiếm lời và nằm ngoài phạm vi tục lệ truyền thống dân gian, không được sự cho phép của một cơ quan có thẩm quyền hay của cộng đồng hữu quan. Điều này có nghĩa là, việc sử dụng - với mục đích kiếm lời - nằm trong phạm vi của phong tục truyền thống cũng không
cần thiết phải được sự cho phép. Một biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian được sử dụng trong “phạm vi truyền thống” nếu nó vẫn nằm trong khuôn khổ nghệ thuật đích thực căn cứ trên tập quán cộng đồng. Chẳng hạn, sử dụng một điệu múa nghi lễ trong “phạm vi truyền thống” có nghĩa là biểu diễn điệu múa đó trong khuôn khổ lễ nghi tương ứng thực tiễn đó. Mặt khác, thuật ngữ “phạm vi tập quán” đề cập chủ yếu tới việc sử dụng các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian phù hợp với thực tiễn cuộc sống hàng này của cộng đồng. Ví dụ, việc các thợ thủ công địa phương bán phiên bản của những tác phẩm nghệ thuật dân gian hữu hình.64Những hành động gây thiệt hại khác, gây phương hại cho lợi ích
63Xem: mục 2.286 Cẩm nang Sở hữu trí tuệ WIPO: chính sách, pháp luật và áp dụng, Cục Sở hữu trí tuệ, năm 2005, trang 61
64Xem: mục 2.287 Cẩm nang Sở hữu trí tuệ WIPO: chính sách, pháp luật và ápdụng, Cục Sở hữu trí tuệ, năm 2005, trang 61.
Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam
liên quan tới việc sử dụng các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian được Quy định Mẫu xác định gồm 4 trường hợp vi phạm chịu hình phạt hình sự (Điều
6). Thứ nhất, Quy định Mẫu quy định việc bảo hộ đối với “tên gọi xuất xứ” các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian. Thứ hai, bất kỳ việc sử dụng trái phép một tác phẩm nghệ thuật truyền thống dân gian nếu có yêu cầu phải xin phép là vi phạm pháp luật. Thứ ba, lừa dối công chúng bằng cách tạo rằng tác phẩm đó có liên quan là một tác phẩm nghệ thuật dân gian xuất phát từ một cộng đồng nào đó, mà thực ra không phải vậy cũng có thể bị trừng trị, như một dạng “giả mạo”. Thứ tư, trong trường hợp sử dụng trước công chúng, là một vi phạm nếu các biểu hiện nghệ thuậttruyền thống dân gian bị bóp méo trực tiếp hay gián tiếp “gây thiệt hại tới lợi ích văn hoá của cộng đồng hữu quan”.65Nếu pháp luật Việt Nam tiếp cận việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian như trong các Quy định Mẫu, thì sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian.
65Xem: mục 2.288 Cẩm nang Sở hữu trí tuệ WIPO: chính sách, pháp luật và áp dụng, Cục Sở hữu trí tuệ, năm 2005, trang 62.
Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam
KẾT LUẬN
Văn hóa nói chung, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nói riêng, luôn
có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống con người cũng như trong bản sắc của mỗi dân tộc. Mỗi loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian tồn tại đến hôm nay luôn đóng vai trò quan trọng trong lịch sử hình thành, phát triển của một quốc gia, dân tộc, vùng miền. Cùng với thời gian, các giá trị kết tinh trong tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian như một dòng chảy âm thầm, lặng lẽ nhưng nhưng đó chínhlà cội nguồn, nền tảng tạo nên hệ giá trị của văn hóa dân tộc hôm
nay và mai sau.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều tác phẩm quý giá đang có nguy cơ bị mai một dần theo thời gian hoặc bị chiếm đoạt, khai thác trái phép ngoài phạm vi kiểm
soát của cộng đồng nắm giữ nó và các loại hình nghệ thuật, dân gian truyền thống cũngđang ngày càng mờ nhạt trong cuộc sống hiện đại. Những hành vi đó không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho cộng đồng mà nguy hại hơn là phá vỡ nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa cộng đồng nắm giữ và chủ thể khai thác tri thức truyền thống, hủy hoại nỗ lực bảo tồn và phát triển tri thức, đi ngược lại truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng của cộng đồng. Bởi vậy, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa trong tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian cũng như bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Nhưng trên thực tế những quy định pháp luật về việc bảo hộ quyền tác giả khi áp dụng đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian lại nảy sinh một số khó khăn, bất cập như: về vấn đề chủ sở hữu, về vấn đề quyền nhân thân, về vấn đề cấp phép sử dụng và cơ chế giám sát, về vấn đề sử dụng tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian. Vì thế, cần phải có những giải pháp khắc phục cho những vấn đề này để việc bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian được thực hiện tốt hơn.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành, đa số các quy định chung về quyền tác giả đều không áp dụng được đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian. Thiết nghĩ chỉ có các quy định về việc làm tác phẩm phái sinh lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học nghê thuật dân gian và việc sưu tập dữ liệu (dữ liệu là tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian) là có thể áp dụng theo những quy định chung về quyền tác giả. Trên thực tế, nhiều hội thảo về quyền tác giả đối với tác phẩm