5. Bố cục của đề tài
3.4.1. Một số giải pháp mang tính thực tiễn
Một là, ngoài việc phổ biến các quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm
văn học, nghệ thuật dân gian, cần thiết phải giải thích và cụ thể hóa, thể chế hóa các quy định chung, các văn bản hướng dẫn phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu để mọi người dân dễ dàng tiếp thu và tự giác chấp hành. Một khi các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
đã được cụ thể hóa thì một hành lang pháp lý an toàn để bảo hộ và ngăn chặn hành vi xâm phạm tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian sẽ được xây dựng và góp phần hiệu quả hơn trong việc bảo hộ. Ngoài ra, cần phải làm rõ và gắn lợi ích của người dân khi tham gia các hoạt động bảo tồn. Đây cũng là cách thức thu hút đông đảo người dân tham gia lưu giữ di sản văn hóa truyền thống của mình.
Hai là,thực hiện tốt công tác kiểm kê, lập hồ sơ các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian một cách khoa học và có hệ thống thông qua việc tư liệu hóa tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian. Trên cơ sở đó phân loại, xếp hạng các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian để xem loại hình tác phẩm nào đã biến mất hoặc đang có nguy cơ bị mai một, loại hình nào đang tồn tại và tồn tại như thế nào. Mục đích của việc kiểm kê, lập hồ sơ cụ thể nhằm nhận diện và xác định mức độ tồn tại, giá trị và sức sống của từng loại hình tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian trong cộng đồng trên cơ sở đó đề xuất phương án bảo tồn, phát
huy một cách hiệu quả.
Ba là, nâng cao vai trò quản lý, định hướng của nhà nước, đẩy mạnh công
tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ di sản văn hóa, gắn hoạt động văn hóa dân tộc trong công tác, xây dựng đời sống văn hóa. Trong đó, cần chú trọng đến nguyên tắc “bảo tồn sống” tức là bảo tồn các loại hình tác phẩm
Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam
văn học nghệ thuật dân gian ngay chính trong đời sống cộng đồng. Có chính sách, chế độ thích đáng cho các nghệ nhân tài giỏi, những cá nhân và gia đình có công sức giữ gìn tài sản văn hóa dân tộc. Ban hành chính sách đãi ngộ cụ thể đối với những người có tài năng xuất sắc, có công bảo vệ, truyền dạy, phát huy giá trị những giá trị văn hóa và những chính sách có liên quan nhằm tạo điều kiện để các loại hình tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, đặc biệt đối với thế hệ trẻ.
Bốn là,tổ chức nghiên cứu, tiếp tục sưu tầm, phục hồi nâng cao các làn điệu dân ca, dân vũ để đáp ứng nhu cầu thực tế; xây dựng các tổ, đội văn nghệ truyền
thống, nhân rộng các mô hình điểm và tiến tới hướng dẫn các thế hệ sau biết sử dụng các nhạc cụ cổ truyền dân tộc. Phát động việc sáng tác các bài hát, điệu múa để sử dụng trong các buổi lễ, ngày hội, mừng được mùa nhằm từng bước thay thế những phong tục tập quán lạc hậu. Trước đây, việc ghi chép tuy có những hạn chế nhất định nhưng đã giúp chúng ta lưu giữ được một khối lượng tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian rất đáng kể như: văn học dân gian, thơ phú, hương ước, nghi lễ, lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật biểu diễn, trò chơi, ẩm thực, nghề truyền thống… Với các thiết bị máy móc hiện đại như máy ảnh, máy ghi âm, máy quay, công việc sưu tầm di sản văn hóa truyền thống sẽ mang lại hiệu quả to lớn khi chúng ta huy động được nhiều thành phần tham gia như: học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, những người làm công tác bảo tồn di sản văn hóa và đặc biệt là nhân dân ở các địa phương. Vấn đề quan trọng đặt ra đối với những người tham gia sưu tầm là tôn trọng khách quan, ghi chép một cách trung thực, đầy đủ và thận trọng, tránh sự ngụy tạo.
Năm là, tiếp tục tổ chức các hoạt động lớn như ngày hội văn hóa dân tộc, liên hoan ca múa nhạc dân gian, triển lãm văn hóa dân tộc, hội thi giọng hát mang âm hưởng dân ca. Cần có biện pháp giúp đồng bào bảo tồn các loại hình tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, bảo tồn phát huy nghề và làng nghề truyền thống, các loại hình ngữ văn dân gian và văn học nghệ thuật truyền thống giữ gìn sắc phục của dân tộc, khuyến khích mặc trang phục dân tộc mình vào các ngày lễ, tết. Tập hợp và xây dựng chương trình văn hóa, văn nghệ, truyền thông đa dạng nhằm tập trung tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến, quảng bá nâng cao nhận thức, năng lực, trách nhiệm của cộng đồng và toàn xã hội đối với bảo vệ và phát
Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam
truyền thống cho mọi tầng lớp nhân dân. Đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, chúng ta không nên chỉ dừng lại ở việc bảo vệ, giữ gìn mà coi việc phát huy tác dụng thực tế của các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, đặc biệt là trong nhận thức và giáo dục mới là công việc quan trọng. Chính vì thế, chúng ta cần tìm mọi biện pháp để giúp nhiều người hiểu rõ hơn về tính lịch sử cũng như giá trị văn hóa của những tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian.
Sáu là,có định hướng trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian, hạn chế, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Nghiên cứu phát huy các giá trị tiến bộ của luật tục trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Phục hồi và nâng cao một số lễ hội tiêu biểu để có thể tổ chức định kỳ hàng năm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của tácphẩm văn học nghệ thuật dân gian. Việc giáo dục để nâng cao ý thức tự giác của người dân, khơi dậy ở họ lòng tự hào đối với văn hóa dân tộc của cộng đồng mình là công việc có ý nghĩa quan trọng để hướng người dân chủ động tìm tòi, sưu tầm và bảo tồn các loại hình tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian.
Bảy là, đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở. Do gắn bó chặt chẽ với dân, nên chính họ là người có thể kịp thời phát hiện sớm nhất những sai phạm hay những biến động bất thường diễn ra trên địa bàn. Họ cũng là người có thể tham gia góp ý, phản biện các dự án bảo tồn văn hóa trên địa bàn một cách cụ thể và sát thực nhất. Do đó cần phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ văn hóa cấp xã, phường đáp ứng yêu cầu công việc bảo tồn di sản văn hóa. Có kế hoạch sử dụng các học sinh, sinh viên dân tộc được đào tạo cơ bản ở các trường chuyên nghiệp đã tốt nghiệp ra trường để họ được về phục địa phương và dân tộc
mình.
Tám là, tăng cường, đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, giao lưu, hợp tác với các địa phương trong và ngoài nước trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc bên cạnh việc tận dụng nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhànước đi đôi với nguồn lực xã hội. Kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, những người tâm huyết với di sản có những hành động thiết thực góp phần tôn vinh, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch văn hóa bền vững.
Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam
Tóm lại,để có thể làm tốt những giải pháp trên, vấn đề then chốt là chúng ta phải đổi mới và nâng cao nhận thức, xem cơ sở là địa bàn chiến lược của sự nghiệp cách mạng văn hóa, là nơi biến những quan điểm của đảng và nhà nước thành hiện thực, là môi trường sống, nơi sinh ra và đồng thời là nơi lưu giữ, trao truyền và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Bởi vậy, nếu chúng ta có chính sách đúng đắn, hợp lòng dân, được toàn dân và các cấp, các ngành tham gia, hưởng ứng và chắc chắn rằng khi hội tụ đủ sức mạnh tổng hợp ấy thì nhất định công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa sẽ đạt được nhiều thành tựu mới, góp phần nâng cao đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.