KHẢ NĂNG SINH LỜ

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh đến năm 2020 cho công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk (Trang 39 - 49)

19 Giá bột sữa nguyên liệu trên thế giới gây áp lực lên ngành sản xuất sữa tại Việt Nam

b.3. KHẢ NĂNG SINH LỜ

Bảng 8: Cơ cấu chi phí tại Vinamilk

Biểu đồ 4: Biên lợi nhuận của Vinamilk giai đoạn 2010-2013

Biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận thuần của VNM cũng ở mức cao nhất trong nhóm các doanh nghiệp được so sánh với biên lợi nhuận gộp 2013 là 36,13% và biên lợi nhuận thuần là 21,11% thuộc top cao nhất trong số các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn HSX và HNX.

Biểu đồ 5: Một số chỉ số tài chính của Vinamilk

Trong những năm qua, VNM luôn duy trì tỷ l ệ ROA và ROE khá cao và có xu hướng tăng qua các năm thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh của VNM khá tốt và tăng trưởng đều.

Trong năm 2013 tỷ trọng ROA và ROE sụt nhẹ 1% so với năm 2012, nguyên nhân là do trong năm l ợi nhuận sau thuế chỉ tăng 12% nhưng tổng tài sản tăng 16%, vốn chủ sở hữu tăng 13%.

b.4. CƠ CẤU NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁNBiểu đồ 6: Cơ cấu tài chính của Vinamilk Biểu đồ 6: Cơ cấu tài chính của Vinamilk

VNM sử dụng A/E ở mức 1,3, mức thấp nhất trong số các doanh nghiệp được so sánh, các doanh nghiệp trong nhóm này hiện sử dụng A/E ở mức khá cao so với VNM, dao động từ 2,04 đến 2,67.

Biểu đồ 7: Cơ cấu vay và nợ của Vinamilk giai đoạn 2010-2013

Điểm đáng chú ý là trong năm 2011 và 2012, khoản vay và nợ ngắn hạn – dài hạn của VNM đều bằng 0, và năm 2013 báo cáo tài chính của VNM mới xuất hiện những khoản vay và nợ mới, trong đó, khoản vay và nợ ngắn hạn phát sinh ở Cty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa do đang trong quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng (vay 517 triệu, vay không đảm bảo, lãi suất 12%/năm), khoản vay và nơ dài hạn chủ yếu bằng đồng USD (khoản vay bằng USD có thời gian đáo hạn 2015-2016). Tổng giá trị các khoản vay nợ này chỉ bằng 13,22% giá trị khoản tiền và tương đương tiền của VNM.

Thanh khoản tài chính của VNM hiện ở mức rất tốt, không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà còn tốt nhất trong nhóm doanh nghiệp nước ngoài được so sánh. Hiện hệ số thanh toán ngắn hạn của VNM ở mức 2,63 và hệ số thanh toán nhanh là 1,78. Trong khi trung bình 4 doanh nghiệp còn lại có hệ số thanh toán ngắn hạn trung bình là 1,33 và hệ số thanh toán nhanh trung bình là 0,77.

Về năng lực hoạt động: Năm 2013, vòng quay khoản phải thu của VNM là 19,63, vòng quay hàng tồn kho là 5,91 và vòng quay khoản phải trả là 9,26, ở mưc trung bình so với các doanh nghiệp được chọn so sánh.

VNM luôn duy trì tỷ lệ nợ khá thấp dưới 26% trong 5 năm trở lại đây, tỷ lệ nợ năm 2013 là 23%. Với t ỷ l ệ nợ thấp, chi phí tài chính sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của VNM.

Với tỷ lệ nợ thấp, lượng tiền mặt và các tài sản ngắn hạn dồi dào, hệ số khả năng thanh toán hiện thời và thanh toán nhanh của VNM lớn hơn 1 khá nhiều. Hệ số thanh toán hiện thời năm 2013 đạt 2.63, hệ số thanh toán nhanh đạt 1.98 đảm bảo tốt khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Nhìn chung, yếu tố tài chính là một thế mạnh của Vinamilk, nó có tác động tốt nhưng không nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty.

2. Quản trị nguồn nhân lực

a) Cơ cấu nhân sự:

Công ty có một đội ngũ nhân viên nhiệt tình và giàu kinh nghiệm trong ngành. Chủ tịch Mai Kiều Liên có hơn ba mươi năm kinh ngiệm trong ngành sữa và giữ vai trò chủ chốt trong quá trình tăng trưởng và phát triển của công ty. Các thành viên cấp cao khác cũng có trung bình hơn hai mươi năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, phân phối và bán các

sản phẩm sữa. Bên cạnh đó, công ty có một đội ngũ quản lý bậc trung vững mạnh được trang bị tốt nhằm hỗ trợ cho quản lý cấp cao đồng thời tiếp thêm sức trẻ và lòng nhiệt tình voà sự nghiệp phát triển của công ty.

Vinamilk có đội ngũ nghiên cứu và phát triển gồm mười kỹ sư và một nhân viên kỹ thuật. Các nhân sự làm công tác nghiên cứu phối hợp chặt chẽ với bộ phận tiếp thị, bộ phận này liên tục cộng tác với các tổ chức nghiên cứu thị trường để xác định xu hướng và thị hiếu tiêu dùng.

b) Đào tạo tuyển dụng:

Công ty cũng đào tạo được một đội ngũ tiếp thị và bán hàng có kinh nghiệm về phân tích, xác định thị hiếu và xu hướng tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ những nhân viên bán hàng trực tiếp, những người hiểu rõ thị hiếu người tiêu dùng thông qua việc tiếp cận thường xuyên với khách hàng tại nhiều điểm bán hàng.

Vinamilk được xem là một doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên trình độ cao, nhiệt tình, năng động và được đào tạo một cách bài bản. Do vậy, yếu tố nguồn nhân lực luôn có

tác động tốt và mạnh đến sự thành bại của công ty nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng.

3. Nghiên cứu & Phát triển công nghệ

a) Phát triển công nghệ:

Sử dụng công nghệ sản xuất, đóng gói hiện đại tại tất cả các nhà máy. Nhập khẩu công nghệ từ châu Âu như Đức, Ý và Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất.

Năm 2012, Vinamilk đầu tư vào hai nhà máy sữa lớn tại Bình Dương. Đó là nhà máy sữa bột trẻ em có vốn đầu tư 2.000 tỉ đồng, hoạt động từ tháng 4-2013, và nhà máy sữa nước vốn đầu tư 2.400 tỉ đồng vừa được khánh thành vào ngày 10-9 vừa qua. Cả hai nhà máy đều được trang bị công nghệ hiện đại để các sản phẩm có thể đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường, giảm chi phí trong quá trình sản xuất, đồng thời cạnh tranh được với các nhãn hiệu sữa nổi tiếng trên thế giới.

Vinamilk đang thực hiện việc áp dụng Thiết bị và công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc tế.

Công nghệ sản xuất và đóng gói hiện đại được sử dụng ở tất cả các nhà máy. Vinamilk nhập khẩu công nghệ từ các nước châu Âu như Đức, Ý và Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất. Công ty Vinamilk là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro của Đan Mạch, hãng dẫn đầu thế giới về công nghệ sấy công nghiệp, sản xuất. Các công ty như Cô gái Hà Lan (công ty trực

thuộc của Friesland Foods), Nestle và New Zealand Milk cũng sử dụng công nghệ này và quy trình sản xuất. Ngoài ra, Công ty Vinamilk còn sử dụng các dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung cấp để cho ra sản phẩm sữa và các sản phẩm giá trị cộng thêm khác. Vinamilk hiện nay có 5 trang trại bò sữa tại Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định và Lâm Đồng với khoảng 11,000 con bò cung cấp 90 tấn sữa/ngày. Ngoài ra, VNM còn liên kết chặt chẽ với hơn 5,000 hộ dân chăn nuôi bò sữa với hơn 65,000 con bò trên cả nước, thu mua 460 tấn sữa/ngày. Đáp ứng được 30% nguồn nguyên liệu sản xuất, 70% nguồn nguyên liệu còn lại VNM nhập khẩu sữa bột từ New Zealand, Mỹ và các nước EU. Giá sữa nguyên kem hiện đang giao dịch với giá 4,824 USD/t ấn, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Biến động giá nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của Vinamilk.

b) Nghiên cứu và phát triển

Năng lực nghiên cứu và phát triển theo định hướng thị trường

Doanh nghiệp đã có bộ phận, phòng chuyên thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp. Có một đội ngũ tiếp thị và bán hàng có kinh nghiệm về phân tích và xác định thị hiếu và xu hướng tiêu dùng, tiếp cận thường xuyên với khách hàng tại nhiều điểm bán hàng.

nghiên cứu và phát triển sản phẩm trên quan điểm nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng dòng sản phẩm cho người tiêu dùng.

Chẳng hạn, sự am hiểu về thị hiếu của trẻ em từ 6 đến 12 tuổi đã giúp Vinamilk đưa ra thành công chiến lược tiếp thị mang tên Vinamilk Milk Kid vào tháng 5 năm 2007. Kết quả của chiến lược tiếp thị này là Vinamilk Milk Kid trở thành mặt hàng sữa bán chạy nhất trong khúc thị trường trẻ em từ 6 đến 12 tuổi vào tháng 12 năm 2007.

Sự cải tiến thành công cũng có thể cho công ty giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm.

Dựa vào những đánh giá trên, đây là yếu tố vừa có tác động xấu vừa có tác động tốt đến hoạt động của công ty và những tác động này tương đối mạnh. Vì vậy trong quá trình hoạt động, Vinamilk cần theo dõi kiểm soát chặt chẽ vấn đề nghiên cứu và phát triển thị trường để có thể khắc phục, hạn chế những tác động xấu đồng thời phát huy những tác động tích cực nhằm giúp công ty ngày một vững vàng và phát triển.

4. Thu mua

Vinamilk đã đặt mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu sữa tươi thay thế dần nguồn nguyên liệu ngoại nhập bằng cách hỗ trợ nông dân, bao tiêu sản phẩm, không ngừng phát

triển đại lý thu mua sữa. Nếu năm 2001, Cty có 70 đại lý trung chuyển sữa tươi thì đến nay đã có 82 đại lý trên cả nước, với lượng sữa thu mua khoảng 230 tấn/ngày. Các đại lý trung chuyển này được tổ chức có hệ thống, rộng khắp và phân bố hợp lý giúp nông dân giao sữa một cách thuận tiện, trong thời gian nhanh nhất.

Và để đảm bảo cho công tác thu mua được ổn định, công ty có bốn trang trại bò sữa lớn tại Tuyên Quang, Lâm Đồng, Thanh Hóa, Nghệ An với hệ thống trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Mỗi con bò được đeo chip điện tử để kiểm tra sản lượng sữa một cách chính xác.

Cty Vinamilk cũng đã đầu tư 11 tỷ đồng xây dựng 60 bồn sữa và xưởng sơ chế có thiết bị bảo quản sữa tươi. Lực lượng cán bộ kỹ thuật của Vinamilk thường xuyên đến các nông trại, hộ gia đình kiểm tra, tư vấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi bò sữa cho năng suất và chất lượng cao. Số tiền thưởng và giúp đỡ những hộ gia đình nghèo nuôi bò sữa lên đến hàng tỷ đồng. Nhờ các biện pháp hỗ trợ, chính sách khuyến khích, ưu đãi hợp lý, Vinamilk đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động nông thôn, giúp nông dân gắn bó với Công ty và với nghề nuôi bò sữa, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống; nâng tổng số đàn bò sữa từ 31.000 con lên 105.000 con.

Nhìn chung, đây là yếu tố làm yên tâm những nhà quản trị của Vinamilk. Vì nó vừa có tác động mạnh vừa được đánh giá là tốt đến tình hình sản xuất kinh doanh.

3.3.2. Các hoạt động chính

1. Logistic đầu vào

Ngành sản xuất sữa toàn cầu đang đối mặt với thách thức của việc nhu cầu sữa đang tăng với tốc độ hiện tại trong thập kỷ tới. Theo OECD - FAO cho đến năm 2020 sản lượng sữa dự kiến của toàn cầu sẽ tăng ở mức 2% mỗi năm. Các nhà cung cấp cạnh tranh lớn trên thị trường thế giới (EU, Mỹ và New Zealand) có năng lực đáng kể, tuy vậy họ cũng đang đối mặt với những hạn chế lớn về mặt sản xuất.

Theo số liệu thống kê, tính đế cuối năm 2012, tổng đàn bò của Việt Nam đạt trên 166.000 con, và trên 120.000 con đang nuôi chủ yếu tại nông hộ gia đình, với quy mô nhỏ, năng suất sữa thấp và tận dụng các sản phẩm sữa phụ trong trồng trọt là chính, do đó chất lượng sữa nguyên liệu cũng chưa đảm bảo. Thực tế này cho thấy, vấn đề tồn tại lớn nhất của ngành sữa Việt Nam là thiếu nguyên liệu sữa tươi. Đầu vào thiếu nên việc sản xuất chủ yếu dựa vào việc nhập khẩu từ nước ngoài, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nước nhập khẩu sữa nhiều nhất trên thế giới. Và đây cũng là nguyên nhân khiến giá nguyên liệu đầu vào còn khá cao.

Khâu cung ứng đầu vào của Vinamilk bao gồm: nguồn nguyên liệu nhập khẩu và nguồn nguyên liệu thu mua từ các hộ nông dân, trang trại chăn nuôi bò trong nước.

Đầu tiên là nói đến các hộ nông dân và trang trại chăn nuôi bò trong nước. Sữa được mua từ các nông trại phải đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định của Vinamilk. Sữa tươi nguyên liệu phải qua quá trình kiểm tra gắt gao dựa vào các tiêu chí sau:

- Cảm quan: thơm ngon tự nhiên và không có bất kỳ mùi vị lẫn tạp nào.

- Đảm bảo lượng chất béo.

- Độ tươi, độ acid. (Riêng đối với nguyên liệu sữa tươi để sản xuất sữa tươi tuyệt trùng thì không được tủa bởi cồn 75 độ).

- Chỉ tiêu vi sinh.

- Hàm lượng kim loại nặng.

- Thuốc trừ sâu, thuốc thú y.

- Nguồn gốc (không được sử dụng sữa bò bệnh).

So sánh với đối thủ cạnh tranh: các đối thủ của Vinamilk cũng rất tận dụng nguồn cung ứng này. Ví như TH true milk vơi tuyên bố “22.000 con bò đang là nguồn cung cấp sữa chính cho TH”, và FrieslandCampina Việt Nam (sữa Duch Lady - Cô gái Hà Lan) còn lên tới 33.000 con với một hệ thống hơn 3100 trạng trại, nông hộ, cung cấp nguồn nguyên liệu sữa hơn 60 ngàn tấn/năm. Một cách tổng quát thì Vinamilk vẫn luôn dẫn đầu số lượng bò sữa trong nước.

Đối với nguyên liệu nhập khẩu, Vinamilk nhập khẩu thông qua trung gian hoặc nhập trực tiếp rồi chuyển đến nhà máy sản xuất. Các nhà cung cấp sữa nhập khẩu cho Vinamilk cũng phải cam kết đáp ứng đầy đủ những quy định mà công ty đưa ra. Đầu tiên là tập đoàn Fonterra. Đây là tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực sữa, tập đoàn này nắm giữ 1/3 khối lượng mua bán trên thế giới. Tiếp đó là Hoogwegt International là tập đoàn chuyên cung cấp bột sữa cho công ty Vinamilk với chất lượng sản phẩm vượt trội, đảm bảo yêu cần về kỹ thuật và chất lượng. Ngoài ra còn có Perstima Bình Dương Việt Nam và Tetra Pak Indochina là những đối tác chuyên cung cấp vỏ hộp, lon thiếc,.. cho Vinamilk.

Sữa tươi nguyên liệu sau khi được thu mua sẽ được trữ trong các xe bồn, đến nhà máy sẽ được kiểm tra nhiều lần trước khi đưa vào sản xuất.

Nhìn chung, việc quá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu là một điểm yếu cần phải được khắc phục nhanh chóng trong chiến lược cạnh tranh của Vinamilk. Do vậy, đây là yếu tố tác động rất mạnh và xấu đến công ty. Muốn phát triển bền vững Vinamilk cần có những biện pháp cứng rắn hơn, hiệu quả hơn đối với vấn đề đầu vào để không còn lệ thuộc vào nhà cung cấp nước ngoài, khi đó công ty có thể tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá

thành sản phẩm, hạn chế rủi ro từ các nhà cung cấp, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh vững chắc và tạo rào cản cao hơn về phía đối thủ, cả đối thủ hiện tại lẫn tiềm năng.

2. Vận hành

Đầu tiên, ta hãy phân tích hiện trạng công tác vận hành của công ty.

Vinamilk áp dụng dây chuyền sản xuất kín, hệ thống quản lý ISO và an toàn thực phẩm HACCP tại tất cả các hệ thống sản xuất. Đặc biệt quy trình xử lý nhiệt luôn được kiểm tra nghiêm ngặt. Công ty ưu tiên lựa chọn các chế độ xử lý nhiệt cao trong thời gian cực ngắn, đây là những công nghệ tiên tiến trên thế giới hiện nay.

Sau khi sữa được vận chuyển về các nhà máy sản xuất sẽ được kiểm tra nhiều lần trước khi cho sữa vào dây chuyền.

Hình 6: Quy trình sản xuất sữa của Vinamilk

Chuẩn hóa: Điều chỉnh lượng chất béo bằng cách điều chỉnh lượng cream trong sữa. Điều này sẽ giúp Vinamilk đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ở từng sản phẩm chuyên biệt.

Bài khí: Bằng cách kết hợp giữa nhiệt độ và áp lực chân không, quy trình bài khí sẽ

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh đến năm 2020 cho công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w