Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên ở huyện Ngh

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện xín mần tỉnh hà giang (Trang 38 - 40)

30

Từ năm 2010 đến nay, trung bình mỗi năm huyện Nghi Xuân đã tạo việc làm cho 2500 đến 3000 lao động, trong đó thanh niên chiếm khoảng 70%. Trong đó, thông qua các chƣơng trình kinh tế - xã hội đã giải quyết việc làm cho khoảng 800 ngƣời; Thông qua quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm đã tạo việc làm mới cho 1200 ngƣời, riêng thông qua kênh của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có tổng nguồn vốn cho vay khoảng 3 tỷ đồng.

Công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc các cấp, các ngành quan tâm. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho gần 1000 lao động (trong đó trên 85% là ở độ tuổi thanh niên). Phần đông lao động sau khi đào tạo đều đƣợc các doanh nghiệp trong và ngoài huyện, tỉnh tuyển dụng hoặc đi xuất khẩu lao động.

Đạt đƣợc những kết quả trên huyện Nghi Xuân đã thực hiện một số giải pháp sau có thể rút ra nhƣ̃ng bài học kinh nghiệm áp du ̣ng giải quyết việc làm cho thanh niên trên đi ̣a bàn huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang:

Thứ nhất: Các cấp, các ngành, đặc biệt là tổ chức đoàn thanh niên Cộng

sản Hồ Chí Minh đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, định hƣớng phân luồng học nghề cho thế hệ trẻ, giúp họ đánh giá, lựa chọn đúng ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện. Xóa bỏ định kiến xem thƣờng việc học nghề của thế hệ trẻ. Thông qua các hoạt động này sẽ giúp thanh niên ý thức đƣợc vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc không ngừng rèn luyện, học tập, nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Thứ hai: Huyện đã có các chính sách ƣu tiên về cấp đất, miễn giảm các

khoản thuế cho các doanh nghiệp đã có cam kết, đăng ký tuyển dụng nhiều lao động của địa phƣơng vào làm việc trong các doanh nghiệp, nhà máy trên địa bàn, nhất là lực lƣợng lao động trẻ.

31

Thứ ba: Huyện đã quan tâm đến các hoạt động nhƣ: Đẩy mạnh công tác

xuất khẩu lao động, giới thiệu việc làm trong và ngoài nƣớc cho ngƣời lao động trong huyện, trong đó chú trọng vào công tác đào tạo nghề, giáo dục định hƣớng, ngoại ngữ, pháp luật cho ngƣời lao động; Bổ sung thƣờng xuyên nguồn vốn cho vay quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn vốn đầu tƣ phát triển sản xuất – kinh doanh, giúp đoàn viên thanh niên tự tạo việc làm; Duy trì và phát triển thƣờng xuyên ngày hội việc làm, hội chợ việc làm nhằm tạo điều kiện cho lực lƣợng lao động trẻ và ngƣời sử dụng lao động hiểu biết lẫn nhau, có cơ hội tìm đƣợc việc làm và tuyển dụng lao động; Quy hoạch và phát triển mạng lƣới dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và triển khai thực hiện các chƣơng trình dự án trọng điểm của tỉnh, huyện.

Thứ tư: Đã phát huy đƣợc vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ vào

tham gia thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Hỗ trợ, tạo cơ hội việc làm cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn, thanh niên thuộc nhóm yếu thế. Khuyến khích thanh niên chủ động tự tạo việc làm trên cơ sở khả năng và các điều kiện thực tế hiện có.

Thứ năm: Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành chức năng đã quan

tâm, tạo điều kiện và bố trí đủ nguồn lực để các cấp bộ Đoàn triển khai thực hiện có hiệu quả đề án giải quyết việc làm cho thanh niên và các chính sách cho vay vốn với lãi suất ƣu đãi với học sinh, sinh viên các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện xín mần tỉnh hà giang (Trang 38 - 40)