Thực trạng hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Xín

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện xín mần tỉnh hà giang (Trang 61 - 67)

động nói chung và thanh niên nói riêng, đã góp phần tạo nhiều công ăn việc làm cho thanh niên, số thanh niên chƣa có việc làm ngày một giảm, tỷ lệ thanh niên chƣa có việc làm trong tổng số lao động thanh niên của huyện giảm dần. Mặc dù tỷ lệ thanh niên chƣa có việc làm đã có chiều hƣớng giảm nhƣng vẫn còn cao đòi hòi trong thời gian tới chính quyền địa phƣơng cần phải chú trọng hơn nữa đến công tác giải quyết việc làm, tạo công ăn việc làm cho thanh niên. Đây là một thách thức lớn, một vấn đề nan giải cần phải đƣợc giải quyết, chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ gia đình và bản thân ngƣời thanh niên cần tìm ra biện pháp để tạo đƣợc công ăn việc làm ổn định thu nhập cho thanh niên cũng nhƣ ổn định xã hội.

3.2.2. Thực trạng hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Xín Mần. Mần.

* Thực trạng chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm.

Những năm qua, thực hiện đƣờng lối đổi mới, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần do Đảng ta khởi xƣớng và lãnh đạo đã góp phần tạo ra

53

nhiều điều kiện thuận lợi để thanh niên có cơ hội tự tạo việc làm và có việc làm, đáp ứng yêu cầu bức xúc về đời sống, góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội.

Một trong 6 mục tiêu của Chiến lƣợc phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đƣợc Chính phủ phê duyệt ngày 30/12/2011 là cố gắng giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thanh niên. Trong đó nêu rõ chỉ tiêu cụ thể là: mỗi năm giải quyết việc làm cho ít nhất 60.000 thanh niên, trên 80% thanh niên đƣợc tƣ vấn về nghề nghiệp và việc làm.

Quyết định 770/1994/TTg của Thủ tƣớng về tổ chức và chính sách đối với TNXP xây dựng kinh tế; Chỉ thị 145/1994/TTg; Chỉ thị 06/2005/TTg của Thủ tƣớng về phát huy vai trò thanh niên tham gia phát triển KT-XH; Đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015 theo Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Thủ tƣớng Chính phủ; Nghị quyết lần thứ 7, Ban Chấp hành trung ƣơng khóa X về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt Quốc hội đã ban hành Luật thanh niên theo số 53/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã có một chƣơng về vấn đề việc làm cho thanh niên, trong đó quy định rất rõ các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên.

Cấp ủy chính quyền huyện Xín Mần đã nghiên cứu và triển khai các Nghị quyết của Chính phủ, quyết định của Bộ Lao động TB&XH có liên quan đến vấn đề dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn… Trên cơ sở đó, tích cực ban hành những chủ trƣơng thiết thực về phát triển KT - XH, gắn với giải quyết việc làm và ƣu tiên đối với lực lƣợng thanh niên nông thôn,

54

thanh niên nghèo là đồng bào các dân tộc thiểu số. Hàng năm, huyện đã chỉ đạo các ngành, xã tăng cƣờng công tác tuyên truyền, triển khai rà soát, nắm chắc lực lƣợng lao động nói chung và lực lƣợng lao động cần giải quyết việc làm để xây dựng kế hoạch và giao cho các cơ sở triển khai.

Tại kế Koạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 huyện Xín Mần, những hƣớng đi khá cụ thể cũng đã đƣợc xác định nhƣ: chƣơng trình trồng ngô hàng hóa, chƣơng trình chăn nuôi lợn hàng hóa, trồng rừng; chƣơng trình hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo nuôi trâu, bò sinh sản... Để chuyển dịch cơ cấu lao động, Kế hoạch cũng đã xác định việc kết nối với các trung tâm đào tạo nhân lực kết hợp giải quyết việc làm. Việc kết nối với các trung tâm đƣợc gắn kết với thực hiện Đề án dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn và xây dựng đề án chuyển đổi nghề. Bên cạnh đó việc bảo tồn và phát huy một số làng nghề truyền thống, khu di tích lịch sử - văn hoá, phát triển làng, xã sinh thái để phát triển du lịch là tiềm năng quý giá của huyện. Chƣơng cho vay tín dụng để đi lao động nƣớc ngoài; Chƣơng trình tƣ vấn, hỗ trợ thanh niên khởi dự doanh nghiệp và lập nghiệp...

Hàng năm UBND huyện đã ban hành Kế hoạch dạy nghề và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, đặt ra những mục tiêu và giải pháp cụ thể nhằm phát triển thị trƣờng lao động, nâng cao trình độ lao động và tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời dân. Kế hoạch đã đạt đƣợc những kết quả khả quan, một số định hƣớng, chính sách đã đi vào cuộc sống, tạo môi trƣờng cho thị trƣờng lao động hoạt động năng động và hiệu quả hơn. Đặc biệt, các hoạt động tƣ vấn, giới thiệu việc làm phong phú, đa dạng trên toàn huyện đã mang lại nhiều cơ hội việc làm cho ngƣời lao động.

* Hỗ trợ GQVL thông qua chương trình vay vốn GQVL.

Vay vốn hỗ trợ việc làm những năm qua đã đƣợc khẳng định là hoạt động hỗ trợ trực tiếp khá hiệu quả để ngƣời lao động tự giải quyết việc làm.

55

Quỹ quốc gia GQVL đã và đang góp phần thay đổi nhận thức của ngƣời lao động và xã hội. Từ chỗ trong chờ hoàn toàn vào Nhà nƣớc, đến nay ngƣời lao động tự tạo việc làm cho mình là chính , Nhà nƣớc có trách nhiệm tạo ra môi trƣờng kinh tế, pháp luật thuận lợi, hỗ trợ một phần về vốn, ngƣời lao động tự tạo việc làm cho mình và cho ngƣời khác.

Công tác cho vay vốn giải quyết việc làm cho ngƣời lao động của huyện Xín Mần trong những năm qua đã đƣợc thực hiện chặt chẽ, đúng quy định, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và có hiệu quả, nên đã góp phần giải quyết đƣợc nhiều việc làm cho ngƣời thanh niên huyện Xín Mần. Kết quả công tác cho vay vốn giải quyết việc làm cho thanh niên Xín Mần trong 4 năm 2010 – 2013 đƣợc thể hiện trong bảng số liệu sau:

Bảng 3.5: Kết quả công tác cho vay vốn giải quyết việc làm của huyện Xín Mần-Hà Giang. Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 So sánh (%) BQ 11/10 12/11 13/12 Doanh số cho vay Triệu đ 1.635 1.754 1.688 1.890 107,3 96,2 112,0 105,2 Số hộ đƣợc vay Hộ 475 512 487 524 107,8 95,1 107,6 103,5 Số TN đƣợc tạo việc làm Ngƣời 532 561 504 543 105,5 89,8 107,7 101,0

(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Xín Mần – Hà Giang)

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Trong năm 2010 Ngân hàng CSXH huyện đã phân bổ 1.635 triệu đồng từ quỹ quốc gia về việc làm, năm 2011 là 1.754 triệu đồng tƣơng ứng tăng 7,3% so với năm 2010, tới năm 2012 là 1.688 triệu đồng; năm 2013 là 1.890 triệu đồng tăng 12% so với năm 2012. Đến nay Ngân hàng CSXH huyện đã

56

duyệt cho vay 80 dự án, giải quyết đƣợc nhiều việc làm cho thanh niên. Năm 2010 số thanh niên đƣợc tạo việc làm là 532 ngƣời; năm 2011 là 561 ngƣời, tƣơng ứng tăng 5,5% so với năm 2010; năm 2012 có 504 ngƣời đƣợc tạo việc làm; năm 2013 có 543 ngƣời, tăng 7,7% so với năm 2012. Đạt đƣợc kết quả này là sự phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng CSXH huyện và các ban ngành đoàn thể của huyện đã quản lý và sử dụng nguồn vốn chặt chẽ và hiệu quả, công tác cho vay, sử dụng vốn, thu hồi vốn đảm bảo chặt chẽ, đúng đối tƣợng, đúng mục đích. Năm 2013 theo kết luận của thanh tra tỉnh không có vi phạm gì trong quá trình thực hiện.

Qua quá trình hoạt động, chƣơng trình cho vay vốn giải quyết việc làm đã góp phần đáng kể trong thay đổi nhận thức của nhân dân và toàn xã hội về việc làm, khuyến khích phát triển sản xuất, khôi phục các ngành nghề truyền thống, phát triển các ngành nghề mới, qua đó tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn. Bên cạnh đó quỹ quốc gia về việc làm cũng đóng vai trò tích cực trong việc lồng ghép các chƣơng trình phát triển kinh tế của địa phƣơng, tạo ra môi trƣờng phát triển sản xuất kinh doanh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, trong việc sử dụng nguồn vốn này còn một số tồn tại nhƣ: mức cho vay thấp, chủ yếu cho vay chu kỳ ngắn; nhu cầu vay vốn lớn nhƣng nguồn vốn còn ít, chƣa đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn của dân, nguồn vốn ngân sách bổ sung hàng năm còn hạn chế.

* Hỗ trợ GQVL thông qua việc phát triển các ngành nghề truyền

thống, nghề tiểu thủ công nghiệp.

Với đặc thù là một huyện vùng sâu vùng xa có nền kinh tế xuất phát điểm thấp, chủ yếu là lao động nông thôn, trình độ tay nghề thấp thì việc phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện đƣợc xem là biện pháp lâu dài để giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động không chỉ mùa vụ

57

mà cả lao động ổn định lâu dài, góp phần vào sự phát triển KT - XH, sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị cho xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và tăng trƣởng kinh tế vùng nông thôn.

Trong những năm qua dƣới sự chỉ đạo của các cấp, bộ, ngành huyện Xín Mần đã xây dựng Đề án phát triển KT - XH vùng nông thôn, trong đó bao gồm cả phát triển ngành nghề truyền thống, nghề TTCN, bên cạnh đó môi trƣờng hoạt động sản xuất của các ngành nghề rất phù hợp với vùng nông thôn, do vậy đã góp phần không nhỏ trong công tác giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH-HĐH nông nghiệp - nông thôn, cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghề truyền thống Rèn đúc nông cụ cầm tay huyện Xín Mần đã có cách đây hàng trăm năm, tập trung chủ yếu ở 3 xã: Bản Díu, Thèn Phàng, Chí Cà. Trung bình mỗi năm sản xuất đƣợc 18.000 nông cụ cầm tay nhƣ: cuốc, xẻng, lƣỡi cày, dao... cung cấp cho thị trƣờng nông cụ trong và ngoài huyện, góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho ngƣời lao động. Tính đến năm 2013 có 504 ngƣời (trong đó thanh niên là 301 ngƣời) có việc làm ổn định thông qua việc phát triển làng nghề truyền thống rèn đúc nông cụ cầm tay.

Nghề thêu, may bằng tay của dân tộc Nùng U: nhằm phát triển nghề thêu, may bằng tay của dân tộc Nùng U, UBND huyện Xín Mần đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu liên kết và phát triển thủ công mỹ nghệ Craft Link đã khảo sát thực địa và đầu tƣ Dự án “Gìn giữ truyền thống văn hóa và nâng cao năng lực, cải thiện đời sống cộng đồng ngƣời Nùng U” ở 2 xã Nấm Dẩn, Tả Nhìu, đây là 2 xã có tỷ lệ dân tộc Nùng U chiếm trên 80%. Tính đến năm 2013 đã có 253 lao động thanh niên đƣợc giải quyết việc làm.

Nghề nấu rƣợu truyền thống: huyện Xín Mần đã xây dựng kế hoạch phát triển nghề truyền thống nấu rƣợu của nhân dân, tạo điều kiện, cơ chế, chính sách thuận lợi để các Công ty, Hợp tác xã kinh doanh, bao tiêu sản

58

phẩm rƣợu, cụ thể: rƣợu Ngô Làng Táo - xã Bản Ngò (HTX Thảo Hƣơng), rƣợu Nếp Quảng Nguyên - xã Quảng Nguyên (công ty TNHH Gia Long), rƣợu hoa Tam giác mạch - xã Thèn Phàng (HTX Hùng Thắng). Các sản phẩm rƣợu mang lại giá trị kinh tế cao cho huyện, góp phần giải quyết việc làm cho 304 lao động thanh niên.

Nghề chế biến chè: Vùng chè trên địa bàn huyện Xín Mần tập trung chủ yếu ở các xã Quảng Nguyên, Khuôn Lùng, Nà Chì và xã Chế Là, tính đến năm 2013 tổng diện tích chè trên địa bàn huyện 2.154 ha chủ yếu là giống chè shan tuyết lá to có chất lƣợng tốt, với 8 cơ sở chế biến chè đang hoạt động đã tạo điều kiện giải quyết việc làm cho 362 lao động thanh niên.

Tuy nhiên, các ngành nghề truyền thống chƣa mạnh dạn đầu tƣ phát triển sản xuất; sản phẩm còn đơn điệu, năng suất thấp, khả năng cạnh tranh kém; chƣa đa dạng hóa mẫu mã và chậm cải tiến kiểu dáng theo nhu cầu của khách hàng; thị trƣờng sản phẩm chƣa ổn định. Hoạt động thiếu linh hoạt, sợ rủi ro; trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc; thiếu mạnh dạn vƣơn lên trong nền kinh tế thị trƣờng làm cho làng nghề truyền thống, nghề thủ công giảm sút dần cả về quy mô và năng lực sản xuất.

3.2.3. Thực trạng GQVL cho thanh niên thông qua việc hỗ trợ kết nối với các cơ sở sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện xín mần tỉnh hà giang (Trang 61 - 67)