3.1.3.1. Giao thông.
Do địa hình của huyện khá phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi nên giao thông của huyện đi lại tƣơng đối khó khăn với một bên là bờ vực, một bên là vách núi. Hầu hết tuyến đƣờng từ tỉnh lộ vào huyện và các tuyến đƣờng trên địa bàn huyện là đƣờng nhựa, một số đoạn đƣờng đi vào các thôn, bản đa số là đƣờng đất. Nhìn chung, đƣờng về các thôn, xóm còn khó khăn, nhiều nơi xe cơ giới, xe tải nhỏ không vào đƣợc, vì địa hình phức tạp, đƣờng quá nhỏ, mặt đƣờng kém chất lƣợng gây ảnh hƣởng không nhỏ tới việc đi lại cũng nhƣ trao đổi mua bán hàng hóa của ngƣời dân. Với vị trí địa lí của mình cách xa trung tâm Thành phố Hà Giang 150km, đƣờng đi khó khăn sẽ là yếu thế của huyện trong việc thông thƣơng với các địa phƣơng khác cũng nhƣ gây khó khăn cho việc quy hoạch dân cƣ, phục vụ CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.
3.1.3.2. Hệ thống điện.
Hệ thống điện lƣới quốc gia đã đƣợc bao phủ tới 19/19 xã, thị trấn. Tổng số biến áp trong toàn huyện 117 trạm. Điện chủ yếu để thắp sáng và phục vụ sản xuất nông nghiệp chế biến (chế biến chè, miến dong,..).
Hiện nay, một số công trình đã đƣợc xây dựng và đƣa vào sử dụng nhƣ: đƣờng dây 35 KV với chiều dài 89 km, đƣờng dây 10 KV 61km; cùng với đó có công trình thuỷ điện Nà Trì đang đƣợc xúc tiến thi công. Tuy nhiên, mạng lƣới đƣờng dây điện đã xuống cấp, quá tải, với địa hình phức tạp của huyện thì việc sửa chữa, nâng cấp là rất khó khăn. Việc cung cấp điện cho ngƣời dân, cho các hoạt động sản xuất còn chƣa ổn định, số lần mất điện trong năm còn nhiều gây ảnh hƣởng xấu tới sinh hoạt và quá trình phát triển kinh tế của huyện.
43
Nguồn nƣớc cung cấp cho huyện Xín Mần tƣơng đối phong phú do có hệ thống mạch nƣớc ngầm và sông suối phân bố tƣơng đối đều trên địa bàn huyện, nhiều sông suối có nƣớc quanh năm. Do địa hình phức tạp, các con suối cách xa địa bàn canh tác nên khả năng khai thác để phục vụ sản xuất và đời sống có phần hạn chế. Hầu hết nguồn nƣớc phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống ngƣời dân trên địa bàn huyện chủ yếu là hệ thống mạch nƣớc ngầm.
Mặc dù hệ thống sông suối đƣợc phân bố tƣơng đối đều nhƣng do địa hình dốc, lòng suối nhỏ hẹp nên giao thông đƣờng thuỷ ở huyện Xín Mần hầu nhƣ không phát triển. Nuôi trồng thuỷ sản không phải là thế mạnh của vùng, với trữ lƣợng thuỷ sản ít, chủng loại không phong phú nên việc đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản cũng kém phát triển.
3.1.3.4. Y tế.
Công tác y tế của huyện đã có nhiều tiến bộ trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân. Hệ thống cơ sở hạ tầng đƣợc cải thiện, chất lƣợng khám chữa bệnh đƣợc nâng lên, cở sở vật chất, đội ngũ cán bộ đƣợc tăng cƣờng. Đề án nâng cao y đức thầy thuốc bƣớc đầu thực hiện có hiệu quả. Huyện có 19 đơn vị hành chính xã, thị trấn trong đó 3/19 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế, 19/23 trạm xá có bác sỹ, hệ thống trạm y tế cấp xã ngày càng đƣợc quan tâm và đầu tƣ.
3.1.3.5. Giáo dục và đào tạo.
Trong những năm qua ngành Giáo dục và đào tạo của huyện Xín Mần đã có sự chuyển biến mới về nhận thức, chất lƣợng và hiệu quả công tác giáo dục. Cơ sở vật chất đƣợc đầu tƣ, mạng lƣới các trƣờng học trên địa bàn huyện đƣợc nâng cấp, đến nay tất cả các trƣờng tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trƣờng dạy nghề đều có cơ sở riêng. Đội ngũ giáo viên trong những năm gần đây về cơ bản đã đáp ứng đủ cả về số lƣợng và chất lƣợng.
44
Hiện tại chính quyền địa phƣơng cũng rất quan tâm tới việc đầu tƣ nâng cao chất lƣợng giáo viên thông qua các chƣơng trình: bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, cử giáo viên đi học nâng cao,…
3.1.3.6. Công tác văn hóa, thể thao, thông tin, phát thanh truyền hình
Hệ thống thông tin, phát thanh truyền hình đã và đang đƣợc củng cố, phục vụ kịp thời nhu cầu của các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, các trang thiết bị, máy móc lạc hậu, trình độ chuyên môn của cán bộ trong ngành chƣa cao, do đó để lĩnh vực thông tin, phát thanh truyền hình có khả năng đáp ứng tối đa nhu cầu ngƣời dân thì cần phải có sự quan tâm và đầu tƣ hợp lý hơn nữa của các cấp chính quyền địa phƣơng. Hoạt động thể dục, thể thao huyện Xín Mần có nhiều tích cực, với các phong trào thi đấu thể dục, thể thao giữa các cơ quan, khối đoàn thể thu hút đƣợc đông đảo ngƣời dân tham gia và trở thành một trong những hoạt động không thể thiếu của một bộ phận dân cƣ nơi đây.
3.1.3.7. Công tác an ninh quốc phòng.
Với đặc thù là một huyện vùng cao biên giới nên từ trƣớc tới nay công tác an ninh, quốc phòng luôn đƣợc các cấp chính quyền địa phƣơng coi trọng đặt lên hàng đầu. Công tác an ninh, quốc phòng của huyện trong những năm qua đạt đƣợc nhiều thành tựu: củng cố khu vực phòng thủ tại xã biên giới, xây dựng cơ sở an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm an toàn các mục tiêu, địa bàn trọng điểm, các hoạt động an ninh, an toàn xã hội đƣợc ổn định. Tuy nhiên, các tệ nạn xã hội nhƣ: buôn ngƣời qua biên giới, trộm cắp tài sản, buôn bán tàng trữ ma tuý vẫn còn diễn biến phức tạp, đòi hỏi các đơn vị lực lƣợng vũ trang, các cơ quan chính quyền địa phƣơng có các chủ trƣơng, chính sách hợp lý, kịp thời để hạn chế và đẩy lùi các tệ nạn trên.