mục tiêu GQVL.
Chƣơng trình thanh niên tình nguyện tham gia xây dựng các công trình trọng điểm của quốc gia: Thực hiện chƣơng trình “Trƣờng đẹp cho em” do Trung tâm thông tin nguồn lực Tình nguyện Việt Nam thuộc Trung ƣơng Đoàn tài trợ, đã phối hợp với UBND huyện Xín Mần, Huyện đoàn Xín Mần tiến hành khởi công xây dựng điểm trƣờng tiểu học Sán Cố Sủ xã Pà Vầy Sủ -
62
Xín Mần. Ƣu tiên lao động là thanh niên trên địa bàn huyện thi công công trình, góp phần giải quyết việc làm cho lao động thanh niên.
Chƣơng trình thanh niên xung kích lao động sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội đã từng bƣớc đƣợc các cấp bộ Đoàn triển khai với nhiều nội dung và hình thức phong phú. Huyện đoàn đã tích cực khuyến khích đoàn viên, thanh niên phát triển sản xuất tại địa phƣơng và cơ sở. Tích cực khảo sát các mô hình kinh tế hiệu quả trong thanh niên để nắm bắt, tƣ vấn, hỗ trợ thanh niên. Hiện nay toàn huyện có 8 mô hình phát triển kinh tế của ĐVTN: Mô hình nuôi cá chép ruộng tại xã Bản Ngò, Thu Tà, Xín Mần; mô hình trông cây thảo quả gắn với bảo vệ rừng tại xã Nấm Dẩn, Chí Cà; mô hình trồng và chế biến chè shan tuyết tại xã Quảng Nguyên, Nà Chì, Khuôn Lùng, Chế Là; mô hình trồng ngô hàng hóa, trồng gừng tại 19/19 đoàn xã, thị trấn; mô hình nuôi ếch thịt tại xã Nấm Dẩn; mô hình nuôi lợn thịt, lợn nái sinh sản tại 19/19 xã, thị trấn; mô hình ủ phân xanh hữu cơ gắn với trồng khoai tây vụ đông tại xã Trung Thịnh, Bản Díu, Thèn Phàng, Tả Nhìu, Cốc Rế, Nấm Dẩn; mô hình “Đội TNXK vì ANTQ gắn với phát triển kinh tế tại 4 xã biên giới”. Các mô hình kinh tế của ĐVTN đƣợc cấp ủy, chính quyền và ngành nông nghiệp huyện đánh giá cao, một số mô hình có thể nhân rộng trên toàn địa bàn huyện, đây là hƣớng đi quan trọng góp phần giải quyết việc làm cũng nhƣ tăng thu nhập cho lao động thanh niên.
Chƣơng trình thanh niên tham gia xuất khẩu lao động: Trong những năm qua Đảng và nhà nƣớc ta đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách đƣa lao động thanh niên ra nƣớc ngoài làm việc thông qua con đƣờng hợp tác quốc tế, du học... XKLĐ đƣợc diễn ra dƣới nhiều hình thức nhƣ qua các dịch vụ việc làm, các trung tâm tƣ vấn. Phòng lao động thƣơng binh & xã hội huyện Xín Mần đã chủ động phối hợp với các tổ chức hƣớng dẫn và tuyển dụng lao động ra nƣớc ngoài làm việc chủ yếu là lao động thanh niên. Với mong muốn nhận
63
đƣợc thu nhập cao, góp phần cải thiện cuộc sống của mình và gia đình rất nhiều thanh niên đã lựa chon việc xuất khẩu ra nƣớc ngoài làm thuê. Tuy nhiên với trình độ hạn chế về nhiều mặt cộng với việc vốn đầu tƣ lớn nên số lƣợng thanh niên tham gia xuất khẩu lao động, tìm kiếm cơ hội việc làm ở nƣớc ngoài còn rất khó khăn. Đƣợc sự quan tâm, lãnh chỉ đạo của các cấp chính quyền tỉnh, huyện cũng nhƣ sự vào cuộc quyết liệt của các ban, ngành nên các thông tin về xuất khẩu lao động đều đƣợc thông báo rộng rãi trên phƣơng tiện truyền thanh, truyền hình, các trang thông tin điện tử của các huyện, tỉnh nhằm cung cấp kịp thời các thông tin cho ngƣời lao động. Bên cạnh đó huyện cũng có các chính sách hỗ trợ chênh lệch lãi suất cho vay cho các đối tƣợng chính sách vay vốn đi xuất khẩu lao động; hỗ trợ kinh phí dạy nghề, ngoại ngữ, pháp luật, và giáo dục định hƣớng cho lao động trƣớc khi đi làm việc ở nƣớc ngoài. Kết quả từ năm 2010 đến năm 2013 đã đƣa 325 lao động thanh niên đi làm việc có thời hạn ở ngoài nƣớc, trong đó tập trung vào thị trƣờng: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaisia...
Tuy nhiên, công tác xuất khẩu lao động ở Xín Mần vẫn chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức mặc dù đây là hoạt động mang ý nghĩa Chính trị - Kinh tế - Xã hội quan trọng thể hiện: chất lƣợng lao động đƣa đi xuất khẩu lao động còn hạn chế, chủ yếu là lao động phổ thông; nhiều lao động chƣa đƣợc đào tạo đầy đủ trƣớc khi đi làm việc tại nƣớc ngoài; trình độ quản lý lao động của doanh nghiệp xuất khẩu lao động chƣa đạt yêu cầu dẫn đến xảy ra nhiều tiêu cực; các cơ quan quản lý chƣa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát; các cơ chế, chính sách đƣợc ban hành cũng chƣa tạo đƣợc môi trƣờng tốt cho ngƣời lao động và doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHOTHANH NIÊN HUYỆN XÍN MẦN - HÀ GIANG.