Khái quát điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện xín mần tỉnh hà giang (Trang 45 - 47)

3.1.1.1. Vị trí địa lý.

Huyện Xín Mần thuộc tỉnh Hà Giang đƣợc thành lập ngày 01/4/1965 trên cơ sở chia tách huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang thành hai huyện Xín Mần và Hoàng Su Phì. Nằm ở vị trí địa lý 22033’30” – 22048’31” vĩ độ Bắc, 104022’30” -104037’30” kinh Đông, huyện miền núi Xín Mần cách thành phố Hà Giang 150 km về phía Tây.

Phía Bắc giáp huyện Mã Quan (Trung Quốc); phía Nam giáp huyện Quang Bình, phía Đông giáp huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang); phía Tây giáp huyện Bắc Hà và Si Ma Cai (Lào Cai). Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Xín Mần 58.267 ha. Toàn huyện có 19 đơn vị hành chính xã, thị trấn, bao gồm: Thị trấn Cốc Pài và các xã: Khuôn Lùng, Xín Mần, Cốc Rế, Nà Chì, Nàn Xỉn, Bản Díu, Chí Cà, Thèn Phàng, Trung Thịnh, Pà Vầy Sủ, Ngán Chiên, Tả Nhìu, Thu Tà, Nàn Ma, Bản Ngò, Chế Là, Quảng Nguyên, Nấm Dẩn.

3.1.1.2. Địa hình, đất đai.

Xín Mần có địa hình khá phức tạp, có nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn. Trong đó Tây Côn Lĩnh là đỉnh cao nhất với độ cao là 2.418m, điểm thấp nhất là 400m thuộc xã Nà Chì, độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển là 1000m. Diện tích đất có độ dốc cao chiếm đa số, nên địa hình của huyện tƣơng đối khó khăn cho việc cung cấp đất xây dựng CSHT nhƣ giao thông vận tải, công

37 trình thuỷ lợi,…

Theo số liệu thống kê của huyện, tính đến ngày 31/12/2013 toàn huyện có 58.383 ha tổng diện tích đất tự nhiên, gồm các thành phần sau: Đất nông nghiệp: 53.068,51 ha; Đất phi nông nghiệp: 2.461,74 ha; Đất chƣa sửdụng: 2.852,94 ha.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn.

Xín Mần nằm ở Phía tây của Hà Giang có khí hậu nóng ấm chia thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khô hanh vào đầu mùa, ẩm ƣớt vào cuối mùa.

Mùa mƣa, bão lũ thƣờng tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9 lƣợng mƣa trung bình khoảng 1800mm/năm, cao nhất là 2600mm. Hàng năm với lƣợng mƣa tƣơng đối lớn nhƣ vậy gây ảnh hƣởng đến nhiều mặt của đời sống sinh hoạt, sản xuất của ngƣời dân trên địa bàn huyện: lở đất, sạt đƣờng,..

3.1.1.4. Về tài nguyên thiên nhiên.

Xín Mần có hệ thống sông suối phân bố tƣơng đối đều trên địa bàn huyện, nhiều sông suối có nƣớc quanh năm, nhƣng do địa hình có độ dốc lớn, lòng suối thấp và xa so với địa bàn canh tác, nên khả năng khai thác để phục vụ sản xuất và đời sống bị hạn chế, cần có sự đầu tƣ lớn.

Trên địa bàn huyện đã có trồng cây nguyên liệu giấy, song diện tích còn ít và manh mún nhƣng chƣa đến kỳ khai thác.

Cát xây dựng: do có một sông và một suối chảy qua trung tâm huyện nên số lƣợng cát phục vụ cho sản xuất và xây dựng chủ yêu là Mỏ cát đầu Cầu Cốc Pài dài 1 km và dày 2,5 - 3m. Các mỏ cát nhỏ phân bổ dọc các con suối đã và đang đƣợc khai thác sử dụng có hiệu quả.

Cảnh quan thiên nhiên: Mặc dù chƣa có cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng nhƣ một số địa phƣơng khác nhƣng hiện nay huyện cũng có những cảnh quan đẹp và đã chú trọng phát triển du lịch sinh thái với các địa danh nhƣ: Thác

38

Tiên (Đèo Gió), suối khoáng Quảng Nguyên, hang động tự nhiên Thiên Thủy xã Nàn Ma, quần thể di tích quốc gia Bãi đá cổ Nấm… hàng năm thu hút nhiều lƣợt khách trong và ngoài nƣớc đến tham quan, du lịch.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện xín mần tỉnh hà giang (Trang 45 - 47)