4.2.2.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và nâng cao nhận thức về việc làm cho thanh niên.
Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật lao động Việt Nam nói riêng là rất cần thiết, nhằm trang bị cho thanh niên những hiểu biết cơ bản về quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động khi tham gia TTLĐ. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động đƣợc thực hiện với nhiều hình thức khác nhau phù hợp với từng đối tƣợng; thực hiện thông qua các buổi tập huấn ngắn hạn hoặc lồng ghép các sinh hoạt của chi đoàn thanh niên để giới thiệu các qui định pháp luật lao động và có kèm theo các tờ rơi hoặc tài liệu về pháp luật lao động; đối với thanh niên đang là học sinh, sinh viên tại các trƣờng phổ thông, các cơ sở đào tạo thì cần có chƣơng trình để giới thiệu các qui định pháp luật lao động cho thanh niên học sinh. Đồng thời có chƣơng trình phổ biến và tuyên truyền pháp luật lao động thông qua hệ thống truyền thanh tại cộng đồng, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật lao động trong thanh niên học sinh và tại địa phƣơng.
Có các biện pháp để tuyên truyền nâng cao nhận thức của thanh niên về vấn đề việc làm để thanh niên xác định rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong LĐ-VL, tạo động lực để thanh niên phấn đấu trong học tập và trong lao động, đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của xã hội, tránh sự trông chờ ỷ lại của thanh niên.
4.2.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn lao động thanh niên.
Chất lƣợng lao động ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng nắm đƣợc những cơ hội việc làm, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, ảnh hƣởng đến thu nhập của lao động thanh niên. Vì thế để GQVL cho lao động thanh niên, nâng
77
cao thu nhập cho thanh niên nhƣ mục tiêu đã đề ra thì huyện Xín Mần cần quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Để thực hiện tốt công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, thì huyện Xín Mần cần thực hiện một số giải pháp sau:
Tập trung thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lƣợng dân số: mở rộng phạm vi và nâng cao chất lƣợng chƣơng trình phòng chống suy dinh dƣỡng trẻ em, thực hiện chƣơng trình tổng hợp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao thể lực cho phụ nữ, mở rộng các hoạt động tƣ vấn về sức khỏe sinh sản, coi trọng và đổi mới việc tổ chức giáo dục thể chất trong các trƣờng và đẩy mạnh phong trào toàn dân tập thể dục, rèn luyện thân thể trong xã hội, phát triển y tế dự phòng, đẩy mạnh các hoạt động về vệ sinh môi trƣờng, cung cấp nƣớc sạch và vệ sinh an toàn thực phẩm cho ngƣời dân.
Tăng cƣờng công tác hƣớng nghiệp, dạy nghề cho thanh niên: Xây dựng và nâng cấp cơ sở dạy nghề của địa phƣơng để thực hiện đƣợc nhiệm vụ đào tạo một số nghề công nghệ cao, dịch vụ chất lƣợng cao và phục vụ cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tạo điều kiện cho các trƣờng dạy nghề có đủ năng lực đào tạo lao động lành nghề có chuyên môn kỹ thuật cao. Phát triển mạnh dạy nghề trong các trƣờng trung học, mở rộng ngành nghề và quy mô đào tạo của các trung tâm dạy nghề hiện có, đáp ứng đƣợc nhu cầu đào tạo cho ngành và cung cấp lao động kỹ thuật cho địa phƣơng. Lựa chọn nghề đào tạo có trọng tâm, trọng điểm. Đa dạng hóa ngành đào tạo, kết hợp đào tạo dạy nghề ngắn hạn, truyền nghề, cần gì học nấy với đào tạo nghề bậc cao, phục vụ cho yêu cầu tại chỗ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa đáp ứng yêu cầu của TTLĐ xã hội khu vực và XKLĐ.
Thực hiện hƣớng nghiệp cho thanh niên tích cực tham gia học nghề và ƣu tiên đầu tƣ kinh phí đào tạo, dạy, truyền nghề, đồng thời cần thực hiện
78
miễn giảm học phí cho con em gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ và ngƣời nghèo.
Đổi mới chế độ thu học phí: Cùng với hỗ trợ của nhà nƣớc đảm bảo tính đủ chi phí cho dạy nghề, xóa bỏ những khoản thu ngoài học phí, các đối tƣợng chính sách xã hội đƣợc hỗ trợ kinh phí trong nguồn kinh phí chƣơng trình mục tiêu do Nhà nƣớc cân đối, thực hiện quyền tự chủ về tài chính trong các cơ sở công lập theo cơ chế hoạt động cung ứng dịch vụ phi lợi nhuận và cơ chế doanh nghiệp đối với cơ sở dạy nghề hoạt động theo cơ chế lợi nhuận.
Nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề: Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo từ khâu giáo dục định hƣớng, đào tạo thợ bậc cao, rèn luyện kỹ năng nghề, tác phong kỷ luật lao động, đào tạo ngoại ngữ, pháp luật lao động, phổ cập nghề cho lao động nông thôn. Xây dựng danh mục ngành nghề, đăng ký tiêu chuẩn nghề, tiêu chuẩn cơ sở dạy nghề. Cải tiến đổi mới nội dung chƣơng trình đào tạo nghề để tiếp với thực tế sản xuất. Tăng cƣờng đào tạo bồi dƣỡng giáo viên dạy nghề theo hƣớng chuẩn hóa, đảm bảo cho các trƣờng, trung tâm có đủ số lƣợng, chất lƣợng giáo viên theo quy định đồng thời có kế hoạch cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong công tác dạy nghề chất lƣợng cao. Khuyến khích ngƣời lao động tự học, tự nghiên cứu, tiếp cận theo phƣơng pháp giáo dục đào tạo hiện đại.
Huy động mọi nguồn lực đầu tƣ phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nguồn nhân lực: Hàng năm, huyện cần trích từ 1 - 2 % tổng thu ngân sách lập quỹ hỗ trợ dạy nghề giải quyết việc làm, đặc biệt là phải xác định mức đóng góp của các doanh nghiệp, thu hút các nguồn tài trợ trong và ngoài nƣớc theo phƣơng châm xã hội hóa công tác dạy nghề. Phát huy tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn lực, nhất là nguồn nội lực cho mục tiêu đào tạo. Tăng tỷ lệ % huy động nguồn lực xã hội hóa. Đổi mới cơ chế chính sách để tăng nguồn đầu tƣ trong dân, đầu tƣ từ nguồn thu SX - KD dịch
79
vụ và đóng góp của ngƣời học, của doanh nghiệp thông qua hợp đồng liên kết đào tạo nghề và các hoạt động tƣ vấn, giới thiệu việc làm, v.v…
4.2.2.3. Tăng cường kết nối thanh niên với các cơ sở sử dụng lao động.
Việc đảm bảo thông tin TTLĐ đầy đủ, cập nhật, chính xác có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thanh niên khi đi tìm việc làm. Để kết nối thanh niên với các cơ sở sử dụng lao động thì cần hoàn thiện hệ thống thông tin TTLĐ, phổ biến thông tin TTLĐ với nhiều hình thức phù hợp với từng nhóm đối tƣợng thanh niên có nhu cầu, tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về LĐ-VL, phát triển đồng bộ hệ thống giao dịch việc làm trên thị trƣờng theo hƣớng quy hoạch tổng thể hệ thống TTDVVL và các doanh nghiệp giới thiệu việc làm, đầu tƣ nâng cao năng lực của các TTDVVL để tổ chức tốt ngày hội việc làm, sàn giao dịch việc làm và thu nhập, xử lí thông tin TTLĐ, tổ chức thực hiện dự báo cầu lao động.
4.2.2.4. Tăng cường các hoạt động tư vấn và giới thiệu việc làm cho lao động thanh niên.
Việc tổ chức, tƣ vấn việc làm cho thanh niên cần có chƣơng trình và hình thức thích hợp đối với từng nhóm đối tƣợng, các vấn đề trao đổi với thanh niên phải rất cụ thể, đem lại hiệu quả thiết thực, tránh tƣ vấn chung chung. Việc tổ chức tƣ vấn việc làm có thể đan xen với các hoạt động của đoàn thanh niên cơ sở hoặc hình thức nhóm với thời gian thích hợp.
Việc tổ chức giới thiệu việc làm cho thanh niên phải đƣợc chuẩn bị kĩ, các thông tin phải trung thực, rõ ràng và đầy đủ theo qui định của pháp luật; khi giới thiệu việc làm cần hỗ trợ thanh niên từ khâu đăng kí dự tuyển, cung cấp những kĩ năng cơ bản trong việc tham gia dự tuyển, nhất là khi phỏng vấn và thƣơng thảo với ngƣời sử dụng lao động.
80
dựng mạng thông tin TTLĐ trên internet để phục vụ cho hoạt động tìm kiếm, giới thiệu việc làm.
4.2.2.5. Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội để hỗ trợ thanh niên trong vấn đề dạy nghề và giải quyết việc làm.
Cần xác định rõ vai trò và trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp chính quyền địa phƣơng, trong đó đặc biệt chú ý đến cấp xã, thị trấn trong việc hỗ trợ thanh niên học nghề, tự tạo việc làm, tìm việc làm, xuất khẩu lao động và các vấn đề về nhà ở, hộ khẩu, cƣ trú và các vấn đề xã hội khác… trên cơ sở xác định rõ các đối tƣợng có nhu cầu hỗ trợ.
Các tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp, nhất là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. và Hội liên hiệp phụ nữ xây dựng các chƣơng trình hành động cụ thể với sự phân công, giúp đỡ cho từng thành viên trong việc học nghề, vay vốn tạo việc làm, tự tạo việc làm, tìm việc làm…; đồng thời tổ chức các hoạt động để hỗ trợ cho thanh niên là thành viên của hội mình.
4.2.2.6. Huy động các nguồn lực để hỗ trợ thanh niên học nghề và giải quyết việc làm.
Huy động tối đa các nguồn lực ở trong và ngoài nƣớc để hỗ trợ cho thanh niên học nghề, vay vốn GQVL, tự tạo việc làm và tìm việc. Các nguồn lực trong nƣớc từ ngân sách nhà nƣớc (ngân sách tỉnh, ngân sách địa phƣơng); nguồn từ các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ đóng góp, ủng hộ; nguồn từ xã hội thông qua sự ủng hộ, tƣơng trợ và quyên góp…; hình thành quỹ dạy nghề và việc làm cho thanh niên để hỗ trợ thanh niên. Đối với các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài có thể thông qua các chƣơng trình, dự án hoặc ủng hộ trực tiếp theo các hình thức để hỗ trợ thanh niên học nghề và giải quyết việc làm.
81