Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài, là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Những dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm bao
38
gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả nguy hiểm và các biểu hiện khác như: Công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm… thực hiện tội phạm. Tất cả các dấu hiệu của mặt khách quan đều có thể được nhận biết bằng trực giác hoặc bằng tư duy logic.
Theo nguyên tắc hành vi thì tội phạm trước hết phải là hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tất cả các tội phạm. Trong hầu hết các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội phạm cụ thể, dấu hiệu này được mô tả khá chi tiết.
Điều 228 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về hành vi phạm tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em như sau: “Người nào sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”. Như vậy, hành vi phạm tội này là hành vi thể hiện dưới dạng hành động phạm tội.
Sử dụng lao động trẻ em là việc doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động đối với người dưới 16 tuổi. Theo khoản 1 Điều 3 thì “người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động”. Theo quy định tại Điều 164 Bộ luật Lao động thì người từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi chỉ được sử để làm các công việc nhẹ theo danh mục do bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định. Đó là các công việc sau: Diễn viên: Múa, hát, xiếc, sân khấu (kịch, tuồng, chèo, cải lương, múa rối v.v), điện ảnh; Các nghề truyền thống: Chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài; Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren, mộc mỹ nghệ; Vận động viên năng khiếu:
39
Thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạ xích), bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, bóng ném, bi a, bóng đá, các môn võ, đá cầu, cầu mây, cờ vua, cờ tướng. Khi sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi thì người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi; phải bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tại trường học của trẻ em; phải bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi. Không được sử dụng lao động là người dưới 13 tuổi làm việc trừ một số công việc cụ thể do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Bộ luật Lao động năm 2012 cũng quy định tại Điều 165 các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên (dưới 18 tuổi). Những công việc bị cấm là: (i) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên; (ii) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;
(iii) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc; (iv) Phá dỡ các công trình xây dựng;
(v) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại; (vi) Lặn biển, đánh bắt cá xa bờ; (vii)
Công việc khác gây tổn hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên. Những nơi làm việc bị cấm là: (i) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm; (ii) Công trường xây dựng; (iii) Cơ sở giết mổ gia súc; (iv) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm hơi, phòng xoa bóp; (v) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn và đạo đức của người chưa thành niên.
Nếu người sử dụng lao động đã sử dụng người chưa đủ 16 tuổi vào làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm thì đó là tình tiết chứng minh dấu hiệu hành vi phạm tội quy định tại Điều 228 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2001 thì “nặng nhọc” là nặng nề và vất vả quá sức. Như vậy, công việc nặng nhọc là những công việc nặng nề và vất vả quá sức. Tuy nhiên nếu chỉ
40
quan niệm như vậy thì vẫn chưa cho thấy cụ thể được mức độ nặng nhọc của công việc. Tuỳ theo từng lĩnh vực cụ thể, mức độ nặng nhọc cũng được đánh giá khác nhau. Bộ Lao động, Thương binh và xã hội đã ban hành nhiều văn bản trong đó quy định danh mục các công việc nặng nhọc (tất cả các văn bản này đều đang còn hiệu lực):
(i) Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30 tháng 7 năm 1996 về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (trong lĩnh vực khai thác mỏ, lâm nghiệp, cơ khí…);
(ii) Quyết định số 1085/LĐTBXH-QĐ ngày 09 tháng 06 năm 1996 về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (trong lĩnh vực quân sự);
(iii) Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (trong lĩnh vực cơ khí luyện kim, giao thông vận tải, xây dựng…);
(iv) Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2000 về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (trong công nghiệp, sản xuất rượu, bia, nước giải khát…);
(v) Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 09 năm 2003 về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (trong lĩnh vực khai thác, luyện kim, điện…);
(vi) Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ban hành bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
41
Các văn bản nêu trên đều có mô tả công việc cụ thể, trong hoàn cảnh cụ thể, điều kiện lao động cụ thể và ảnh hưởng của nó đối với sức khoẻ và tâm lý. Công việc nặng nhọc là những công việc được liệt kê trong các danh mục thuộc điều kiện lao động loại IV. Theo điều kiện lao động lạo IV này có thể ví dụ những công việc sau đây là loại công việc nặng nhọc:
(i) Trong lĩnh vực hoá chất: Công nhân lò đốt than trong Công nghệ sản xuất hóa chất lao động thủ công, tiếp xúc thường xuyên với bụi, nóng, nồng độ khí CO2, khí SO2 cao; thường xuyên tiếp xúc nhiệt độ cao, bụi Silic, sôđa (Na2CO3)…
(ii) Trong lĩnh vực giao thông vận tải: Trực tiếp làm việc trong Hầm đường bộ Hải Vân (vận hành máy, thiết bị; phòng cháy chữa cháy; bảo dưỡng, vệ sinh hầm; đảm bảo an toàn giao thông, hướng dẫn lánh nạn) chịu tác động của từ trường lớn; chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, hơi xăng dầu, hơi khí độc; chịu ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt do ở độ cao 127 mét so với mặt nước biển; chịu ảnh hưởng của nước thải và hóa chất tẩy rửa từ công tác vệ sinh hầm, thiếu dưỡng khí, nhiều bụi, khói; làm việc trong điều kiện dễ xảy ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông; lao động phân tán, lưu động, thủ công, ngoài trời; chịu tác động của bụi, tiếng ồn, hơi khí độc; làm việc trong điều kiện dễ xảy ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông…
(iii) Trong lĩnh vực điện lực: Vận hành trạm bơm tuần hoàn nước hồ xỉ nhà máy nhiệt điện than Công việc nặng nhọc, chịu tác động ồn, rung, thường xuyên tiếp xúc hơi axit HCl; Vận hành thiết bị kênh nước tuần hoàn và thiết bị thải trên hồ xỉ nhà máy nhiệt điện thường xuyên làm việc ngoài trời, đi lại nhiều (trên 15 km/ngày), công việc nặng nhọc, chịu tác động bụi bẩn…
(iv) Trong lĩnh vực thuỷ sản: Nghề nuôi tôm hùm lồng thường xuyên lặn sâu 5 - 7,8 mét…
42
chuyền sản xuất xe máy nhịp điệu cử động cao, tư thế làm việc gò bó, mang cầm vật nặng trong suốt ca làm việc, chịu tác động của hơi khí độc; chạy thử xe máy ngoài trời làm việc ngoài trời, chịu tác động của tiếng ồn, bụi, hơi khí độc, căng thẳng thần kinh, tâm lý; chịu tác động bụi, nóng, ồn, hơi khí độc, rung cục bộ, tư thế làm việc gò bó, cúi khom, mang cầm vật nặng…
Tóm lại, sử dụng trẻ em làm các công việc nặng nhọc là việc người sử dụng lao động đã dùng người dưới 16 tuổi làm bất cứ công việc nào thuộc điều kiện lao động loại IV nêu trong danh mục các loại công việc nặng nhọc làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lý người lao động. Người từ đủ 16 tuổi trở lên làm tất cả những nghề, công việc thuộc điều kiện lao động loại IV được hưởng chế độ bảo hộ lao động, chế độ bảo hiểm riêng; mức lương, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi có quy định riêng… Đối với người dưới 16 tuổi, luật quy định cấm người sử dụng lao động sử dụng họ vào các công việc có tên trong danh mục và có điều kiện lao động khắc nghiệt như đã nêu. Nếu sử dụng họ làm những nghề, công việc đó sẽ bị coi là vi phạm quy định về lao động trẻ em và đây là một dấu hiệu quy định tại khoản 1 Điều 228 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Hành vi thứ hai trong mặt khách quan của tội phạm này là sử dụng trẻ em làm những công việc nguy hiểm. Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2001 thì “nguy hiểm” là có thể gây tai hại lớn cho con người. Tai hại lớn cho con người có thể là thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ của con người. Như vậy, sử dụng trẻ em làm những công việc nguy hiểm là trường hợp người sử dụng lao động đã dùng người dưới 16 tuổi làm những nghề, công việc mà những nghề, công việc đó đe doạ tính mạng, sức khoẻ của người lao động.
Những nghề, công việc nguy hiểm được quy định thuộc điều kiện lao động loại IV. Ví dụ, theo quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18
43
tháng 09 năm 2003 về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì nghề, công việc nguy hiểm:
(i) Trong lĩnh vực khai thác mỏ gồm: Bẩy xe, chèn xe trong gầm nhà sàng tuyển than chịu tác động của môi trường nóng, ồn, rung và bụi than vượt tiêu chuẩn cho phép; dỡ tải than (chọc than, đổ than, mở máng than...) trong nhà máy sàng tuyển than chịu tác động của môi trường nóng, ồn, rung và bụi than vượt tiêu chuẩn cho phép; công việc có yếu tố nguy hiểm…
(ii) Trong lĩnh vực cơ khí - luyện kim: Tiện, phay, bào, cưa phíp, bakelit chịu tác động của bụi gỗ phíp, bụi bakelit, hơi Phenol nồng độ cao; sơn tĩnh điện Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc, nơi làm việc nóng, thiếu không khí; vận hành búa máy chịu tác động của nhiệt độ cao, rung động lớn, và tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép…
(iii) Trong lĩnh vực hoá chất: Thu hồi, lọc dầu, tái sinh dầu bôi trơn làm việc trong môi trường hoá chất độc hại và tiếng ồn cao; chịu tác động trực tiếp của hơi dầu nóng và hơi nước…
(iv) Trong lĩnh vực y tế: Xúc, rửa, thanh trùng dụng cụ, chai lọ dùng trong nghiên cứu, sản xuất, kiểm định các loại vaccin, huyết thanh, chế phẩm sinh học nơi làm việc ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất tẩy rửa (NaOH), các hoá chất độc khác và các nguồn lây nhiễm…
Người từ đủ 16 tuổi trở lên làm những nghề, công việc nguy hiểm phải có chế độ bảo hộ lao động đặc biệt để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của mình. Không được sử dụng người dưới 16 tuổi làm những nghề, công việc nguy hiểm kể cả khi đảm bảo chế độ bảo hộ lao động đặc biệt. Theo chúng tôi, nghề hoặc công việc nguy hiểm có thể không hẳn là nặng nhọc làm hao tổn nhanh sức khoẻ, căng thẳng thần kinh, căng thẳng tâm lý. Nghề, công việc nguy hiểm có thể là nghề, công việc nhẹ nhàng hơn nhưng tính mạng, sức
44
khoẻ của trẻ em bị đe doạ do các em đang ở lứa tuổi chưa phát triển hoặc phát triển chưa đầy đủ về thể chất và tinh thần.
Hành vi thứ ba quy định trong mặt khách quan của tội phạm vi phạm quy định về lao động trẻ em là sử dụng trẻ em tiếp xúc với các chất độc hại.
Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2001 thì “tiếp xúc” là thường xuyên có sự đụng chạm hoặc ở gần đến mức có có thể trực tiếp chịu tác động không hay; “chất độc” là chất phá huỷ, ức chế hoặc làm chết cơ thể sống. Như vậy, sử dụng trẻ em tiếp xúc với các chất độc hại là hành vi của người sử dụng lao động đã dùng người dưới 16 tuổi thường xuyên đụng chạm hoặc ở gần các chất có thể gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của họ.
Các chất độc hại có thể là hoá chất trong danh mục Ban hành kèm theo Quyết định số 136/2004/QĐ-BCN ngày 19 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, gồm 45 chất. Ví dụ: Acetylene (C2H2), Ammonium nitrate (NH4NO3), Carbon dioxide (CO2), Methyl isocyanate (CH3NCO)… Các chất độc hại cũng có thể là các chất có nguồn gốc tự nhiên như nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, nicotine trong thuốc lá, các chất độc alcaloide…
Khoản 1 Điều 228 Bộ luật Hình sự năm 1999 chỉ quy định là “sử dụng trẻ em tiếp xúc với các chất độc hại” mà không quy định là sử dụng trẻ em làm việc trong môi trường độc hại. Nếu người sử dụng lao động đã có hành vi sử dụng trẻ em làm việc trong môi trường có chất độc hại hoặc làm những nghề, công việc liên quan trực tiếp đến chất độc hại như: Sản xuất các chất độc hại, đóng gói chất độc hại, khuân vác các chất độc hại… thì phải coi là hành vi sử dụng trẻ em làm những công việc nguy hiểm. Sử dụng trẻ em tiếp xúc với chất độc hại có thể là các trường hợp sau: (i) Nơi các em làm việc gần với nơi sản xuất, kho tàng, sản phẩm… có chất độc hại có thể gây nguy hiểm đến tính mạng sức khoẻ của các em, hoặc (ii) Công việc các em làm có thể là
45
công việc nhẹ nhàng, không phải là nặng nhọc, nguy hiểm nhưng nó tiếp xúc với các chất độc hại như sử dụng các em vào công việc quét dọn phòng dành riêng cho người hút thuốc lá, sử dụng trẻ em để nhóm lò than tổ ong, sử dụng trẻ em bán thuốc diệt chuột đã đóng gói sẵn…
Những hành vi phạm tội quy định trong mặt khách quan của tội phạm này có điểm khác với những hành vi quy định trong mặt khách quan của tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người (Điều 227 Bộ luật Hình sự năm 1999). Hành vi phạm tội quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự năm 1999 là những hành vi hành động hoặc không hành động thể hiện ở việc người phạm tội đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định đảm bảo an toàn trong lao động, trong vệ sinh lao động và trong an toàn ở những nơi đông người. Hành vi phạm tội quy định tại Điều 228 Bộ luật Hình sự năm 1999 là hành vi hành động phạm tội thể hiện ở việc người sử dụng lao động đã sử dụng người dưới 16 làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc