đồng về phòng, chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em
Để phòng ngừa tội phạm nói chung, tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em nói riêng có hiệu quả, cùng với việc phát triển kinh tế, phát triển giáo dục, đào tạo, chúng ta cần đẩy mạnh việc tuyên truyền trong cộng đồng về phòng, chống tội phạm và đặc biệt là tuyên truyền trong cộng đồng về phòng, chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em.
Trong thực tế, có nhiều trường hợp người phạm tội do thiếu hiểu biết pháp luật mà "vô tình" trở thành người phạm tội hoặc tiếp tay cho người phạm tội thực hiện tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em; có nhiều trường hợp người dân do thiếu hiểu biết pháp luật, thiếu hiểu biết về tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em mà không nhận biết được tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em nên họ đã không ngăn chặn hay tố giác tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em. Vì vậy, việc đẩy mạnh tuyên truyền trong cộng đồng về phòng, chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em là việc làm rất cần thiết.
Việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật nói chung, tuyên truyền pháp luật về tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em nói riêng nếu được thực hiện thường xuyên, liên tục, rộng khắp trong cộng đồng dân cư sẽ
70
góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của người dân về các quyền của trẻ em và bảo vệ quyền của lao động trẻ em; nâng cao nhận thức của người dân về tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em và các phương thức, thủ đoạn của tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em để từ đó người dân, nhất là lao động trẻ em có ý thức cảnh giác đề phòng tội phạm và chủ động, tích cực tham gia đấu tranh chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em. Việc tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng về tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em, các phương thức, thủ đoạn của tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em sẽ làm cho người dân, nhất là lao động trẻ em có điều kiện để nhận biết tội phạm, từ đó phòng tránh tội phạm, phát hiện, ngăn chặn và tố giác tội phạm. Việc tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng về tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em, các hình phạt được áp dụng đối với tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em sẽ có tác dụng rất lớn trong việc răn đe tội phạm, làm cho những người có ý định phạm tội có thể phải từ bỏ hành vi phạm tội, đồng thời làm cho những người có thể "vô tình" thực hiện tội phạm (người không có ý định phạm tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em nhưng vì tiền bạc mà thực hiện hành vi "môi giới" phải từ bỏ hành vi nguy hiểm hoặc phải thận trọng hơn trong việc thực hiện hành vi của mình. Để đạt được mục đích này, hoạt động tuyên truyền trong cộng đồng về phòng, chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em cần đảm bảo một số yêu cầu sau đây:
Một là, hoạt động tuyên truyền về phòng, chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em phải được thực hiện thường xuyên, liên tục; tuyên truyền rộng khắp trên mọi địa bàn dân cư, với mọi người dân trong xã hội;
Hai là, các hình thức tuyên truyền phải đa dạng, thông qua các hoạt động như: hội nghị, hội thảo, mít tinh, diễn thuyết, khẩu hiệu, pano, áp phích,
71
tờ rơi hoặc dưới dạng các tác phẩm văn hóa nghệ thuật như thơ ca, nhạc kịch, phim, ảnh hoặc lồng ghép hoạt động tuyên truyền với các chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thể thao;
Ba là, hoạt động tuyên truyền phải (kết hợp) sử dụng các loại phương tiện truyền thông, trong đó chú trọng các phương tiện có tầm ảnh hưởng rộng như phát thanh, truyền hình, báo chí, điện ảnh… với đội ngũ cán bộ là các báo cáo viên, tuyên truyền.
Bốn là, đội ngũ cán bộ là các báo cáo viên, tuyên truyền viên tại cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động tuyên truyền ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn (những nơi người dân có trình độ dân trí thấp, người dân ít có điều kiện tiếp cận các phương tiện truyền thông hiện đại). Vì vậy phải khẩn trương đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ tuyên truyền viên, cộng tác viên nhất là ở cấp cơ sở, các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa…, những nơi người dân có trình độ dân trí thấp, ít có điều kiện tiếp cận các phương tiện truyền thông hiện đại.
Năm là, nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu nhưng phải đảm bảo: nêu rõ được nguy cơ của tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em, tính nguy hiểm của tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em, các phương thức thủ đoạn mà người phạm tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em thường sử dụng để thực hiện tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em, cách nhận biết tội phạm vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em, cách phòng ngừa tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em, các quy định của pháp luật liên quan đến bảo vệ lao động trẻ em và các quy định của pháp luật liên quan đến việc xử lý tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em.
Sáu là, hoạt động tuyên truyền về phòng, chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em phải được quan tâm đặc biệt tại các địa
72
phương là "địa bàn trọng điểm" về tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em; các địa bàn có đông người nhập cư; các địa phương mà người dân có "truyền thống", "tập quán" đi làm, đi buôn bán ở những nơi xa, tỉnh xa để mọi người dân biết và phòng tránh tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em.
Bảy là, Các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các ngành Công an, Viện kiểm sát và Tòa án, đề nghị các tòa án lựa chọn các vụ phạm tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em điển hình tại địa phương để đưa ra xét xử lưu động. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc tuyên truyền để quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức pháp luật, từ đó cảnh giác đề phòng tội phạm, dũng cảm tố giác, đấu tranh chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em.
Tám là, chính quyền các cấp ở địa phương, các cơ quan như Công an, Tư pháp..; các tổ chức Đảng, Mặt trận, Đoàn thanh niên, Hội nông dân... cần lập các hộp thư tố giác tội phạm, đồng thời tăng cường vận động, động viên các tầng lớp nhân dân, các đoàn viên, hội viên trong các tổ chức của mình tích cực tham gia phát hiện, tố giác tội phạm. Chính quyền cấp cơ sở, Công an cấp phường, xã cần động viên nạn nhân dũng cảm tố giác tội phạm, tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền phòng, chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em. Sự tham gia của các nạn nhân trong việc tuyên truyền phòng, chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em; việc dùng người thật, việc thật để tuyên truyền, cảnh báo về những phương thức, thủ đoạn và hậu quả của tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em để người dân, đặc biệt là lao động trẻ em biết để phòng tránh tội phạm sẽ có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả phòng, chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em ở Việt Nam hiện nay.
73
của pháp luật về bảo vệ lao động trẻ em và tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em sẽ có tác dụng rất lớn trong việc răn đe tội phạm, đồng thời giáo dục người dân, nhất là trẻ em ý thức cảnh giác đề phòng tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em. Việc phổ biến, tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng các quy định của pháp luật về tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em, các phương thức, thủ đoạn của tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em còn làm cho người dân, nhất là trẻ em có điều kiện để nhận biết tội phạm, từ đó chủ động phòng tránh và tích cực tham gia phát hiện và tố giác tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em. Hoạt động tuyên truyền về phòng, chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em với các yêu cầu trên đây nếu được thực hiện tốt thì chắc chắn sẽ phát huy tác dụng quan trọng trong việc phòng, chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em ở Việt Nam hiện nay.