Các biện pháp thuộc về hoạt động quản lý nhà nước có liên quan

Một phần của tài liệu Tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 77 - 80)

Việc phân tích nguyên nhân của tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em thuộc các lĩnh vực quản lý có liên quan cho thấy: sự yếu kém, hạn chế trong các hoạt động quản lý xã hội về an ninh trật tự, quản lý dân cư; quản lý hoạt động xuất nhập cảnh; quản lý hoạt động xuất khẩu lao động, kết hôn với người nước ngoài... cũng là những yếu tố góp phần vào nguyên nhân, điều kiện của nhiều loại tội phạm nói chung, tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em nói riêng. Những yếu kém, hạn chế của hoạt động quản lý trong các lĩnh vực này có tác động rất lớn đến nguyên nhân, điều kiện của tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em ở Việt Nam; làm cho tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em xảy ra nhưng các cơ quan quản lý "không biết", "không nắm được" hoặc tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em xảy ra nhiều nhưng chỉ có một số ít vụ việc phạm tội được phát hiện, xử lý. Điều này đã tác động đến

74

người phạm tội, thúc đẩy, khích lệ người phạm tội thực hiện tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em hoặc tạo điều kiện cho người phạm tội thực hiện tội phạm, thực hiện nhiều lần tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em. Vì vậy, để phòng ngừa tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em có hiệu quả thì việc tăng cường hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực này là rất cần thiết.

Việc tăng cường hoạt động quản lý là tăng cường các biện pháp "làm khó" đối với tội phạm, hạn chế hoặc loại bỏ các “cơ hội”, “điều kiện” thuận lợi (cho tội phạm) để tội phạm không xảy ra, và vì vậy, nó có tác dụng trực tiếp đối với việc phòng ngừa tội phạm. Đối với tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em, việc phòng ngừa tội phạm này đòi hỏi phải tăng cường hoạt động quản lý và khắc phục những yếu kém, hạn chế trong hoạt động quản lý trên các lĩnh vực cụ thể là:

Thứ nhất, chính quyền cơ sở và công an cấp phường, xã phải tăng cường quản lý xã hội về an ninh trật tự, quản lý dân cư trên địa bàn:

Trong những năm qua, hoạt động quản lý địa bàn dân cư ở nhiều nơi được thực hiện chưa tốt. Chính quyền cấp cơ sở và các cơ quan chức năng như công an, tư pháp còn chưa sâu sát, thiếu chặt chẽ trong việc quản lý địa bàn dân cư. Điều này đã làm cho nhiều trường hợp tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em xảy ra nhưng chính quyền và các cơ quan chức năng ở địa phương không phát hiện được tội phạm. Tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em xảy ra nhưng chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng không phát hiện được hoặc phát hiện chậm trễ dẫn đến hành vi phạm tội không được ngăn chặn, bắt giữ, xử lý kịp thời, người phạm tội có “điều kiện”, “cơ hội” thực hiện trót lọt tội phạm. Vì vậy, việc các cấp chính quyền địa phương, nhất là chính quyền cấp cơ sở và công an cấp phường, xã tăng cường quản lý xã hội về an ninh trật tự, quản lý dân cư trên địa bàn quản

75

lý. Việc tăng cường quản lý xã hội về an ninh trật tự, quản lý dân cư sẽ giúp cho các cơ quan chức năng nắm chắc tình hình, bảo đảm an ninh trật tự xã hội, đồng thời sớm phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi phạm tội nói chung, tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em nói riêng.

Địa bàn tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em thường diễn ra là nơi có đông người nhập cư, có nhiều người từ nơi khác đến làm ăn, buôn bán hoặc là nơi mà việc quản lý xã hội về an ninh trật tự gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, chính quyền cấp cơ sở và các cơ quan chức năng, đặc biệt là công an cấp phường, xã cần tăng cường quản lý địa bàn, dân cư. Việc tăng cường hoạt động quản lý đối với các địa bàn này sẽ giúp cho các cơ quan có thẩm quyền nắm chắc tình hình dân cư, số trẻ em trên địa bàn, sớm phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ tội phạm vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em và giải cứu các nạn nhân của tội phạm.

Việc quản lý địa bàn dân cư cần được quan tâm đặc biệt tại các thành phố, thị xã, các địa bàn có đông người nhập cư, khu vực biên giới, cửa khẩu để nhằm sớm phát hiện tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em, người phạm tội, địa điểm tập kết, địa bàn trung chuyển của tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em từ đó ngăn chặn, bắt giữ tội phạm, giải cứu các nạn nhân của tội phạm.

Hoạt động quản lý địa bàn dân cư ngoài việc phải nắm chắc tình hình nhân khẩu, hộ khẩu, thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ việc khai báo tạm trú, tạm vắng còn đòi hỏi phải rà soát, nắm chắc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ có sử dụng lao động trẻ em. Vì vậy, việc rà soát, nắm chắc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ có sử dụng các lao động trẻ em sẽ có tác dụng rất lớn trong việc phát hiện tội phạm, bắt giữ, xử lý người phạm tội và giải cứu các nạn nhân của tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em.

76

động trẻ em đòi hỏi phải tăng cường quản lý địa bàn dân cư, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, hoạt động khai báo tạm trú, tạm vắng để nắm tình hình dân cư, sự biến động dân cư kết hợp với việc điều tra nắm tình hình người phạm tội, các nạn nhân của tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em để sớm phát hiện, bắt giữ, xử lý người phạm tội và giải cứu các nạn nhân của tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em.

Thứ hai, Các cấp chính quyền, nhất là chính quyền cấp cơ sở và các cơ quan chức năng như Công an, Tư pháp... phải tăng cường quản lý để sớm phát hiện những hành vi phạm tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em; ngăn chặn, bắt giữ và xử lý người phạm tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em. Đồng thời các cơ quan tổ chức cần tăng cường quản lý cán bộ, quy định rõ trách nhiệm cho từng cá nhân trong việc tiếp nhận, xem xét, xét duyệt hồ sơ… để sớm phát hiện, ngăn chặn những hành vi tiêu cực, tiếp tay cho người phạm tội thực hiện tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em.

Một phần của tài liệu Tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)