Sự phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 33)

Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, Cơ cấu nền kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm, nghiệp, thuỷ sản. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã và đang làm thay đổi căn bản nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội, trong đó có ảnh hưởng không ít tới sự phát triển của trẻ em. Nền kinh tế phát triển tạo điều kiện cho trẻ em có cơ hội học tập, vui chơi, giải trí và tiếp cận với những kiến thức mới, nền văn minh mới của nhân loại.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo. Tình trạng thiếu đói tập trung nhiều ở các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.

Qua các số liệu ở trên, ta có thể thấy được sự thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam. Sự phát triển này đã tạo điều kiện cho trẻ em phát triển về mọi mặt, hạn chế việc trẻ em tham gia lao động. Tuy nhiên, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường thì việc giãn cách giàu nghèo khá rõ (tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta hiện nay còn khoảng 14,87%) cũng khiến một bộ phận trẻ em buộc phải đi tìm kiếm việc làm xa nhà và lâm vào tình trạng bị lạm dụng sức lao động. Từ đó tạo điều kiện cho chủ doanh nghiệp tư nhân tiết kiệm chi phí sản xuất bằng biện pháp sử dụng nhiều lao động trẻ em với tiền công rẻ mạt. Thêm vào đó, thiên tai liên miên, nghèo đói, sự cách biệt về thu nhập và mức sống ngày càng gia tăng giữa nông thôn và thành thị, tình trạng thiếu việc làm,...đã và đang là những nguyên nhân dẫn tới việc di cư ngày càng tăng của người dân nông thôn ra thành phố, kéo theo đó là sự gia tăng tỉ lệ lao động trẻ em ở các đô thị.

Một phần của tài liệu Tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 33)