Theo báo cáo mới được công bố của Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), những năm gần đây, số lượng trẻ em đến tuổi đi học đến trường
30
tăng mạnh ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á. Bởi hiện nay, giáo dục được đánh giá là nhân tố thúc đẩy sự bùng nổ kinh tế. Trên thực tế, hơn hai phần ba số trẻ em ở Philippines, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam theo học trung học với mức 50% ở Ấn Độ và 68% ở Trung Quốc.
Ở nước ta, chất lượng giáo dục luôn là vấn đề được Nhà nước và xã hội quan tâm. Giáo dục không chỉ giúp các em tiếp cận với những kiến thức mới mà còn góp phần hoàn thiện nhân cách của các em. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mặc dù kinh tế đang tăng trưởng, phúc lợi xã hội và thu nhập bình quân tăng mạnh, nhưng nhóm người nghèo ở nước ta vẫn có nguy cơ bị tụt hậu ngày càng xa và ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em. Hiện số lượng học sinh bỏ học vẫn còn là vấn đề đáng quan tâm và phải tích cực khắc phục. Năm học 2007 - 2008, cả nước có 215,1 nghìn học sinh bỏ học, chiếm gần 1,4% tổng số học sinh, bao gồm 32 nghìn học sinh tiểu học, chiếm 0,5% tổng số học sinh tiểu học; 105,2 nghìn học sinh trung học cơ sở, chiếm 1,8% số học sinh trung học cơ sở; 77,9 nghìn học sinh trung học phổ thông, chiếm 2,6% số học sinh trung học phổ thông. Phần lớn là trẻ em những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và miền Tây Nam bộ, đặc biệt là trẻ em gái. Những trẻ em này phải tham gia lao động sớm hơn các em khác cùng trang lứa. Điều này cũng đã giải thích lý do vì sao ở nước ta tỷ lệ trẻ em lao động vẫn còn ở mức cao.
Về mặt xã hội, phần lớn mọi người chưa nhận thức hết được hậu quả của lao động trẻ em, bao gồm cả các cơ quan ở trung ương, ở các cấp địa phương đang thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến lao động trẻ em và đặc biệt là nhận thức của bản thân gia đình và của chính trẻ em. Ngoài ra còn do có nhiều biến cố lớn của gia đình như: mồ côi; cha mẹ bất hoà, ly hôn... nên bỏ mặc con cái, các em phải tự lo cuộc sống cho mình, phải lang thang đi làm kiếm sống. Theo thông tin từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại hội
31
thảo “Đánh giá mô hình bảo vệ trẻ em ??a vào cộng đồng” ngày 13/02/2009, hiện cả nước có 153.000 em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi.
Về mặt luật pháp, tuy đã tương đối đầy đủ và phù hợp với quy định của các Công ước quốc tế nhưng vẫn còn thiếu các văn bản hướng dẫn, các chế tài xử lý vi phạm của pháp luật còn chưa tương xứng với hành vi vi phạm, điều này đã làm giảm tính răn đe và giáo dục của pháp luật. Ngoài ra, nhiều văn bản pháp luật còn chưa cụ thể nên gây khó khăn cho việc thực thi pháp luật lao động. Vẫn có những vấn đề khó giải quyết được về lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của việc đi làm và đi học của trẻ em. Những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo vệ trẻ em khi tham gia quan hệ lao động.