KẾT LUẬT CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam (Trang 97 - 102)

Trước yêu cầu của xu thế hội nhập quốc tế, đồng thời bảo đảm an ninh quốc gia, chúng ta phải nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội phản bội Tổ quốc, hoàn thiện các quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia nói chung và tội phản bội Tổ quốc nói riêng. Đây cũng chính là mục tiêu, nhiệm vụ đã được Đảng, Nhà nước ta đặt lên hàng đầu trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đưa pháp luật Việt Nam cùng hòa nhập với pháp luật khu vực và pháp luật quốc tế. Có như vậy, chúng ta mới có thể đảm bảo vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chống các thế lực thù địch và những âm mưu đen tối của chúng nhằm lật đổ chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa.

Quy định về tội phản bội Tổ quốc trong Bộ luật Hình sự năm 1999 còn bộc lộ một số nhược điểm chưa hợp lý về phương diện pháp lý hình sự và chưa tạo thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Do đó, hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về tội phản bội Tổ quốc như sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác hướng dẫn của cơ quan chức năng về những quy định của pháp luật hình sự về tội phản bội Tổ quốc;

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung Điều 78 Bộ luật Hình sự năm 1999;

Thứ ba, mở rộng diện miễn trách nhiệm hình sự đối với tội phản bội Tổ quốc.

Phản bội Tổ quốc là loại tội phạm phản ánh trực tiếp và rõ rệt nhất cuộc đấu tranh giai cấp của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Vì vậy, để có thể hội nhập kinh tế quốc tế mà vẫn giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta không những phải ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật mà

còn áp dụng các giải pháp phòng ngừa một cách triệt để, từ đó phát hiện đấu tranh, xử lý những người phạm tội phản bội Tổ quốc.

KẾT LUẬN

1. Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm an ninh quốc gia nói chung và tội phản bội Tổ quốc nói riêng từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay đã không ngừng phát triển, kế thừa những giá trị pháp lý truyền thống của dân tộc, vận dụng có chọn lọc những kinh nghiệm và thành tựu trong hoạt động lập pháp hình sự về tội phản bội Tổ quốc của các nước trên thế giới. Những quy phạm pháp luật hình sự về tội phản bội Tổ quốc đã tổng kết thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phản bội Tổ quốc nói riêng, từng bước được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này và bám sát vào các nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.

Sự ghi nhận tội phản bội Tổ quốc trong pháp luật hình sự Việt Nam là một bước tiến về kỹ thuật lập pháp hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng và chống tội phạm nói chung, tội phản bội Tổ quốc nói riêng trong tình hình mới của đất nước và phù hợp với thông lệ quốc tế, pháp luật quốc tế về lĩnh vực an ninh quốc gia.

2. Nghiên cứu tình hình xét xử tội phản bội Tổ quốc trong giai đoạn từ năm 1975 đến nay cho thấy: số vụ án phản bội Tổ quốc đều là những vụ án diễn biến phức tạp, khó khăn trong công tác phát hiện, xử lý. Tuy những năm gần đây, số vụ án về phản bội Tổ quốc có giảm đi, nhưng sự phức tạp và tính nguy hiểm của tội phạm này vẫn đòi hỏi các cơ quan bảo vệ pháp luật phải chú ý đấu tranh. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay, chúng ta đang mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước trên thế giới, nhằm tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhưng các thế lực thù địch vẫn luôn tìm mọi cách lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, vì vậy phải nắm vững đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng để xử lý các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia,

các tội xâm phạm an ninh quốc gia nói chung và tội phản bội Tổ quốc nói riêng.

Nghiên cứu việc áp dụng pháp luật hình sự năm 1999 đối với tội phản bội Tổ quốc cho thấy, về cơ bản các quy định của Bộ luật đã phản ánh được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phản bội Tổ quốc, cần phải trừng trị. Các quy định đó đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho việc đấu tranh, xử lý những hành vi, đối tượng nguy hiểm phản bội Tổ quốc. Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội phản bội Tổ quốc cho thấy, những quy định này cũng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật hình sự về tội phản bội Tổ quốc. Đây là những vấn đề cần được xem xét, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trong thời gian tới.

3. Trước yêu cầu của xu thế hội nhập quốc tế, đồng thời bảo đảm an ninh quốc gia, chúng ta phải nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội phản bội Tổ quốc, hoàn thiện các quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia nói chung và tội phản bội Tổ quốc nói riêng. Đây cũng chính là mục tiêu, nhiệm vụ đã được Đảng, Nhà nước ta đặt lên hàng đầu trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đưa pháp luật Việt Nam cùng hòa nhập với pháp luật khu vực và pháp luật quốc tế. Có như vậy, chúng ta mới có thể đảm bảo vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chống các thế lực thù địch và những âm mưu đen tối của chúng nhằm lật đổ chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa.

Hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về tội phản bội Tổ quốc như sau: Thứ nhất, tăng cường công tác hướng dẫn của cơ quan chức năng về những quy định của pháp luật hình sự về tội phản bội Tổ quốc;

thứ hai, sửa đổi, bổ sung Điều 78 Bộ luật Hình sự năm 1999; thứ ba, mở rộng diện miễn trách nhiệm hình sự đối với tội phản bội Tổ quốc.

Phản bội Tổ quốc là loại tội phạm phản ánh trực tiếp và rõ rệt nhất cuộc đấu tranh giai cấp của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Vì vậy, để có thể hội nhập kinh tế quốc tế mà vẫn giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh

thổ, chúng ta không những phải ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật mà còn áp dụng các giải pháp phòng ngừa một cách triệt để, từ đó phát hiện đấu tranh, xử lý những người phạm tội phản bội Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam (Trang 97 - 102)