Giải pháp vận động quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 75 - 76)

tại địa bàn tỉnhThừa Thiên Huế

3.3.5.Giải pháp vận động quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Vận động quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là một biện pháp cơ bản, thường xuyên của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Đây cũng là biện pháp có tác dụng hướng dẫn quần chúng có ý thức tôn trọng nhân phẩm, danh dự, sức khỏe của con người. Thực hiện biện pháp quan trọng này, cần tiến hành các việc sau đây:

- Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức quần chúng với các hình thức thích hợp như thành lập các ban bảo vệ dân phố, dân phòng, xung kích an ninh, tổ tự quản, tổ hòa giải, tổ an ninh nhân dân nhằm thu hút quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm trong đó có tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

- Thông qua công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục quần chúng, cần động viên, khuyến khích nhân dân tích cực cung cấp tình tức, tình hình về hoạt động phạm tội nói chung, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng cho các cơ quan bảo vệ pháp luật. Trên cơ sở làm tốt

công tác này, cơ quan chức năng cần tranh thủ phát hiện, bồi dưỡng những người có phẩm chất cá nhân và khả năng nghiệp vụ vào mạng lưới cơ sở của Công an.

- Lực lượng dân phòng cần được trang bị các loại công cụ, phương tiện cần thiết để có thể bắt ngay kẻ gây thương tích, bọn côn đồ, hung hãn, càn quấy. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, cần phải lựa chọn quần chúng tích cực trong những người hành nghề, sinh sống, thường xuyên có mặt trên đường phố, thôn xóm, ngay tại các tụ điểm phức tạp về trật tự, tham gia các đội dân phòng. Có như vậy, mới ngăn chặn, trấn áp kịp thời bọn phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ngay khi hành vi phạm tội xảy ra, hạn chế hậu quả nghiêm trọng.

- Các tổ chức hòa giải tại cơ sở phải phối hợp với các cơ quan chức năng, đoàn thể quần chúng để chủ động giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong nội bộ nhân dân, không để chúng chuyển thành các vụ việc hình sự.

- Tăng cường các biện pháp giáo dục, giúp đỡ những người đã chấp hành xong hình phạt tù về địa phương. Giúp đỡ họ có công ăn, việc làm, xóa bỏ mặc cảm, từng bước tái hòa nhập cộng đồng, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tái phạm. Phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục con em có biểu hiện phạm pháp hoặc có tiền án, tiền sự về hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Chủ động quản lý các phương tiện trong gia đình như dao, mác... không để cho con em sử dụng gây án. Phải xác định gia đình là hạt nhân chính trong việc phòng ngừa thanh thiếu niên phạm pháp.

- Gắn phong trào quần chúng đấu tranh phòng, chống tội phạm với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống mới ở khu dân cư do ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, cùng với việc triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Đây thực sự là những cuộc vận động, công tác lớn có ý nghĩa sâu sắc, toàn diện và thiết thực, là nền tảng của công tác phòng ngừa tội phạm nói chung, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng.

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 75 - 76)