Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặcgây tổn hại cho sức khỏe của người khác với một số tội phạm khác

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 31 - 34)

của người khác với một số tội phạm khác

Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua cho thấy, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác rất dễ bị nhầm lẫn với trường hợp giết người chưa đạt và trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến hậu quả chết người dễ bị nhầm lẫn với tội giết người mà hậu quả là nạn nhân chết. Vì vậy, việc phân biệt, làm rõ các trường hợp nói trên là rất cần thiết.

Để có thể phân biệt các trường hợp trên, cần nhận thức rằng, dấu hiệu duy nhất để phân biệt giữa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tội giết người là ý thức chủ quan của người phạm tội. Đương nhiên, việc làm rõ ý thức chủ quan của người phạm tội phải căn cứ vào vịêc xem xét một cách khách quan, toàn diện các tình tiết khách quan của vụ án cùng với các tình tiết khác có liên quan như trình độ nhận thức, sức khỏe của người phạm tội cũng như của nạn nhân, mối quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân, thái độ của người phạm tội trước và sau khi hành động...

Thực tiễn cho thấy, muốn xác định đúng ý thức chủ quan của người phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng phải căn cứ vào những vấn đề sau đây:

+ Thứ nhất, vị trí trên cơ thể nạn nhân mà người phạm tội lựa chọn để tấn

công.

Đây là vấn đề mấu chốt để xác định người phạm tội có ý thức cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hay có ý thức giết người. Nếu vị trí mà người phạm tội lựa chọn tấn công là những nơi hiểm yếu trên cơ thể nạn nhân như đầu, ngực, bụng... thì có thể nhận định người phạm tội

mong muốn nạn nhân chết; ngược lại, nếu người phạm tội chỉ tấn công vào những nơi không phải hiểm yếu trên cơ thể nạn nhân, thì có thể nhận định người phạm tội không có ý thức tước đoạt tính mạng nạn nhân. Ví dụ: tại Bản án số 83/HSST ngày 27/12/1999 của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, kết luận Trần Văn Hải phạm tội cố ý gây thương tích là hoàn toàn đúng đắn, bởi lẽ vị trí mà Hải lựa chọn tấn công nạn nhân (là con trai bị cáo) chỉ là mông và tay, tức là những nơi không hiểm yếu. Việc nạn nhân cúi đầu xuống, xấn vào, nên bị gậy đánh trúng đầu, dẫn đến chấn thương sọ não và cái chết của nạn nhân là hoàn toàn nằm ngoài sự mong muốn của người phạm tội.

+ Thứ hai, về nguyên nhân của cái chết.

Trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và tội giết người, thương tích đều là nguyên nhân dẫn đến chết người. Nạn nhân có thể chết ngay hoặc sau một thời gian mới chết, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sức khỏe, thể trạng con người cũng như điều kiện cứu chữa. Trên thực tế, không ít trường hợp vết thương không nghiêm trọng, nhưng do cứu chữa không kịp thời, nên nạn nhân vẫn bị chết. Cho nên, không thể chỉ căn cứ vào việc nạn nhân chết mà vội vàng kết luận người phạm tội phạm tội giết người.

Vì vậy, muốn định tội danh chính xác, phải làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân.

+ Thứ ba, về cường độ của hành vi tấn công.

Trong những vụ án giết người, cường độ tấn công của hành vi thường là rất quyết liệt như dùng gậy đập liên tiếp vào đầu nạn nhân hoặc đá liên tiếp vào vùng hiểm yếu của nạn nhân. Cường độ tấn công càng mạnh, càng quyết liệt, thì càng gây nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân, càng thể hiện ý thức chủ quan của người phạm tội mong muốn nạn nhân chết. Khi xem xét cường độ của hành vi tấn công, cần kết hợp với việc xem xét vị trí bị tấn công trên cơ thể nạn nhân, phương tiện tấn công và các tình tiết khác có liên quan.

+ Thứ tư, về phương tiện tấn công.

Nếu người phạm tội chọn các loại phương tiện tấn công có tính nguy hiểm cao đối với tính mạng con người như súng, lựu đạn, lưỡi lê, dao bầu và tấn công

vào những vị trí hiểm yếu của con người như đầu, ngực..., thì có thể kết luận, người phạm tội mong muốn tước đoạt tính mạng của nạn nhân. Cũng có những trường hợp, người phạm tội không dùng phương tiện, chỉ sử dụng tay, chân đấm đá dẫn đến chết người; trong trường hợp này phải xem xét tương quan giữa sức khỏe của người phạm tội với nạn nhân, đồng thời phải cân nhắc xem người phạm tội có kiến thức võ thuật hay không?

+ Thứ năm, về mối quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân.

Đây là vấn đề cần được nghiên cứu để cùng với việc xem xét các tình tiết khác xác định tội phạm được thực hiện là tội giết người hay tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Trường hợp, giữa người phạm tội và nạn nhân có mâu thuẫn sâu sắc, đang ở thời điểm thù tức nhau cao độ, thì đó cũng có thể là cơ sở để nhận định đó là tội giết người.

Tuy nhiên, để có thể định tội danh chính xác, cần xem xét một cách tổng hợp toàn bộ các tình tiết nói trên trong mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau; không nên tuyệt đối hóa và cũng không nên bỏ qua bất cứ tình tiết nào. Việc xem xét các tình tiết trên, cần được nghiên cứu tổng hợp cùng với các tình tiết khác như động cơ, nhân thân người phạm tội; các điều kiện về thời tiết, ánh sáng, tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương nơi xảy ra tội phạm.

Như đã nói ở trên, phạm tội “mà do bị kích động mạnh vì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân hoặc trong trường hợp vượt qúa giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm” được quy định ở khoản 4 Điều 109 BLHS 1985. Với hai tình tiết “bị kích động mạnh vì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân” và “trong trường hợp vượt qúa giới hạn phòng vệ chính đáng”, BLHS 1999 đã cấu tạo thành hai tội riêng biệt: tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái thần kinh bị kích động mạnh (Điều 105); tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 106). Về hai tội này, mỗi tội đều được cấu tạo bởi hai khung hình phạt với một khung cấu thành cơ bản và một khung cấu thành tăng nặng thuộc tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm

nghiêm trọng. Chúng đều lấy hậu quả là tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên mới cấu thành tội phạm.

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)