tại địa bàn tỉnhThừa Thiên Huế
3.3.1. Các giải pháp về kinh tế, văn hóa, xã hộ
Trong tình hình đất nước mở cửa, phát triển nền kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo giữa các giai tầng, các vùng, giữa thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền núi tăng nhanh. Phải nhận thức được rằng, phát triển kinh tế - xã hội là một chính sách có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết nhiều vấn đề lớn của quốc gia, trong đó có vấn đề chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Vấn đề trọng tâm là phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, xóa đói, giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân mọi vùng cả nông thôn và thành thị, nhất là nhân dân các vùng, hải đảo, ven biển.
Trước hết, về giao thông, cần đầu tư nâng cấp các đường quốc lộ; các tuyến đường đến các huyện, xã vùng nông thôn. Gắn việc phân bố lại dân cư với việc xây dựng đường sá phục vụ tốt các điểm dân cư; các xã hoặc các cụm xã đều có đường ôtô đến trung tâm. Phát triển mạng lưới y tế, giáo dục ở các xã, đảm bảo các xã đều có cơ sở dược, trạm y tế có khả năng cung cấp đủ các loại thuốc thông thường cho nhân dân và có đủ các phương tiện khám và chữa các loại bệnh thông thường ; phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ cho những người trong độ tuổi. Lồng ghép chương trình xóa đói, giảm nghèo với các chương trình khác, trong đó lấy chương trình quốc gia về giải quyết việc làm và về phủ xanh đất đồi núi trọc làm nòng cốt. Bổ sung các chính sách giúp cho người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo tổ chức sản xuất, bảo đảm cuộc sống và nâng lên khá giả. Rà soát lại toàn bộ diện tích đất đai trong toàn tỉnh, thu hồi đất đai đã cấp không
đúng đối tượng, không đúng chính sách, thu hồi đất đã cấp cho các doanh nghiệp, các cơ quan sử dụng không đúng mục đích để giao cho các hộ nông dân nghèo chưa được giao đất hoặc giao chưa đủ mức. Mở rộng các qũy tín dụng cho các hộ nghèo vay vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi. Các cơ sở đào tạo và các trung tâm dạy nghề của Nhà nước cần thực hiện việc đào tạo nghề miễn phí đối với con em các hộ nghèo; đồng thời hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp nhận tuyển con em các hộ nghèo vào đào tạo và làm việc. Hình thành đội ngũ những người tình nguyện gồm sinh viên mới tốt nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuật đến các vùng nông thôn để hướng dẫn cách làm ăn và phổ biến các biện pháp kỹ thuật giúp đỡ người nghèo sản xuất kinh doanh.
Cùng với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, có thể khẳng định rằng, văn hóa, giáo dục là những nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách con người. Việc con người có ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng tính mạng, sức khỏe của người khác, có trách nhiệm với xã hội, có lối sống lành mạnh... đều bắt nguồn từ môi trường văn hóa, giáo dục. Tỉnh Thừa Thiên Huế cần chú trọng và đầu tư mạnh mẽ trên ba mặt trận văn hóa, giáo dục, xã hội trong thời gian tới.
Cần chú trọng xây dựng một nền văn hóa hiện đại, đậm đà mang bản sắc dân tộc mang truyền thống của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, của cố đô Huế nói riêng. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống mới, thực hành tiết kiệm và tổ chức đơn giản các lễ cưới, đám ma. Đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng ở các cấp, chú trọng cấp xã, phường. Mở các điểm sinh hoạt văn hóa ở các khu vực nông thôn, tạo ra những sinh hoạt lành mạnh, thu hút nhân dân, nhất là thanh, thiếu niên tham gia. Tỉnh Thừa Thiên Huế cần xây dựng các trung tâm thể thao, văn hóa thực sự đáp ứng nhu cầu văn hóa ngày càng cao của nhân dân. Xây dựng và mở rộng mạng lưới thư viện đến cấp cơ sở, đầu tư tủ tách pháp luật nhằm nâng cao dân trí, ý thức pháp luật của nhân dân. Cần đầu tư xây dựng hệ thống bảo tàng, nhà truyền thống của các cấp, các ngành tỉnh Thừa Thiên Huế để giáo dục các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ biết truyền thống của tỉnh nhà, của thế hệ cha anh mà có sự phấn đấu.
Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng cần có các chính sách xã hội giải quyết những tệ nạn xã hội như mại dâm, nghiện hút, trộm cắp, rượu chè, cờ bạc, tha hóa đạo đức... đang là những vấn đề nhức nhối của tỉnh và là bạn đồng hành với tình hình tội phạm, trong đó có tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Muốn giải quyết được các tệ nạn xã hội, phải phát huy sức mạnh của toàn xã hội, sức mạnh của nhân dân trong toàn tỉnh. Cần xử lý nghiêm khắc những tên cầm đầu, chủ chứa, bọn cầm đầu các băng, nhóm phạm tội. Chừng nào chưa ngăn chặn được sự phát triển của các tệ nạn xã hội, thì chưa thể ngăn chặn được tội phạm nói chung, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng. Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế cần nghiên cứu, sửa đổi chính sách, chế độ trích thưởng cho người có công trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Ngoài việc động viên, khen thưởng về vật chất, Sở Lao động và Thương binh xã hội của tỉnh cần sớm nghiên cứu, đề xuất việc xét tặng những danh hiệu vinh dự cho những người tham gia phòng, chống tội phạm, công nhận danh hiệu thương binh, liệt sĩ cho những người bị thương, hi sinh trong cuộc đấu tranh này.
Tỉnh cũng cần có quy định buộc lãnh đạo ủy ban nhân dân các huyện, xã và Thủ trưởng các cơ quan phải chịu trách nhiệm về việc để đơn vị, cơ quan cấp dưới của mình hoạt động phạm tội. Để thực hiện quy định này, sau khi bắt giữ các vụ phạm tội, cơ quan bắt giữ phải thông báo ngay cho ủy ban nhân dân địa phương và cơ quan chủ quản của tổ chức, cá nhân bị bắt giữ biết để phối hợp xử lý kịp thời.