Những quan điểm và phương hướng cơ bản phòng chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 58 - 61)

tại địa bàn tỉnhThừa Thiên Huế

3.2.Những quan điểm và phương hướng cơ bản phòng chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn

Đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng là việc Nhà nước tiến hành một cách đồng bộ các biện pháp từ pháp luật, kinh tế, tư tưởng, văn hóa, giáo dục... để từng bước ngăn chặn, hạn chế dần tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Việc thực hiện tốt các biện pháp đó sẽ góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, đưa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đi đến thắng lợi vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Công tác đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phải lấy dựa trên quan điểm quần chúng của Đảng, phải biết vận động quần chúng, động viên quần chúng để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào cuộc đấu tranh này.

Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần nắm vững các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước sau:

Thứ nhất, đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

cho sức khỏe của người khác là một nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài. Vì vậy, phải coi đây là nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành. Trong cuộc đấu tranh này, phải phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, tiến hành đồng bộ các biện pháp, đồng thời đề cao vai trò tham mưu, nòng cốt của các cơ quan chức năng như Công an, Tư pháp, Viện Kiểm sát, Tòa án. Phải phát động phong trào quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác một cách sâu rộng, thường xuyên trên phạm vi toàn quốc, chú trọng các địa bàn thường xảy ra loại tội phạm này. Trong lãnh đạo, chỉ đạo cuộc đấu tranh này, phải luôn luôn bám sát các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, vận dụng sáng tạo vào từng địa bàn cụ thể, tránh dập khuôn máy móc, phô trương, hình thức.

Thứ hai, phải coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn

hại cho sức khỏe của người khác. Cần nhận thức rằng, đây là công tác cơ bản, thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng đối với sự thắng lợi của cuộc đấu tranh này. Ngành Công an, Tư pháp phải phối hợp với các cơ quan chức năng, các cơ quan truyền thông đại chúng cần phổ biến, truyền đạt, giải thích rộng rãi về tác hại của loại tội phạm này đối với tính mạng, sức khỏe của nhân dân.

Thứ ba, đi đôi với các biện pháp chính trị, tư tưởng, cần nghiêm khắc xử lý

về mặt hành chính các hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn để ngăn ngừa họ tiếp tục vi phạm và có thể trở thành người phạm tội. Kiên quyết xử lý về hình sự những người có hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác để giáo dục, phòng ngừa chung và động viên quần chúng tích cực tham gia cuộc đấu tranh này.

Trong xử lý hành chính và hình sự, cần tăng cường sự phối hợp, hợp đồng chiến đấu giữa các lực lượng Công an, Tư pháp, Viện Kiểm sát, Tòa án để tạo thành sức mạnh chung.

Thứ tư, đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

cho sức khỏe của người khác phải trên cơ sở giải quyết tốt các vấn đề kinh tế, xã hội, nhất là vấn đề công ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo cho các vùng đặc biệt khó khăn.

Vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. Đây là Nghị quyết quan trọng, đề ra các chủ trương lớn, có tính đột phá nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách tư pháp; xây dựng cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Để cải cách tư pháp thực sự có kết quả, cần phải giải quyết đồng bộ với quyết tâm cao về tư tưởng, tổ chức, chính sách và phải thực hiện liên tục trong nhiều năm để đạt được mục tiêu nghiêm minh, công bằng, dân chủ

trong hoạt động tư pháp.

Triển khai Nghị quyết trên, Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế đã ra Nghị quyết số 12/ NQ -TU giao cho các cơ quan nội chính lập kế hoạch công tác thực hiện các nội dung có liên quan đến việc tổ chức cán bộ xây dựng đơn vị trong sạch vững

mạnh, cải cách hành chính tư pháp, tăng cường hoạt động có hiệu lực hiệu quả. Quán triệt các những quan điểm cơ bản nói trên, cũng như trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, các cơ quan bảo vệ pháp luật tại tỉnh Thừa Thiên Huế cần tiến hành các biện pháp được trình bày dưới đây.

3.3. Các giải pháp tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 58 - 61)